Bãi xà bần tràn lan trên vỉa hè
Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn lớn như suy giảm tăng trưởng, áp lực lãi suất cao và sự cạnh tranh gay gắt trong ngành ngân hàng. Trong bối cảnh này, Eximbank không chỉ giữ vững sự ổn định mà còn vươn lên bứt phá với những kết quả kinh doanh nổi bật. Lợi nhuận đạt 4.188 tỉ đồng, tăng 54% so với năm 2023. Tổng tài sản tăng trưởng 18,9%, đạt 239.532 tỉ đồng. Dư nợ cấp tín dụng tăng 19,72%. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 110,1% so với năm 2023, đạt 1.080 tỉ đồng, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 38,7%, đạt 674 tỉ đồng. Đặc biệt, ngân hàng kiểm soát tốt các chỉ số an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn duy trì quanh mức 24% - 25%, thấp hơn so với mức giới hạn của NHNN tối đa 30%; tỷ lệ LDR duy trì quanh mức 82% - 84% so với quy định NHNN là 85%; tỷ lệ an toàn vốn CAR dao động quanh ngưỡng 12%-13%, cao hơn mức quy định của NHNN là 8%.Những con số này khẳng định chiến lược quản trị đúng đắn, khả năng thích ứng linh hoạt và sự cam kết mạnh mẽ của Eximbank trong việc phục vụ khách hàng. Ngân hàng đã tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, tập trung cơ cấu danh mục cho vay theo hướng an toàn và hiệu quả, đặc biệt ở các phân khúc khách hàng SME, cá nhân, và các nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Đồng thời, Eximbank chủ động khai thác cơ hội từ thị trường mới và thị trường ngách, nơi ngân hàng có lợi thế cạnh tranh, và đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn thu, đặc biệt từ các hoạt động phi tín dụng như dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối, vàng và xử lý nợ xấu hiệu quả. Những giải pháp này không chỉ tăng cường sự ổn định trong hoạt động kinh doanh mà còn giúp ngân hàng duy trì vị thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc quản lý chặt chẽ chi phí vận hành và ứng dụng công nghệ hiện đại đã góp phần cải thiện hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực phục vụ khách hàng.Sự nỗ lực đồng lòng của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên đã giúp Eximbank không chỉ vượt qua khó khăn mà còn củng cố niềm tin từ khách hàng, đối tác và cổ đông. Đây là minh chứng rõ ràng cho chiến lược phát triển bền vững mà ngân hàng kiên định theo đuổi.Một trong những dấu mốc đáng chú ý của Eximbank trong năm 2024 là được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng vốn điều lệ lên 18.688 tỉ đồng. Đây là bước tiến quan trọng, giúp ngân hàng củng cố năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vốn theo thông lệ quốc tế.Trong năm 2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tăng hạn mức tài trợ thương mại lên 115 triệu USD, khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế, đồng thời mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế. Đặc biệt, Eximbank đã thành công gọi vốn quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu cấp 1 theo hình thức riêng lẻ, kỳ hạn 5 năm và không có tài sản đảm bảo. Thành công này tiếp tục khẳng định sự tin tưởng của nhà đầu tư vào sự minh bạch, năng lực tài chính, khả năng quản trị, cũng như chiến lược phát triển dài hạn của Eximbank.Ngoài ra, năm 2024 Eximbank còn được ghi nhận với hàng loạt giải thưởng danh giá như: "Chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc - STP Award" do các ngân hàng đối tác hàng đầu thế giới trao tặng gồm: Bank of New York Mellon, Wells Fargo và JP Morgan; Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á - Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024; Giải thưởng Sao Khuê 2024 - về lĩnh vực ngân hàng số; Giải thưởng Sản phẩm Công nghệ và Chuyển đổi số tiêu biểu 2024; Top 10 Doanh nghiệp tiên phong triển khai Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024...Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập, Eximbank tự hào nhìn lại chặng đường đã qua, nơi những nỗ lực không ngừng nghỉ, sự đổi mới sáng tạo và bản lĩnh vững vàng của tập thể lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ nhân viên đã giúp ngân hàng vượt qua thử thách, vươn tới thành công. Với những thành tựu đã đạt được, Eximbank tiếp tục khẳng định cam kết đồng hành và phát triển bền vững cùng khách hàng, cổ đông, đối tác, vững bước trên con đường chinh phục những mục tiêu mới, hướng tới tương lai thịnh vượng.Dr.Thanh đón khách từ mờ sáng mùng 1
Và có một bất ngờ nữa là vì trước đó ở giải Futsal HDBank Vô địch Quốc gia (VĐQG), đội bóng số 1 Việt Nam trong nhiều năm qua Thái Sơn Nam cũng không thể bảo vệ được ngôi vương sau 6 lần vô địch liên tiếp khi để CLB Sahako vượt qua một cách đầy thuyết phục.
Chuyện về doanh nghiệp Việt bán “rác thải nhựa” vào Mỹ, EU
Ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế), cho biết, Cục Dân số đã tham mưu Bộ Y tế trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng luật Dân số và dự thảo luật Dân số, có đề xuất 3 nhóm chính sách lớn là: duy trì mức sinh thay thế; giảm mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; nâng cao chất lượng dân số.Trong đó, với chính sách duy trì mức sinh thay thế, dự thảo luật đề xuất quy định, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền quyết định bình đẳng, tự nguyện trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng.Đồng thời, dự thảo luật cũng đề xuất cho phép lao động nữ khi sinh con thứ 2 được kéo dài thời gian nghỉ thai sản 7 tháng thay vì 6 tháng; tạo điều kiện cho phụ nữ sinh đủ 2 con ở các khu công nghiệp, khu chế xuất và các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp được hỗ trợ thuê, mua nhà ở xã hội. Theo ông Dũng, trước đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 nhằm duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc, ngăn chặn xu hướng mức sinh giảm tại một số tỉnh, thành.Trong đó đã đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, trong đó khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi…Đồng thời, xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp với các gia đình nuôi con nhỏ như các dịch vụ thân thiện với người lao động: đưa, đón trẻ, trông trẻ, ngân hàng sữa mẹ, bác sĩ gia đình... Quy hoạch, xây dựng các điểm trông, giữ trẻ, nhà mẫu giáo phù hợp với điều kiện của bà mẹ, nhất là các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị.Bên cạnh đó, hỗ trợ phụ nữ khi mang thai, sinh con như tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bao gồm sàng lọc vô sinh, sàng lọc trước sinh và sau sinh, phòng chống suy dinh dưỡng; tạo điều kiện trở lại nơi làm việc cho phụ nữ sau khi sinh con...Đồng thời có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con: mua nhà ở xã hội, thuê nhà ở; ưu tiên vào các trường công lập, hỗ trợ chi phí giáo dục trẻ em; xây dựng mô hình quản lý, phát triển kinh tế gia đình.Theo Bộ Y tế, mức sinh tại Việt Nam liên tục giảm trong các năm gần đây, xuống dưới mức sinh thay thế (từ 2,11 con/phụ nữ năm 2021 còn 1,96 con/phụ nữ), và dự báo tiếp tục giảm nếu không can thiệp hiệu quả.
Sáng 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ. Nhấn mạnh "ấn tượng và xúc động", Tổng Bí thư đánh giá, chúng ta đã hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2024 trong hoàn cảnh đầy "sóng to, gió lớn", thậm chí có thời điểm "bão tố" ở cả bình diện quốc gia, khu vực và quốc tế. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%, cao nhất khu vực và thế giới.Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương các thành phố lớn luôn giữ vị trí tốp đầu đóng góp vào tăng trưởng như TP.HCM, Hà Nội và các địa phương mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vào tốp đầu về các chỉ số tăng trưởng, giải ngân vốn đầu tư công, thu ngân sách."Đất nước giàu mạnh thì người dân phải được thụ hưởng thành quả này. Không chỉ có mục tiêu tăng trưởng mà làm sao phải nâng cao đời sống của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau", Tổng Bí thư nêu rõ. Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - đây là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Do đó, cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế. Theo Tổng Bí thư, việc tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ là cắt giảm mà còn đòi hỏi cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, minh bạch hóa, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hành chính, kinh tế, tài chính ngân sách, quản lý tài nguyên. Tôi mong muốn các lãnh đạo, từng cán bộ, đảng viên và công chức, viên chức sẽ thấm nhuần tư tưởng trung tâm "kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc". Coi đây là kim chỉ nam cho mọi hành động, quyết sách và là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp phát triển đất nước trong giai đoạn tới.Đồng thời, cần tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tự lực và trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu. Bỏ tư duy "không quản được thì cấm", đề cao phương pháp "quản lý theo kết quả", đổi mới phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", tạo không gian mới và động lực phát triển.Tư duy đổi mới cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của cán bộ quản lý các cấp. Nhanh chóng khắc phục những chồng chéo, bất cập trong hệ thống hiện hành, tạo nền tảng pháp lý ổn định, dễ tuân thủ. Một vấn đề, một nội dung chỉ quy định tại một luật; doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm.Cơ quan Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Theo đó, cần ưu tiên xây dựng hành lang pháp lý cho những mô hình kinh tế mới và thực thi hiệu lực, hiệu quả pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ để khuyến khích sự sáng tạo trong xã hội. Theo Tổng Bí thư, khả năng đạt tăng trưởng hai con số trong tương lai phụ thuộc nhiều vào quá trình đổi mới phát triển kinh tế.Tổng Bí thư cũng lưu ý ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát là mục tiêu then chốt theo phương châm "phát triển để ổn định - ổn định để phát triển".Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, theo Tổng Bí thư, cần coi trọng chất lượng tăng trưởng và phấn đấu tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Theo đó, cần đẩy mạnh đột phá về thể chế, đề cao nguyên tắc thị trường trong huy động và phân bổ nguồn lực, đồng thời loại bỏ cơ chế "xin - cho" và tư duy bao cấp.Cần cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy vai trò động lực quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Thực hiện chính sách "khoán tăng trưởng" cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương đi kèm với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền...Đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược như 3.000 km đường bộ cao tốc, hơn 1.000 km đường bộ ven biển và khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Ban hành và lộ trình thực thi giải pháp giảm ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn gồm Hà Nội và TP.HCM.Đặc biệt, Tổng Bí thư cũng đưa ra các câu hỏi gợi mở về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng". "Điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật? Tại sao chưa đưa ra các chỉ tiêu tạo ra việc làm mới cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực?", Tổng Bí thư đặt vấn đề.Theo Tổng Bí thư, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó. Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm?"Mọi cơ hội đang đến với chúng ta phải được nắm bắt kịp thời, bởi nếu để vuột mất cơ hội, chúng ta sẽ có lỗi với lịch sử và với nhân dân", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
TP.HCM hôm nay nắng nóng từ 12 - 16 giờ: Người dân cần lưu ý gì?
Tham dự chương trình, về phía Vietcombank có ông Lê Hoàng Tùng, Phó tổng giám đốc; bà Phùng Nguyễn Hải Yến, Phó tổng giám đốc; bà La Thị Hồng Minh, kế toán trưởng cùng đại diện các phòng/ban/đơn vị và đại diện Ban Giám đốc Vietcombank Hưng Yên, Phố Hiến.Về phía lãnh đạo thị xã Mỹ Hào có bà Trần Thị Thanh Thủy, Ủy viên BTV Tỉnh ủy Hưng Yên, Bí thư Thị ủy; ông Lê Quang Hiến, Phó bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã.Tại chương trình, ông Lê Quang Hiến cho biết các hộ nghèo và khó khăn trên địa bàn ngày càng giảm dần nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự chung tay của các doanh nghiệp, đặc biệt là Vietcombank.Theo lời hiệu triệu của Thủ tướng, Vietcombank cùng cộng đồng xã hội và doanh nghiệp chung sức, đồng lòng, tăng tốc, bứt phá hơn nữa trong việc chung tay xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để mọi người dân được sống trong ấm no, hạnh phúc. Việc tham gia tích cực vào các chương trình an sinh xã hội không chỉ thể hiện trách nhiệm của Vietcombank đối với cộng đồng mà còn là nguyện vọng chung của toàn thể cán bộ, nhân viên, nhằm hướng tới một ngân hàng xanh phát triển bền vững vì cộng đồng.