Nữ sinh Phú Yên chinh phục học bổng Mỹ: 'Đi để trân trọng hành trình trở về'
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".Thi công ì ạch làm khổ dân
Đáp lại sự yêu thương của người hâm mộ, Hiền Thục trình làng 2 MV Sau này và Ngày này năm ấy ngay mùng 1 tết. Đây là sản phẩm âm nhạc được nữ ca sĩ cùng ê kíp lên ý tưởng từ trước, thực hiện kỹ càng và “để dành” ra mắt đúng ngày đầu năm như một món quà gửi tặng những người yêu mến mình. Cả 2 ca khúc được Hiền Thục phát hành có giai điệu êm đềm, đúng với phong cách của nữ ca sĩ trong mắt người hâm mộ. Sản phẩm có sự xuất hiện đặc biệt của Bờm - chú chó nhỏ là người bạn đồng hành của giọng ca 8X. Thông qua MV, Hiền Thục mong muốn giới thiệu đến công chúng vẻ đẹp của đất nước. “Dù chỉ là cánh rừng thông, biển hoa vàng hay đơn giản là biển xanh, cát trắng nhưng đều thấm phong vị riêng mà chỉ ở Việt Nam mới có… Đây là điều mà Hiền Thục muốn nhắn gửi tới những khán giả của mình”, nữ ca sĩ nhấn mạnh.Với MV Sau này, nữ ca sĩ lột tả những cảnh đẹp tại hòn đảo Phú Quý. Bên cạnh những cung đường thoáng đãng, với tiếng sóng vỗ rì rào…, cô và ê kíp còn tái hiện cuộc sống bình yên của người dân địa phương trong sản phẩm âm nhạc mới.Còn với Ngày này năm ấy, giọng ca 8X chọn Đà Lạt để ghi hình, truyền tải thông điệp: “Trong cuộc đời cần có những khoảnh khắc, những sự kiện để giúp mỗi người trưởng thành, có thêm những khoảng an yên đối mặt với tương lai rộng dài phía trước”. Hiền Thục nói lý do chọn ngày đầu năm để ra mắt MV vì mong muốn mang đến khởi đầu mới tốt đẹp cho mọi người. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm để cô bắt đầu cho một chuỗi dự án dài, là dịp để khởi sắc cho cảm xúc âm nhạc bấy lâu. Nói về việc im ắng thời gian qua, cô bày tỏ: "Tôi vẫn đi hát, vì hát là lẽ sống, chỉ là tôi chọn bình lặng hơn...".
Những tấm lòng vàng 31.8.2022
Sinh sống ở Bỉ từ lâu nhưng với nghệ sĩ độc lập Quynh Iris Nguyen - de Prelle (người sáng lập IVB - Trung tâm Liên văn hóa Việt Nam và Thái Bình Dương tại Brussels), tết vẫn là khoảng thời gian tuyệt vời. Chia sẻ với Thanh Niên, chị cho biết trong nhiều năm qua, chị đã tổ chức triển lãm Tết Việt online với rất nhiều hình ảnh về Tết qua sắp đặt mâm quả và trang trí Tết. Cả gia đình chị cùng nấu bánh chưng cùng những anh chị em người Việt ở Bỉ. "Tôi cùng các anh chị em trong Tổng hội người Việt Nam tại Bỉ tổ chức và gói bánh, làm bánh, mọi khâu chuẩn bị và sau đó thì ba bố con là thành viên tích cực nấu bánh và trông nồi bánh".Chị còn có một nhóm "Triết học của Tết" để gìn giữ hình ảnh Tết Việt khi xa nhà, xa quê hương Việt Nam trong nhiều năm. "Trong ký ức của tôi, Tết Việt là một triết học và tư tưởng của người Việt về sự đoàn kết, xum họp gia đình, là sự gắn kết tuyệt đẹp nhất của mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. Đến tết là vui, là mong ước hạnh phúc. Là chợ hoa, là ẩm thực Tết không thể thiếu bánh chưng. Bố mẹ tôi ở Việt Nam bây giờ đã nghỉ hưu vẫn làm bánh chưng mỗi khi tết về để con cháu từ xa nhìn được không khí tết ấy trong suốt hơn 40 hiện hữu của tôi cùng gia đình", chị hào hứng nói.Ở Bỉ, chị cũng đồ xôi nếp và không thể thiếu bánh chưng, giò chả và hoa quả Tết. Các bạn nhỏ trong nhà cùng chuẩn bị tết với cha mẹ và háo hức kể chuyện, vẽ tranh tặng ông bà hay đơn giản là thưởng thức mứt dừa ngày tết như thủa nhỏ ở Việt Nam. "Chờ đón giao thừa cả tết tây và tết ta là khoảnh khắc bên gia đình ở đây hay sự kết nối với cha mẹ và gia đình ở Việt Nam là giờ khắc luôn thiêng liêng với tôi. Tết là nhà là quê hương dù bất cứ nơi đâu". Cũng giống như chị Quỳnh Iris, chị Ngô Đỗ Thu Hường (tên tiếng Anh là Helen) - đồng sáng lập dự án Kênh Việt Happiness Station, đang sinh sống và làm việc tại Bỉ. Khi nói về Tết nguyên đán, chị khẳng định với bản thân và nhiều người, đó là món ăn tinh thần không thể thiếu vào những dịp cuối năm và mở đầu cho một năm mới, là dịp lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Đây là dịp người người nhà nhà được nghỉ lễ nhiều để "trở về" nhà, về với cội nguồn. Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn trở về bên gia đình, tổ tiên, để cùng đi sắm tết, sang sửa - trang trí nhà cửa, nhau quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa. Theo chị Helen, tết cũng là dịp gieo niệm lành, tưởng nhớ đến công lao của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất trong gia đình, dòng họ, đất nước... "Hồi xưa, chuẩn bị dịp lễ tết, tôi thường được bố mẹ dẫn đi tảo mộ, thắp hương, xếp mâm ngũ quả, sắm cành đào quất, làm mâm cỗ để cúng tất niên... Sang châu Âu rồi, ngày tết của dân tộc thì lại không rơi vào ngày nghỉ ở bên này, nên tôi và gia đình vẫn đi làm, đi học như một ngày bình thường. Dù vậy tôi cũng rất háo hức mong chờ như trẻ thơ, mình cũng dành thời gian gọi điện về hỏi thăm bố mẹ, gia đình họ hàng nội ngoại. Những ngày giáp tết và tết thường gọi về nhiều hơn, nhớ quê, nhiều cảm giác đi sắm tết tất bật, vui vẻ, rộn ràng quên mệt nhọc. Khi gọi điện về, bố mẹ tôi thường kể và quay cảnh ở quê: cảnh bố mẹ sắm tết năm nay có gì, cảnh bố mẹ nấu bánh chưng, khoe bàn thờ. Khi giao thừa về nhà tôi như 1 cầu truyền hình nối Việt Nam với châu Âu, bố mẹ và các con cháu trao nhau những lời chúc", chị Helen chia sẻ với Thanh Niên.Chị Helen cũng thường cùng mọi người tổ chức gói bánh chưng và tổ chức tết cho các gia đình anh chị em xa nhà, rất vui và ý nghĩa, các chị lập nhóm với một cái tên rất thân thương "Hội nghiện ăn tết". Lúc tổ chức tết thì cũng mỗi người một việc, người nấu ăn - người phụ trách trang trí, dọn dẹp rồi mặc áo dài, chụp hình... tổ chức hoạt động cho các bé lên hát các bài về tết, về xuân, chúc mọi người và nhận lì xì. Các chị em rục rịch chuẩn bị tết từ hàng tuần trước đó, rất sôi nổi... còn sau tết thì dư âm vẫn còn đọng lại nhiều ngày sau đó.
Anh Sơn Sô Phi cho biết anh luôn tâm niệm trách nhiệm của một cán bộ đoàn không chỉ là tổ chức các phong trào thanh niên mà còn phải gắn kết, đồng hành cùng người dân trong những hoạt động mang ý nghĩa thiết thực. Vì vậy, khi phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát được triển khai, anh đã nhanh chóng thành lập đội thanh niên tình nguyện gồm 15 đoàn viên tham gia hỗ trợ người dân.Địa bàn P.2, TX.Vĩnh Châu có đến 330 hộ nghèo và cận nghèo cần hỗ trợ xây dựng nhà ở. Từ thực tế đó, anh Phi tích cực kêu gọi nguồn lực, vận động nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí và cùng đoàn viên, thanh niên tham gia quá trình xây dựng, như tháo dỡ nhà cũ, vận chuyển vật liệu, san lấp nền…Với tinh thần xung kích và trách nhiệm của tuổi trẻ, đội tình nguyện do anh Phi thành lập trở thành lực lượng nòng cốt ở địa phương, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng những căn nhà kiên cố cho người dân. Từ khi phong trào được triển khai đến nay, đội đã hỗ trợ xây dựng 34 căn nhà cho các hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở.Chia sẻ về hoạt động ý nghĩa này, anh Phi nói: "Đây không chỉ là sự hỗ trợ về vật chất mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của tuổi trẻ đối với cộng đồng. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực vận động thêm nhiều nguồn lực để giúp nhiều hộ dân nữa có nơi ở ổn định".Đối với anh Phi và các thanh niên tình nguyện, phần thưởng lớn nhất chính là niềm vui của những hộ dân được giúp đỡ. Ngôi nhà khang trang không chỉ là nơi che mưa che nắng, mà còn là biểu tượng của sự sẻ chia, mang đến niềm vui, hy vọng. Anh Thạch Sức (27 tuổi), thành viên tham gia phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát, chia sẻ: "Tôi hỗ trợ ngày công lao động xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ dân tại địa phương. Thấy các cô chú hạnh phúc khi có căn nhà tươm tất, tôi vui lắm".Gia đình thuộc hộ cận nghèo ở địa phương, bà Tăng Soi (70 tuổi) được hỗ trợ căn nhà mới. Bà vui mừng nói: "Tôi tuổi cao, khó làm được các công việc nặng nhọc. May nhờ có các cháu đoàn viên, thanh niên đến hỗ trợ di dời đồ đạc để cất nhà mới, tôi rất vui và biết ơn các cháu".Tương tự, bà Lâm Thị Pó (74 tuổi) chia sẻ: "Gia đình nghèo nên có mơ tôi cũng không dám nghĩ đến việc có tiền để sửa chữa căn nhà bị dột nát. Nhờ các cháu thanh niên tình nguyện đến hỗ trợ sửa chữa, tôi có được căn nhà không bị gió lùa, mưa tạt. Tôi mừng rớt nước mắt".Anh Sơn Sô Phi còn tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa khác như "Ngày thứ bảy tình nguyện", "Chủ nhật xanh", vận động đoàn viên tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường, sửa chữa đường giao thông nông thôn, giúp đỡ gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Anh cũng là tấm gương điển hình trong phong trào hiến máu tình nguyện với trên 20 lần hiến máu.
Khối ngành thiết kế-kiến trúc-mỹ thuật liệu có bị AI thay thế?
Xem nhanh 12h ngày 7.2.2025 có những nội dung chính sau:Câu chuyện người đàn ông ở Trà Vinh làm rách 2 tờ vé số độc đắc khiến nhiều người tiếc nuối những ngày đầu năm. Và bản thân chủ nhân 2 tờ vé số là người tiếc nuối nhất. Theo thông tin trên Báo Dân Trí, người này cho biết dù còn rất buồn nhưng tinh thần đã ổn định để tiếp tục công việc. Người đàn ông là con út trong gia đình có 8 anh chị em, hiện đang độc thân và sống cùng nhà với mẹ và chị gái. Từ số tiền được những người trúng số san sẻ, ông dự định sẽ mua một nền nhà để ra ở riêng và qua tháng 2 sẽ đi Phú Quốc làm phụ hồ để kiếm sống. Mùng 10 tháng giêng - thời điểm mà nhiều người tin rằng mua vàng sẽ mang lại may mắn, tài lộc cho cả năm. Vì vậy, các tiệm vàng những ngày qua và sáng nay khá đông đúc, thậm chí có nơi khách xếp hàng từ sáng sớm để mong sở hữu một chỉ vàng lấy hên.Mùng 10 tháng giêng được nhiều người gọi là ngày vía Thần tài, nhưng liệu Thần Thổ địa – vị thần cai quản đất đai, nhà cửa có dần bị quên lãng khi tục thờ Thần tài ngày càng phổ biến? Và vì sao việc mua vàng lấy hên lại trở thành một nét quen thuộc trong ngày này?Thị trường vàng sôi động và nhiều biến động trong vài ngày qua để chờ đợi ngày vía Thần tài, bên cạnh đó cũng chịu ảnh hưởng từ giá vàng trên thế giới. Chiều mùng 9 giá vàng trong nước bất ngờ giảm mạnh, vậy còn sáng nay thì như thế nào, kính mời quý vị cùng theo dõi trong chuyên mục Biến động vàng.'Mùng 10 tháng giêng' trước đây và hiện tại: Thần Thổ địa có bị quên lãng?Tất cả sẽ có trong bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Xem nhanh 12h của Báo Thanh Niên sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 8.2.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.