Nếu NewJeans ra đi, HYBE sẽ bị ảnh hưởng thế nào?
Thông tin BYD muốn xây nhà máy ở Việt Nam được công bố từ sau chuyến thăm của nhà sáng lập hãng, ông Wang Chuanfu, vào tháng 5.2023. Khi đó chưa có chi tiết về ngày bắt đầu hoặc quy mô đầu tư cho dự án.Tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được in năm 1978 ở NXB Tác phẩm mới. Đây là tập thơ đầu tay tôi viết suốt 5 năm ở chiến trường, từ lúc mới đặt chân lên Trường Sơn. Năm 1977 tôi được in tập trường ca đầu tiên Những người đi tới biển (NXB Quân đội Nhân dân). Cái viết trước lại được in sau, nhưng tôi vui lắm, vì tới năm 1978 tôi mới có hai tác phẩm này. Hồi đó, được in, được trả nhuận bút, là sướng lắm rồi.Nhưng năm 1978 tôi gặp một tai nạn giao thông rất nặng, phải nằm bệnh viện từ mùa thu năm 1978 tới mùa hè năm 1979. Chuyện tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được Hội đồng chấm giải thưởng Hội Nhà văn VN xem xét, tôi hoàn toàn không biết. Hồi đó, thông tin là điều ai cũng muốn mà không có.Mùa thu năm 1979, tôi rời Trại sáng tác Quân khu 5, từ Đà Nẵng chuyển về Quy Nhơn, từ anh chàng trung úy chuyển thành một cán bộ dân sự, tôi cũng chẳng có ý kiến gì. Trên vai một ba lô về Quy Nhơn, tôi tấp ngay vào căn phòng 12 m2 Báo Nghĩa Bình phân cho vợ tôi. Thế là có một gia đình, lại có nhà ở, dù nhà "nắng dột nắng mưa dột mưa" nhưng với vợ chồng tôi, thế cũng là quá ổn.Về Quy Nhơn ít ngày, tôi mới biết mình được giải thưởng Hội Nhà văn, do đọc báo thấy in tin này. Chỉ biết vậy thôi chứ cũng chưa biết thêm tin gì. Tôi vui, dĩ nhiên, nhưng niềm vui cũng không hề ồn ào, vui vậy thôi.Sau đó ít lâu tôi nhận được thư Hội Nhà văn thông báo chính thức mình được giải, đây là giải thường niên của Hội Nhà văn VN, nhưng được tổ chức xét thưởng và trao lần đầu. Có hai giải, giải thưởng thơ và giải thưởng văn xuôi. Tôi nhớ, có hai tác giả nhận giải văn xuôi, nhưng bây giờ không nhớ tên tác giả, vì đã 46 năm rồi còn gì.Nếu chỉ được nhận giải thưởng, cả nhận tiền thưởng, thì cũng chưa có chuyện gì đáng nói. Phải mấy năm sau, hình như vào năm 1982 - 1983 gì đó, nhà văn Nguyễn Thành Long, quê Quy Nhơn, ông về công tác và thăm mẹ mình, người mẹ tảo tần bán tạp hóa ở chợ Lớn Quy Nhơn, ông gặp và tới nhà tôi chơi, anh em tâm sự, ông kể tôi nghe, tôi mới biết chuyện. Thì ra, tôi có được giải thưởng này cũng không hề dễ dàng. Nhà văn Nguyễn Thành Long là thành viên Hội đồng chấm giải, từ sơ khảo tới chung khảo, nên "rành sáu câu" chuyện xét giải này. Ông kể, ở vòng chung khảo, tập thơ tôi đã may mắn lọt vào, nhưng bấp bênh lắm. Vì chỉ còn hai tập thơ, hai tác giả ở vòng cuối cùng này, và hai chọn một. Tôi phải đối đầu với một "cây đa cây đề" thơ Việt Nam, là nhà thơ Huy Cận.Ông Huy Cận có tập thơ Ngôi nhà giữa nắng in ở NXB Văn học năm 1978. Tôi thì chỉ có một dấu chân nhỏ bé qua trảng cỏ hoang dại, coi bộ chuyện này là "trứng chọi với đá" rồi. Tôi lúc ấy là nhà thơ trẻ, nếu bị "out" (loại) cũng là chuyện bình thường. Nhưng câu chuyện nhà văn Nguyễn Thành Long kể với tôi, sau đó ông đã viết thành sách, có một chi tiết không có trong sách của ông, tôi sẽ nói sau.Trong cuốn Chế Lan Viên - người làm vườn thế kỷ, ở bài Hai câu chuyện về Chế Lan Viên, nhà văn Nguyễn Thành Long viết: "Câu chuyện thứ hai thuộc về văn học, sự lựa chọn một trong hai tác phẩm về thơ của Thanh Thảo và Huy Cận (giải thưởng thơ thường niên của Hội Nhà văn VN năm 1979). Chế Lan Viên ở TP.HCM mới ra, hôm trước đã "xạc" tôi một trận không đúng phép tắc cho lắm: "Huy Cận dạy Thanh Thảo chứ Thanh Thảo dạy Huy Cận à?".Vấn đề này hôm sau chuyển vào cuộc họp. Xuân Diệu và Chế Lan Viên nói suốt buổi, Thanh Thảo có cơ mất giải thưởng. Đến phút quyết định, Chế Lan Viên cầm tập thơ của Thanh Thảo (Dấu chân qua trảng cỏ) đứng lên và nói: "Hãy khoan, những câu thơ như những câu này, Huy Cận không viết được thật, anh Xuân Diệu ạ". Xuân Diệu đang phản bác hăng hái, bỗng trở nên hiền lành hẳn. Xuân Diệu nói: "Mà tôi không hiểu sao cái cậu Thanh Thảo ấy làm được những câu thơ như thế mà không biết".Trong câu chuyện nói riêng với nhau, anh Nguyễn Thành Long còn kể tôi nghe chi tiết này: Khi cuộc tranh luận ở Hội đồng xét giải có vẻ "bất phân thắng bại", đột nhiên nhà thơ Chế Lan Viên đưa ra giải pháp: "Tôi đề nghị mỗi thành viên Hội đồng để hai tập thơ trước mặt, xin các anh mở bất kỳ một trang trong tập thơ Huy Cận và đọc to lên, sau đó mở bất kỳ một trang trong tập thơ Thanh Thảo và đọc, chúng ta sẽ có kết luận". Sau màn đối chất thơ vừa bất ngờ vừa thú vị này, cả Hội đồng xét giải thơ đã đi tới đồng thuận, rất nhẹ nhàng. Đó là sự lựa chọn vừa công bằng vừa nghiêm túc. Người có tác phẩm được chọn trao giải rất vui, mà người không được chọn cũng chẳng buồn.Phải nói, 46 năm trước, Hội đồng chấm giải thưởng văn học của Hội Nhà văn đã lựa chọn tác phẩm ở vòng chung khảo như vậy. Các hội đồng xét giải của Hội Nhà văn chúng ta bây giờ rất nên tham khảo cách xét chọn vừa vô tư vừa thú vị này, để "không ai bị bỏ lại phía sau", dù không nhận được giải thưởng.Sau khi nhận giải thưởng mấy năm, tới năm 1983, tôi mới được gặp trực tiếp nhà thơ Xuân Diệu. Cuộc gặp gỡ bên ly bia rất vui, từ đó cho tới cuối đời, nhà thơ Xuân Diệu coi tôi như một đứa em ruột. Ông rất thương tôi, và tôi thường đi với ông về vùng quê Tuy Phước là quê mẹ của Xuân Diệu.
Cây chết khô, nguy hiểm
Theo Cục Hàng không Việt Nam, năm 2024, hoạt động hàng không phục hồi tích cực, đặc biệt là vận tải hành khách quốc tế cũng như sản lượng vận chuyển hàng hóa. Cao điểm là dịp tết Nguyên đán 2025 vừa qua, ngành hàng không đã điều hành an toàn 25.328 chuyến bay với trên 2,5 triệu hành khách, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2024.Năm 2024, đoàn Thanh sát an toàn hàng không toàn cầu USOAP của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã đánh giá năng lực đảm bảo an toàn của toàn ngành hàng không Việt Nam. Theo đó, điểm trung bình chỉ số thực hiện hiệu quả (EI) trong công tác đảm bảo an toàn của toàn ngành hàng không Việt Nam đạt 78,14%, tăng 12,58% so với năm 2016 (65,56%). Liên quan đến yếu tố an ninh an toàn, Hội đồng kiểm soát rủi ro an toàn hàng không (ASRMC) đã phân tích các nguyên nhân và nhấn mạnh yếu tố gây uy hiếp an toàn có nguyên nhân từ con người.Do đó, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện các giải pháp, khuyến cáo của Hội đồng ASRMC. Cụ thể, phải đảm bảo duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng nhân viên trong dây chuyền khai thác, tuân thủ thời gian làm nhiệm vụ nghỉ ngơi đối với tất cả nhân viên trong hệ thống. Triển khai hiệu quả công tác huấn luyện (huấn luyện ban đầu, định kỳ, nâng cao).Tăng cường kiểm tra giám sát nội bộ, nhận diện và đánh giá rủi ro nhằm kịp thời phát hiện tồn tại, hạn chế trong hệ thống, các yếu tố ảnh hướng đến an toàn (như chướng ngại vật tại cảng hàng không sân bay)...Các hãng hàng không, tổ chức bảo dưỡng máy bay hạn chế tối đa việc phê chuẩn các sai lệch hoặc kéo dài thời gian trì hoãn sửa chữa hỏng hóc liên quan đến lĩnh vực khai thác và bảo dưỡng máy bay. Đặc biệt, tăng cường rà soát vật phẩm có chứa pin lithium để khuyến cáo hành khách.Các cảng vụ hàng không tăng cường công tác kiểm tra giám sát an toàn khu bay, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm liên quan đến an toàn khai thác khu bay. Thanh tra cục xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm quy định an toàn.
Kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Tô Lâm cơ bản thống nhất với đề xuất của thường trực các tiểu ban và Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm đổi mới; đồng thời lưu ý tiếp tục tiếp thu các ý kiến để chỉnh sửa các dự thảo báo cáo theo hướng ngắn gọn.Trong đó, Tổng Bí thư lưu ý, cần đánh giá khái quát những vấn đề mang tầm chiến lược, nêu bật ý chí quyết tâm, khát vọng phát triển bứt phá vươn lên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân để hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao.Tổng Bí thư yêu cầu, các báo cáo phải viết theo hướng hành động và triển khai ngay vào thực tiễn để các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên có niềm tin và thấy rõ mục tiêu đặt ra là có cơ sở và thực hiện được. Tinh thần là ngay khi được thông qua, cả hệ thống chính trị sẽ triển khai ngay.Tổng Bí thư chỉ rõ, cần cập nhật, làm sâu sắc hơn các đánh giá về kết quả đạt được, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm 40 năm đổi mới trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng. Cùng đó là kết quả sắp xếp tinh gọn, tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị phản ánh rõ nét hơn kết quả phát triển kinh tế - xã hội nổi bật trong những năm cuối nhiệm kỳ Đại hội XIII. Tổng Bí thư yêu cầu việc này cần được thực hiện với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá những tồn tại, hạn chế, những điểm nghẽn, nút thắt nổi cộm trên các lĩnh vực.Tổng Bí thư lưu ý, phải đánh giá thật khách quan để định vị rõ chúng ta đang ở đâu, trình độ phát triển đang ở mức độ nào, có những giải pháp đúng để triển khai, không tô hồng thành tích nhưng cũng không bi quan chỉ thấy được tồn tại, hạn chế mà không đánh giá đúng thành tích kết quả.Bên cạnh đó, tiếp tục cập nhật bổ sung, đánh giá, phân tích dự báo chiến lược về bối cảnh quốc tế, xu hướng, nhất là những vấn đề mới có thể tác động trực tiếp đến nước ta cả trước mắt và lâu dài, để Đảng và Nhà nước có chiến lược, đối sách phù hợp…Tổng Bí thư nêu rõ, xuyên suốt các văn kiện phải bổ sung và nhấn mạnh vai trò then chốt của công tác xây dựng Đảng, khẳng định sự kiên định đường lối đổi mới. Đồng thời, phải thấy rõ Đảng đang gánh vác trọng trách lịch sử lãnh đạo đất nước bước vào kỷ nguyên mới với nhiều khó khăn, thách thức; đòi hỏi Đảng ta không ngừng nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, năng lực đổi mới, từng bước tự hoàn thiện mình để hoàn thành trọng trách lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.Nhấn mạnh thời gian không còn nhiều, Tổng Bí thư đề nghị, thường trực các tiểu ban chỉ đạo tổ biên tập chỉnh sửa, hoàn thiện, dành thời gian thỏa đáng, tập trung công sức, trí tuệ để hoàn thành công việc đạt chất lượng cao nhất và đúng tiến độ đề ra.
Những mùa vịt chạy đồng
Một học sinh đặt câu hỏi: "Em có nguyện vọng theo ngành điều dưỡng. Nhưng nghe nói ngành này học khó và ra trường làm rất vất vả?". Tiến sĩ điều dưỡng, dược sĩ Nguyễn Phương Tùng, Trưởng khoa Điều dưỡng và xét nghiệm Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết tất cả mọi ngành nghề trên thế gian, khi mang lại giá trị cho xã hội, chắc chắn phải trải qua quá trình rèn luyện vô cùng vất vả. Tất cả những gì chúng ta nhận được từ xã hội là những gì chúng ta đóng góp cho xã hội, từ đó xã hội mới hoàn trả cho chúng ta. "Không phải chỉ riêng ngành điều dưỡng mà tất cả những ngành thuộc khối ngành sức khỏe và tất cả ngành nghề khác đang từng ngày đóng góp vào cuộc sống của con người đều là những ngành học vất vả. Đặc biệt nếu như muốn có thu nhập tốt cho tương lai phù hợp thì chắc chắn càng phải đầu tư mức độ vất vả cao hơn" - TS Nguyễn Phương Tùng chia sẻ.