Cục Hải quan TP.HCM có tân Cục trưởng
Những ngày qua, nhiều khán giả và là người dùng dịch vụ truyền hình trả tiền đã ngỡ ngàng khi 2 kênh nội dung VTV2 và VTV3 gián đoạn, sau đó... biến mất trong danh sách kênh tại một số nền tảng trả phí như FPT Play, MyTV hay TV360. Các kênh như VTV1, VTV4 tới VTV9, kênh Cần Thơ... vẫn xuất hiện và xem bình thường.Đến ngày 20.1, tình trạng này vẫn chưa được khắc phục. Lý do ban đầu được 3 nền tảng OTT trả phí đưa ra là chưa đạt được thỏa thuận với VTV. Còn trong thông báo mới nhất được Thời báo VTV đưa ra tối 19.1, VTV cho biết từ cuối năm 2024, đơn vị đã làm việc và trao đổi với các đối tác là những bên cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền về mô hình hợp tác mới, nhằm hài hòa giữa giá trị nội dung, chi phí đầu tư với lợi ích của khán giả cũng như doanh nghiệp."Đến nay đã có nhiều đơn vị thống nhất được với VTV về việc hợp tác tiếp phát sóng. Đối với các đơn vị vẫn chưa đạt được thỏa thuận, VTV không có cơ sở pháp lý cần thiết để duy trì cung cấp tín hiệu cho toàn bộ gói kênh", thông tin trên Thời báo VTV nêu.Sự việc này đang tạo nên làn sóng tranh luận ở cộng đồng người dùng bởi 2 kênh bị dừng là VTV2 (khoa học, công nghệ, giáo dục, cuộc sống) và VTV3 (thể thao, giải trí) diễn ra sau khi 13 kênh truyền hình của VTC cùng các kênh VOV, truyền hình Nhân Dân ngừng phát sóng từ ngày 15.1. Hiện các nền tảng truyền hình trả tiền như FPT Play, TV360, MyTV đang có hàng chục triệu người dùng trên cả nước, theo dõi ở các nền tảng từ TV tới thiết bị di động.Cũng theo Thời báo VTV, "kênh VTV luôn là gói kênh cơ bản của mọi dịch vụ truyền hình, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút thuê bao và mang lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, chi phí bản quyền mà các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình đang chi trả cho VTV chưa phản ánh đúng giá trị mà nội dung của VTV mang lại cho các đơn vị truyền hình trả tiền".Sau khi xảy ra tình trạng mất kênh, không ít người dùng hoang mang khi đã thanh toán phí truyền hình với các bên, tuy nhiên vẫn có nguy cơ không thể theo dõi đầy đủ các chương trình trên những nền tảng trực tuyến tới hết Tết Nguyên đán, khi thời gian từ nay tới trước khi nghỉ tết còn quá ít, khó có thể đủ để các bên đi đến một thỏa thuận chung. "Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hàng triệu hộ gia đình đã đăng ký và trả tiền thuê bao dịch vụ", một chuyên gia nhận định.Một số ý kiến cho rằng việc VTV và doanh nghiệp đàm phán về bản quyền là mối quan hệ kinh tế của các bên, việc tắt sóng cần có lộ trình, thông báo cụ thể để không gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng nói chung, đặc biệt ở thời điểm cận Tết Nguyên đán, thay vì đột ngột thực hiện gây tác động tới kế hoạch và thói quen của các hộ gia đình có nhu cầu theo dõi truyền hình. Hiện tại, để theo dõi VTV2 và VTV3 trên nền tảng OTT, người dùng có thể sử dụng phần mềm VTV Go, hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2, hoặc số ít nền tảng truyền hình trả tiền đã đạt được thỏa thuận.Báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy số lượng thuê bao truyền hình trả tiền tăng từ 18,3 triệu (năm 2023) lên 21,2 triệu tới hết năm 2024, tương đương tăng 14%. Trong khi đó, thuê bao dịch vụ truyền hình qua internet (OTT) cũng ghi nhận tăng trưởng từ 5,56 triệu lên 7,4 triệu, tương đương 33%.Lão nông Cần Thơ đưa thanh nhãn xuất ngoại
Tổng giá trị giải thưởng của S-Race Hải Phòng được trao trong sáng 12.11 là 132 triệu đồng.
iPOS.vn sắp tổ chức hội nghị ngành ẩm thực tại Hà Nội
Tờ The Straits Times ngày 26.1 đưa tin chú cảnh khuyển đầu tiên thuộc giống corgi của Trung Quốc vừa bị cắt thưởng Tết, sau khi bị bắt gặp ngủ trong giờ làm việc và tè vào chậu tắm.Sinh vào tháng 8.2023, chú chó Phúc Tử (Fu Zai) gia nhập lực lượng cảnh sát thành phố Duy Phường thuộc tỉnh Sơn Đông vào tháng 1.2024 với tư cách là thành viên dự bị của lực lượng phát hiện chất nổ.Chú chó này nhanh chóng "gây bão" trên mạng xã hội với đôi mắt biểu cảm, đôi chân ngắn, kỹ năng giỏi và từ đó đã trở thành một cảnh khuyển đủ tiêu chuẩn.Bản đánh giá năng suất đầu tiên của chú chó này được chia sẻ trong một video ngày 19.1 trên Douyin, ứng dụng tương tự TikTok tại Trung Quốc.Trong đoạn video, Phúc Tử ngồi đối diện với một cảnh sát và được người này khen ngợi vì đã nâng cao hình ảnh của những chú chó khác ở Duy Phường."Đó là một năm tốt đẹp. Nó không chỉ vượt qua đánh giá cấp độ 4 mà còn hoàn thành thành công nhiều nhiệm vụ an ninh", viên cảnh sát trong video cho biết. Đoạn video đã nhận được hơn 10.000 lượt thích và 500 bình luận.Phúc Tử sau đó được tặng một bông hoa đỏ, đồ ăn nhẹ đóng hộp và đồ chơi. Nhưng 2 phần thưởng sau đã bị tịch thu ngay lập tức, sau khi bị cảnh sát tiết lộ những hành vi sai phạm, bao gồm ngủ khi làm việc và tự đi vệ sinh trong chậu của chính mình."Hy vọng anh sẽ nỗ lực bền bỉ hơn trong tương lai", viên cảnh sát nhắc nhở Phúc Tử.Nhiều cư dân mạng đã thích thú với đoạn video, một số người đã kêu gọi cảnh sát trao toàn bộ phần thưởng cho Phúc Tử."Nhanh chóng trả lại (phần thưởng) cho anh ấy! Tất cả các bạn đều là đồng nghiệp, làm sao các bạn có thể giữ tiền thưởng của người khác?" một người viết.Trong đoạn video tiếp theo vào ngày 22.1, cảnh sát đã trấn an mọi người rằng Phúc Tử đã nhận được rất nhiều phần thưởng.
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
Những bộ phim tạo dấu ấn về đại dịch Covid-19
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất bổ sung quy định về nhóm thu nhập khác thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân để bao quát được thực tiễn có thể phát sinh, thực hiện mở rộng cơ sở thuế.Điều 3 luật Thuế thu nhập cá nhân quy định chung về thu nhập chịu thuế bao gồm 10 loại thu nhập: thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ nhận thừa kế; thu nhập từ nhận quà tặng.Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội và các hình thức hoạt động kinh doanh mới đã phát sinh một số khoản thu nhập khác của cá nhân ngoài các loại thu nhập chịu thuế đã được quy định nêu trên, thường là các khoản thu nhập khác có tính chất đặc thù như thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản, quyền tài sản là tên miền internet, sim - số điện thoại...Các khoản thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, quyền tài sản này cũng có bản chất giống với một số khoản thu nhập không thường xuyên (thu nhập vãng lai) đang thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân hiện nay như thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại...Theo Bộ Tài chính, qua rà soát kinh nghiệm của các nước quy định về các loại hình thu nhập chịu thuế, ngoài việc liệt kê các nhóm thu nhập như: thu nhập từ việc làm (tiền lương, tiền công, các khoản thưởng và thu nhập khác do lao động); thu nhập từ tác quyền; thu nhập từ tiền lãi; thu nhập từ cổ tức; thu nhập từ kinh doanh cá nhân; thu nhập từ tiền lương hưu; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng tài sản; thu nhập từ cho thuê tài sản, còn có quy định nhóm thu nhập khác để bao quát các trường hợp trên thực tế có thể phát sinh mà tại thời điểm ban hành luật có thể chưa xuất hiện trên thực tế. Các nước thường có quy định mang tính nguyên tắc để đảm bảo tính bao quát đối với các khoản thu nhập khác (hay thu nhập có tính chất bất thường) của cá nhân.Với sự đa dạng nguồn gốc thu nhập của cá nhân gắn với mục tiêu, yêu cầu mở rộng cơ sở thuế, tham khảo kinh nghiệm các nước trên thế giới, Bộ Tài chính nhấn mạnh, cần rà soát bổ sung quy định về thu nhập chịu thuế theo hướng bổ sung nhóm thu nhập khác (đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết cho phù hợp với tình hình thực tế) hoặc quy định cụ thể các khoản thu nhập khác (thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản là tên miền internet, sim - số điện thoại...) là thu nhập chịu thuế.Bộ Tài chính cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định để mở rộng phạm vi thu nhập từ thừa kế, quà tặng. Đối với thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng, luật hiện hành mới chỉ quy định thu thuế đối với tài sản thừa kế, quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng mà không thu thuế thu nhập cá nhân đối với một loại tài sản thừa kế mà nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng.Qua rà soát kinh nghiệm quốc tế, nhiều quốc gia đánh thuế thừa kế, quà tặng theo giá trị, bao gồm cả tài sản và tiền mặt. Tại Thái Lan, tài sản chịu thuế thừa kế bao gồm bất động sản, chứng khoán theo quy định của pháp luật, tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc các loại tiền khác có tính chất tương tự, xe đã đăng ký và tài sản tài chính. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... quy định thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thừa kế bao gồm tất cả tài sản được thừa kế. Để đảm bảo tính bao quát, công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với cùng một loại thu nhập, phù hợp với pháp luật dân sự hiện hành về thừa kế và các hình thức thừa kế, Bộ Tài chính đề xuất cần rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về thu nhập từ thừa kế, quà tặng tại luật Thuế thu nhập cá nhân cho phù hợp với thực tiễn.