Masan đạt doanh thu hơn 57.000 tỉ đồng sau 9 tháng
Chiều 1.3, tại Công an Hà Nội, Bộ Công an tổ chức lễ thông báo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Tại buổi lễ, đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã công bố quyết định số 397/QĐ-TTg ngày 25.2 của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an Hà Nội, giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.Cũng tại buổi lễ, thiếu tướng Phạm Quang Tuyển, Phó cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, đã thông báo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc giao thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an Hà Nội, điều hành Công an Hà Nội.Trao quyết định, đại tướng Lương Tam Quang đánh giá cao những thành tích, sự đóng góp của trung tướng Nguyễn Hải Trung đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và xây dựng lực lượng công an thủ đô ngày càng trong sạch, vững mạnh... Đại tướng Lương Tam Quang đề nghị trên cương vị mới, trung tướng Nguyễn Hải Trung tiếp tục phát huy kiến thức, năng lực, sở trường, kinh nghiệm công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung bày tỏ vinh dự khi được nhận nhiệm vụ mới. Trung tướng Nguyễn Hải Trung mong muốn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, phối hợp của lãnh đạo và các đơn vị của Bộ Dân tộc và Tôn giáo để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Thứ trưởng Nguyễn Hải Trung sinh năm 1968, tại H.Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Trước khi được điều động, bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, ông Nguyễn Hải Trung từng giữ chức Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an; Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an nhân dân, Bộ Công an; Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa; Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an T.Ư; từ tháng 7.2020 đến nay là Giám đốc Công an Hà Nội.Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng sinh năm 1968, tại H.Văn Giang, Hưng Yên. Trước khi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Công an Hà Nội, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng là Trưởng công an Q.Bắc Từ Liêm (Hà Nội).Cận cảnh túi Lady Cloud từ đá thạch anh của Tia-Thủy Nguyễn dành cho Dior
Hiện giá cà phê đã tăng quá nhanh và đạt mức cao chưa từng có trong lịch sử nhưng lượng hàng giao dịch rất ít do nguồn cung đang khan hiếm nặng. Ngoài ra, tình hình nắng nóng và khô hạn nghiêm trọng khiến nhiều vườn cà phê ở khu vực Tây nguyên bị chết khô. Trong khi đó, khu vực này vẫn phải chịu nắng nóng kéo dài thêm khoảng một tháng nữa mới bắt đầu vào mùa mưa. Điều này khiến các nhà xuất khẩu ở Việt Nam và nhập khẩu trên thế giới vô cùng lo lắng cho nguồn cung năm sau, đẩy giá cà phê tăng mạnh.
Đi du lịch có nên mua vàng?
Trong năm 2024, từng có thời điểm ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước liên tục bị xe nhập khẩu vượt mặt về doanh số trong nhiều tháng liền. Tuy nhiên, từ tháng 9.2024 khi Chính phủ áp dụng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP, lượng tiêu thụ ô tô "nội" đã có sự tăng trưởng đáng kể.Theo số liệu từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong năm 2024 lượng tiêu thụ ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước của các thành viên VAMA đạt 172.730 xe các loại, giảm khoảng 5% so với năm 2023. Tuy nhiên, số liệu này chưa bao gồm doanh số bán ô tô Hyundai lắp ráp, sản xuất trong nước do TC Motor phân phối (đạt gần 57.000 xe) cũng như doanh số ô tô điện VinFast (đạt hơn 87.000 xe). Thực tế, nếu cộng cả doanh số bán xe của hai thương hiệu này, trong năm 2024 người Việt đã mua sắm tổng cộng hơn 317.000 xe ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước.Chính sách ưu đãi từ Chính phủ cùng với chương trình khuyến mãi, giảm giá từ các nhà phân phối thu hút khách mua ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước. Doanh số bán nhiều mẫu mã theo đó cũng được cải thiện đáng kể. Dưới đây là danh sách 5 ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước bán chạy nhất thị trường Việt Nam trong năm 2024:
Ngày 4.2, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định thông tin, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, vừa ký văn bản gửi Bộ Quốc phòng, Quân chủng Phòng không - Không quân về việc đề nghị bàn giao mặt bằng đất quốc phòng với diện tích hơn 109 ha để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại sân bay Phù Cát.Trong đó, diện tích đất xây dựng đường cất hạ cánh số 2 khoảng 75,7 ha, đất xây dựng các đường lăn nối gần 29,4 ha và đất xây dựng đường công vụ khoảng 4,3 ha.Theo UBND tỉnh Bình Định, sân bay Phù Cát được xây dựng từ những năm 1960 - 1970. Từ sau năm 1975, sân bay Phù Cát được sử dụng là căn cứ của Không quân Việt Nam, phần lớn đất đai do Bộ Quốc phòng quản lý.Năm 1985, sân bay Phù Cát bắt đầu khai thác hoạt động hàng không dân dụng và trở thành Cảng hàng không Phù Cát. Cảng hàng không Phù Cát có 1 đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng, hiện là tài sản thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.Sau khoảng 60 năm sử dụng (vượt gần 3 lần tuổi thọ thiết kế), hầu hết các tấm bê tông đã bị nứt, nguy cơ phát sinh mảnh vỡ gây mất an toàn khai thác, đồng thời sức chịu tải thấp dẫn đến chỉ đảm bảo khai thác giảm tải các loại tàu bay như A320/321 và tương đương.Theo ông Phạm Anh Tuấn, với tình trạng nêu trên, rất cần thiết phải thực hiện việc đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh này. Tuy nhiên, do đây là đường cất hạ cánh bằng bê tông xi măng nên để tiến hành sửa chữa, cải tạo, nâng cấp phải đóng cửa cảng hàng không trong thời gian khá dài, dự kiến từ 10 - 12 tháng, với kinh phí đầu tư xây dựng khoảng 1.400 tỉ đồng."Việc đóng cửa Cảng hàng không Phù Cát sẽ không đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị quân đội, ảnh hưởng lớn đến việc khai thác đường bay dân dụng, trực tiếp là các hoạt động thu hút đầu tư, du lịch... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định", ông Tuấn nói.Để phát huy hiệu quả những lợi thế về vị trí và các tiềm năng sẵn có, cảng hàng không Phù Cát cần được ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại, bền vững, xứng đáng với vị thế, vai trò là cảng hàng không quốc nội có các tuyến bay quốc tế; là sân bay chính trong hệ thống phòng thủ quốc phòng, là căn cứ quân sự quan trọng trong hệ thống phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, góp phần tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh Bình Định và vùng trọng điểm kinh tế miền Trung - Tây nguyên.Khi lập quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ GTVT đã thống nhất với Bộ Quốc phòng phương án quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT đã phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.Nhằm đảm bảo khai thác hàng không dân dụng an toàn, hiệu quả, giữ được đường cất hạ cánh số 1 luôn sẵn sàng phục vụ chiến đấu của các đơn vị quân đội, đường cất hạ cánh số 2 cũng sẵn sàng phục vụ các đơn vị quân đội khi có nhu cầu, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai đầu tư xây dựng ngay đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.Bộ Quốc phòng cũng đã thống nhất về chủ trương đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Phù Cát. Đồng thời, Chính phủ đã có văn bản giao cho UBND tỉnh Bình Định là cơ quan chủ quản đầu tư dự án xây dựng đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát.Hiện UBND tỉnh Bình Định đang triển khai các thủ tục pháp lý đầu tư xây dựng để triển khai đầu tư xây dựng dự án đường cất hạ cánh số 2 và các công trình đồng bộ tại khu bay Cảng hàng không Phù Cát.
Thiếu cống thoát, nước mưa và bùn đất tràn vào nhà dân
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, cùng chủ trì hội nghị.Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, hội nghị được tổ chức nhằm rà soát các công việc chuẩn bị cho kỳ họp bất thường thứ 9, bảo đảm chất lượng, tiến độ các nội dung trình Quốc hội; tạo sự đồng thuận cao nhất trong quyết định các nội dung kỳ họp và công tác nhân sự.Theo Chủ tịch Quốc hội, trong bối cảnh T.Ư và địa phương đang tiến hành tổng kết Nghị quyết số 18, sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội đã hết sức nỗ lực, làm việc ngày đêm với tinh thần, trách nhiệm rất cao, phối hợp chặt chẽ trong chuẩn bị các nội dung.Ngày 5.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp, cho ý kiến về một số dự án luật, dự thảo nghị quyết và cơ bản thống nhất cao với các nội dung được cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra báo cáo.Chủ tịch Quốc hội cũng nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về sự phối hợp giữa Chính phủ và Quốc hội phải tạo sự thống nhất để tháo gỡ những điểm nghẽn, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị.Nhấn mạnh tinh thần là tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm, tập trung cao độ cho sự phát triển của đất nước, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phát huy kinh nghiệm, cách làm của các kỳ họp Quốc hội gần đây để tổ chức thành công kỳ họp bất thường thứ 9."Hai bên đã phối hợp rất tốt thì nay phải tốt hơn nữa; đã chân thành, trách nhiệm cao rồi, nay phải chân thành, trách nhiệm cao hơn nữa vì sự phát triển của đất nước", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc tổ chức kỳ họp bất thường thể hiện rõ tinh thần khi có vấn đề thực tiễn phát sinh phải giải quyết và giải quyết đến cùng, có hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.Về sửa đổi các luật liên quan đến tổ chức bộ máy, Thủ tướng nêu rõ, tinh gọn bộ máy là chủ trương lớn, đã được thực hiện nhiều năm qua nhưng lần này quyết liệt hơn, đúng với tinh thần là cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị. Do đó, có những vấn đề về luật pháp cần phải sửa đổi, quán triệt tinh thần của T.Ư là "vướng đâu thì sửa đấy".Về vấn đề kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho biết, qua rà soát cho thấy, khó khăn nhất là tăng trưởng. Việc đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng của 5 năm 2021 - 2026, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo 2026 - 2030... Do đó, phải ưu tiên tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, khơi thông nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tiếp tục quán triệt nguyên tắc xây dựng pháp luật với tinh thần phân cấp, phân quyền tối đa, "cấp nào hiểu rõ nhất thì cấp đó quản". Việc phân cấp, ủy quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực để nâng cao năng lực thực thi, tăng cường giám sát, kiểm tra. Bên cạnh đó, cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính; chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.Thủ tướng mong muốn, các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau, "đã làm tốt rồi thì làm tốt hơn nữa" với tinh thần đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết.Báo cáo tại hội nghị, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 4 luật, 5 nghị quyết phục vụ công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị và các nội dung khác thuộc thẩm quyền.Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, ngoài các dự án luật, nghị quyết liên quan sắp xếp, tổ chức bộ máy, còn các nội dung về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên; Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.Cùng đó, Đảng ủy Chính phủ cũng đề nghị bổ sung một số nội dung quan trọng, cấp bách vào chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9 để trình Quốc hội thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn, gồm: dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP.Hà Nội và TP.HCM đến năm 2035; chủ trương và các cơ chế chính sách đặc thù để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận...