Quảng Bình: Kiểm soát, dẹp nạn dừng đỗ xe khách bát nháo
Nụ hôn bạc tỷ là phim điện ảnh đầu tay của Thu Trang trong vai trò đạo diễn. Chuyện phim xoay quanh Kiều (Thu Trang đóng) và Vân (Đoàn Thiên Ân) - hai chị em được thừa hưởng lò bánh mì Minh Phụng từ người mẹ quá cố (Oanh Kiều). Trong khi Kiều có tính dễ tin người, thường bị bạn trai (Huy Khánh) lợi dụng tiền bạc; Vân độc lập, tự tin, ôm mộng đi Pháp du học. Biến cố xảy ra khi Kiều chịu món nợ hơn 1 tỉ đồng thay bạn trai, dẫn đến việc hai chị em có thể bị xã hội đen cướp mất căn nhà chứa nhiều kỷ niệm của họ. Vì thương Kiều, Vân chấp nhận kế sách của bà chị, quyết tâm "cua" đại gia để đổi đời. Định mệnh khiến họ chạm mặt đôi bạn nhà giàu Quang (Lê Xuân Tiền) và Tú Henry (Ma Ran Đô). Hai chàng trai trẻ đều đem lòng yêu Vân, sẵn sàng chi bạo để chiếm được trái tim người đẹp. Vân quyết định "mập mờ" với cả hai, và từ đó nhiều câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra. Khi vào vai Bảy Loan trong Công tử Bạc Liêu, đóng cặp với Song Luân, Đoàn Thiên Ân không có nhiều đất diễn. Do kịch bản bị cắt sửa nhiều, cô có ít thoại, thời lượng xuất hiện hạn chế. Nhiều khán giả cũng như người hâm mộ Đoàn Thiên Ân đã thấy tiếc nuối, dù phải công nhận nàng hậu có sự đầu tư chỉn chu trong phim đầu tay.Đến Nụ hôn bạc tỷ, đạo diễn Thu Trang nâng tầm khả năng diễn xuất của Đoàn Thiên Ân khi trao cho cô nhiều thời lượng xuất hiện, cùng loạt thoại dài và khó. Trút bỏ vẻ ngoài lộng lẫy thường thấy trên thảm đỏ, nàng hậu trở thành cô bán bánh mì tần tảo, có phần cọc cằn, thẳng tính. So với chuỗi thoại của Thu Trang chủ yếu thể hiện sự bị động, Đoàn Thiên Ân được thử thách bởi những câu thoại dài, cùng loạt biểu cảm đa dạng, thách thức khả năng sáng tạo trong diễn xuất của cô.Về phần tương tác với các bạn diễn, Đoàn Thiên Ân thể hiện khá duyên. Với Thu Trang, cô có những phân đoạn nhấn nhá hợp lý, thể hiện được cảm xúc vừa giận vừa thương với bà chị "quá báo". Ngược lại, Thu Trang có sự tiết chế, chuyên nghiệp, do Kiều không phải là vai quá tầm với nữ đạo diễn. Cùng nhau, họ gửi trao nhiều miếng hài, cũng như khoảnh khắc cảm động cho Nụ hôn bạc tỷ. Điểm đáng khen là mâu thuẫn xuất hiện giữa hai chị em Kiều - Vân rải rác suốt phim, không tỏ ra ồn ào, hay lấy kịch tính để câu dẫn khán giả. Trong một cảnh cao trào khi người em không còn chịu nổi sự lụy tình dẫn đến tán gia bại sản của cô chị, Thu Trang - Đoàn Thiên Ân phối hợp ăn ý, mang đến cảm xúc tiếc nuối đủ để lay động khán giả. Cũng vì tập trung vào thông điệp tình chị em, "phản ứng tình cảm" của Vân dành cho Quang - Tú chỉ ở mức vừa vặn, dễ thương. Lúc này, kịch bản chỉ mới thể hiện được bề nổi, không đủ thời lượng xoáy sâu vào hành trình Vân từ lợi dụng, dần thấu hiểu và đem lòng nể phục hai vị công tử nhà giàu. Lê Xuân Tiền và Ma Ran Đô gây ấn tượng nhờ ngoại hình tươi trẻ, hấp dẫn, song chưa có cơ hội thoát khỏi vùng an toàn. Tiến Luật, Võ Tấn Phát vào vai gây cười, không có nhiều sức nặng. Nụ hôn bạc tỷ chủ yếu đề cao giá trị gia đình và tình thân, vốn là thế mạnh của đạo diễn Thu Trang. Chia sẻ với truyền thông, Thu Trang nói phim của cô có sự khác biệt so với hai tác phẩm ra rạp cùng thời điểm là Bộ tứ báo thủ (đạo diễn Trấn Thành) và Yêu nhầm bạn thân (đạo diễn Diệp Thế Vinh) khi đánh mạnh vào tình chị em thay vì tình yêu đôi lứa. Khán giả, đặc biệt là những ai có câu chuyện giống với Kiều - Vân, có thể tìm được sự đồng cảm. Việc gia đình luôn có những thành viên trái tính trái nết, thường bất hòa, nhưng khi cần luôn sẵn sàng chở che nhau là hình ảnh dễ thấy trong nhiều gia đình Việt. Trải qua bao biến cố, nhân vật chính ban đầu tìm mọi cách để giữ lấy ngôi nhà chứa nhiều kỷ niệm tuổi thơ, nhưng rồi nhận ra "nhà là nơi trái tim thuộc về", từ đó có những quyết định táo bạo, nhân văn hơn. Phim cũng gửi gắm thông điệp "không có gì là miễn phí". Việc phụ nữ đẹp tìm cách quyến rũ đại gia không thiếu ngoài đời thực. Tuy nhiên khi lên phim, Thu Trang không cố tô hồng câu chuyện này, mà cài cắm những giá trị nhân - quả mà các nhân vật sẽ phải gánh chịu ở hồi kết. Có phần kịch bản được xây dựng chỉn chu, dễ xem, song Nụ hôn bạc tỷ còn đọng lại một số hạn chế. Thời lượng phim điện ảnh có hạn, nhà làm phim lại ôm đồm nhiều giá trị, khiến diễn biến tâm lý giữa các nhân vật bị đẩy nhanh. Việc Vân nhận ra Quang không chỉ là cậu ấm, Tú không chỉ là tay chơi, bị thể hiện sơ sài, chủ yếu qua thoại và một số tiểu tiết.Các nhân vật trong phim cũng không đối diện với thử thách thực sự khắc nghiệt, khi Vân ngã chiều nào cũng sẽ có trai giàu vung tiền đỡ. Hay nhân vật phản diện Phi Cháo Lòng (Hoàng Phi) chưa tạo được áp lực, khi lối diễn vẫn rất sân khấu, chủ yếu gây cười là chính. Ra rạp dịp tết 2025, Thu Trang vào thế khó khi cạnh tranh với hai phim đều do Trấn Thành đầu tư. Với kịch bản nhẹ nhàng, chỉn chu, chắc chắn tác phẩm vẫn có chỗ đứng trong lòng khán giả. Tuy nhiên, cũng vì chủ đề an toàn, việc phim thành hay bại tại đường đua phòng vé đầu năm vẫn là ẩn số.Cách để teamwork không còn là 'tao - work'
Trên thị trường hiện có vô số phụ kiện ô tô, nhưng không phải sản phẩm nào cũng hữu ích. Để lái xe an toàn và tránh rắc rối, người dùng nên ưu tiên mua camera hành trình, bảng để số điện thoại, giá đỡ điện thoại và cảm biến va chạm. Các thiết bị này hỗ trợ giám sát hành trình, liên lạc khi cần thiết, cảnh báo nguy cơ va chạm,... Tuy nhiên, nhiều phụ kiện kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng đang bày bán trên các sàn thương mại điện tử. Do đó, người mua cần tìm hiểu kỹ, chọn sản phẩm chính hãng để tận dụng tối đa hiệu quả và có chính sách hậu mãi hợp lý.
Kinh hoàng ô tô quay đầu trên cao tốc, suýt gây tai nạn liên hoàn
Trang bị tính năng, tiện nghi là điểm mạnh nhất của Toyota Yaris Cross. Đáng chú ý có hệ thống cửa sổ trời toàn cảnh, sạc không dây, màn hình giải trí 10,1 inch, ghế lái chỉnh điện 8 hướng, đèn trang trí nội thất, phanh tay điện tử, giữ phanh tự động, mở cốp rảnh tay...
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Khám phá tai nghe True Wireless JBL Wave Beam
Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh trong thập kỷ qua dù không mở mới thêm nhà băng nào. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 9.2024 đã đạt hơn 21,4 triệu tỉ đồng, tương đương với khoảng 839 tỉ USD. Trong vòng 10 năm qua, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng hơn 3 lần, đặc biệt có những ngân hàng tư nhân tăng trưởng 5-6 lần như Techcombank, VPBank…Theo The AsianBanker, năm 2024, có 7 ngân hàng Việt vào Top 500 ngân hàng lớn nhất thế giới. Ngoài nhóm ngân hàng có vốn chi phối bởi Nhà nước, 2 ngân hàng tư nhân vào top cũng là Techcombank (thứ hạng 468) và VPBank (thứ hạng 481). Nhiều ngân hàng Việt cũng đã nhen nhóm tham vọng vươn ra biển lớn, vào top đầu khu vực, thế giới. Chẳng hạn như Vietcombank đề ra đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á. Techcombank đặt mục tiêu vốn hóa 20 tỉ USD, nằm trong Top 10 ngân hàng tại Đông Nam Á. Trong khi đó, VPBank xác định chiến lược phát triển 5 năm (2022-2026) trở thành ngân hàng có vị trí vững chắc trong Top 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam và đạt quy mô thuộc Top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á. Tuy nhiên, xét riêng trong khu vực Đông Nam Á, chưa có ngân hàng Việt nào vào Top 10 trong bảng xếp hạng tổng tài sản, lợi nhuận và còn cách vị trí khá xa so với các ngân hàng Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Dù điểm đáng mừng là tỷ lệ sinh lời như ROA, ROE của nhiều ngân hàng Việt thuộc nhóm cao vượt trội. Trở lại với bảng xếp hạng của The Asian Banker, những ngân hàng lớn nhất khu vực Đông Nam Á có thể kể đến như DBS (Singapore), UOB (Singapore), CIMB Group (Malaysia), Maybank (Malaysia)… Điểm chung của họ là sự hiện diện rộng lớn tại nhiều thị trường trọng điểm trên toàn cầu, đặc biệt nhiều ngân hàng đẩy mạnh mô hình hệ sinh thái, hợp tác phát triển với các doanh nghiệp lớn trên nhiều lĩnh vực. Ngân hàng Việt đã có sự trở mình ấn tượng trong thập kỷ qua nhờ vào việc tập trung mảng "ngân hàng thương mại", đặc biệt là hoạt động cho vay. Các sản phẩm tín dụng, từ vay tiêu dùng, vay mua nhà, đến vay sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của các ngân hàng. Mô hình này giúp các ngân hàng mở rộng nền tảng khách hàng và duy trì nguồn thu ổn định từ lãi suất. Tuy nhiên trong tương lai, khi hướng đến quy mô lớn hơn, đặc biệt là xứng tầm khu vực và thế giới thì mô hình kinh doanh của các ngân hàng Việt phải có sự thay đổi. Đó có thể là đa dạng hóa nguồn thu, thúc đẩy mảng "ngân hàng đầu tư", phát triển mô hình hệ sinh thái có sự hợp tác hiệu quả với những tập đoàn lớn khác. Mảng "ngân hàng đầu tư" có vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, cũng là cơ hội cho các ngân hàng Việt trong kỷ nguyên mới với các dịch vụ như bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A), quản lý gia sản, tư vấn trái phiếu, bảo hiểm…Ví dụ, Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư MB (MBS) của ngân hàng MB hay công ty quản lý quỹ Techcom (TCC) của ngân hàng Techcombank đều được biết đến là những công ty quản lý gia sản đã đóng góp lớn vào sự tăng trưởng và phát triển của các ngân hàng "mẹ". Techcom Capital hiện đang quản lý 10 quỹ đầu tư đa dạng, tính đến ngày 31.10.2024, tổng giá trị tài sản quản lý của Techcom Capital đạt hơn 14.000 tỉ đồng. Ngay cả với hoạt động cho vay, các ngân hàng cũng có thể chuyển đổi mô hình, khai phá những ý tưởng kinh doanh mới để tăng trưởng nhanh và bền vững hơn. Chẳng hạn với cho vay bất động sản, việc hợp tác với các công ty BĐS uy tín để cung cấp giải pháp vay mua nhà tích hợp, đồng thời hỗ trợ khách hàng tìm kiếm BĐS phù hợp. Tương tự cũng có thể áp dụng với các sản phẩm cho vay mua xe, cho vay tiêu dùng... Có thể thấy ở mô hình hợp tác giữa Techcombank với Masterise và One Mount, khách hàng mua nhà tại các dự án của Masterise sẽ được sử dụng dịch vụ tài chính trọn gói kèm nhiều ưu đãi từ Techcombank, bao gồm vay lãi suất thấp, đóng phí bảo hiểm tài sản và nhiều dịch vụ tài chính khác từ khi mua nhà cho đến lúc ở, sinh hoạt hằng ngày. Cùng với One Mount, việc kết hợp công nghệ số và dữ liệu để tích hợp các sản phẩm tài chính như vay mua nhà, gói tài chính cá nhân vào một nền tảng duy nhất OneHousing đã giúp trải nghiệm giao dịch bất động sản trở nên nhanh chóng, thuận tiện.Trên thực tế, các ngân hàng top đầu khu vực, hoặc trên toàn cầu hiện nay đều có dáng dấp tập đoàn tài chính với mô hình hệ sinh thái. Ví dụ gần gũi có thể kể đến DBS - một trong những ngân hàng đi đầu tại châu Á trong việc xây dựng mô hình hệ sinh thái toàn diện, kết hợp các lĩnh vực tài chính và phi tài chính. DBS hợp tác với các công ty bất động sản lớn như PropNex và ERA Singapore để cung cấp giải pháp tài chính cho khách hàng mua nhà. Trong lĩnh vực tiêu dùng, DBS hợp tác với Shopify để cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng trực tuyến. Trong mảng "ngân hàng đầu tư", hoạt động quản lý tài sản, DBS Wealth Management quản lý tới hơn 275 tỉ USD (năm 2023) tài sản khách hàng, với các dịch vụ đẳng cấp cho phân khúc giàu có. Tại Việt Nam, mô hình hệ sinh thái cũng đã hiện diện với những tên tuổi dẫn dắt như Vingroup, Techcombank, Sovico, Viettel, Doji, Thế giới di động…Những hệ sinh thái này được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi bức tranh tài chính ngân hàng ở Việt Nam - ngành được xem là huyết mạch của nền kinh tế. Chưa bao giờ người dùng có yêu cầu về trải nghiệm liền mạch trên hàng loạt dịch vụ tài chính và phi tài chính như hiện nay. Với sự hỗ trợ của công nghệ và AI, các ngân hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian và chi phí như trước, trong khi khách hàng sẽ được hưởng lợi rõ rệt về giá cả nhờ sự hợp tác của các bên cung cấp. Đối với ngân hàng, mô hình này mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thị trường nhanh hơn nhiều so với tự mình phát triển tất cả các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng. Và hơn hết, sự tích hợp dữ liệu khách hàng trong hệ sinh thái cũng giúp ngân hàng hiểu sâu hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó cải thiện trải nghiệm, nâng cao lòng trung thành và cá nhân hóa sản phẩm.