Phế tích Châu Thành có dấu ấn của 3 nền văn hóa: Champa, Ấn Độ, Trung Hoa
Tốt nghiệp thủ khoa ngành Khoa học máy tính, Ngô Thu Hà được đại diện các tân cử nhân phát biểu tốt nghiệp chương trình liên kết quốc tế BCU giữa Trường ĐH Birmingham City (BCU) và Trường ĐH Công nghệ Thông tin (UIT) 2025. Trong bài phát biểu bằng tiếng Anh, cô cũng đã chuyển qua tiếng Việt khi gửi lời cảm ơn chân thành tới bố mẹ.Dù đột ngột chuyển trường, thay đổi ngành, Thu Hà may mắn nhận được sự ủng hộ từ gia đình, vượt qua những khó khăn, hoàn thành việc học tập. Với những nỗ lực của mình, sau hơn 3 năm học, Thu Hà cùng hơn 30 sinh viên khác đã nhận được tấm bằng tốt nghiệp chương trình liên kết vào ngày 10.3.2025. Đây không chỉ là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành, tấm bằng chương trình liên kết còn mở ra nhiều hy vọng cho việc phát triển trong tương lai.Chương trình liên kết quốc tế BCU với Trường ĐH Birmingham City, Vương Quốc Anh được Trường ĐH Công nghệ Thông tin – ĐHQG TP.HCM triển khai từ năm 2019 với mục tiêu tạo cơ hội cho sinh viên sở hữu bằng đại học quốc tế, thành thạo tiếng Anh và sẵn sàng cho các vị trí kỹ sư máy tính cấp độ quốc tế sau khi tốt nghiệp.Chương trình được thiết kế đặc biệt từ chương trình cử nhân đại học của Trường ĐH Birmingham City, Anh quốc nên cấu trúc các môn học thực tiễn, cập nhật, mang tính quốc tế và tập trung vào chuyên môn ngay từ các học kỳ đầu tiên. Bên cạnh đó, sinh viên được chú trọng phát triển khả năng tư duy sáng tạo, làm việc nhóm…nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.APL 2023: 19 đội tuyển hàng đầu cạnh tranh chức vô địch từ 9.6 đến 23.7
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Lan tỏa trên mạng xã hội: Chàng trai bỏ phố về quê, kể chuyện cơm nhà mẹ nấu
Đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Nội vụ năm 2025 vừa được cơ quan này ban hành.Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Cao Huy, mục tiêu của Chương trình nhằm thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, tài sản, thời gian và nguồn nhân lực; tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, chuyển biến thực chất hơn trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở tất cả các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ.Chương trình đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong năm 2025, như siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý tài chính, ngân sách; thực hiện chi ngân sách nhà nước theo dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Cạnh đó, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước gắn với huy động các nguồn lực xã hội và sắp xếp, tinh gọn bộ máy.Bộ Nội vụ cũng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, tập trung vào sắp xếp, xử lý tài sản, đặc biệt là nhà, đất gắn với việc sắp xếp, tổ chức tinh gọn bộ máy. Hoàn thành sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy theo đúng mục tiêu, yêu cầu gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình hợp nhất Bộ LĐ-TB-XH với Bộ Nội vụ.Bộ Nội vụ hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm khẩn trương để không bị gián đoạn hoặc bỏ sót công việc; thực hiện tinh giản biên chế gắn với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; tiếp tục sắp xếp, đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, ngành, địa phương.Về thể chế, chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy hành chính, cơ chế vận hành, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ tập trung sửa đổi, bổ sung các chính sách bảo đảm thực hiện mục tiêu hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, tổ chức bộ máy. Tổ chức triển khai hiệu quả các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.Đồng thời, Bộ Nội vụ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc 51 địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua; khẩn trương sắp xếp, tổ chức, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, xử lý đối với tài sản công sau sắp xếp, bảo đảm sớm ổn định để tổ chức đại hội đảng các cấp năm 2025.Tiếp tục rà soát, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đối với những đơn vị hành chính chưa đủ tiêu chí về diện tích, dân số theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chủ động phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030...
Ngày 11.3, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết, vừa khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Phước Trường (36 tuổi), Ân Thiết (23 tuổi, cùng ở TT.Mỹ Xuyên, H.Mỹ Xuyên) và Thạch Thái Nhân (19 tuổi, ở xã Tài Văn, H.Trần Đề) để điều tra làm rõ về hành vi cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng.Theo điều tra, khoảng 0 giờ 10 phút ngày 25.2, Tăng Ngọc Linh (35 tuổi, ở TT.Mỹ Xuyên) và Nguyễn Minh Tính (29 tuổi, ở xã Long Hưng, H.Mỹ Tú) đến một quán nhậu ở TT.Mỹ Xuyên để nhậu. Do đã khuya nên chủ quán không bán nữa, lúc này, Linh và Tính cùng một số bạn nhậu cự cãi, đập phá bàn ghế, đánh chủ quán. Sau đó, Linh cùng bạn nhậu bỏ đi nhưng ít phút sau, lại quay lại quán tiếp tục gây rối.Lúc này, biết nhóm của Linh đến quán nhậu để gây rối, do có mâu thuẫn từ trước nên Nguyễn Phước Trường, Ân Thiết, Thạch Thái Nhân cùng một số người khác cầm dao tự chế đi đến quán nhậu để chém nhóm của Linh. Khi đến quán nhậu, Trường cầm dao chém Linh, khiến nạn nhân bị thương nặng ở vùng đầu và tay. Thấy Linh bị chém, Tính cùng bạn nhậu bỏ chạy. Tuy nhiên, chạy được một đoạn thì Tính bị nhóm của Trường đuổi kịp, chém nhiều nhát vào vùng bụng, tay và đứt lìa bàn chân. Sau khi gây án, Trường, Thiết và Nhân bỏ trốn khỏi địa phương. Linh và Tính được công an kịp thời đưa đến bệnh viện cấp cứu.Qua quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã ra quyết định bắt giữ khẩn cấp đối Nguyễn Phước Trường, Ân Thiết, Thạch Thái Nhân. Hiện vụ chém người khiến nạn nhân bị đứt lìa bàn chân đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.
Thêm trường công bố điểm trúng tuyển bằng học bạ, ngành cao nhất 25 điểm
Ngày 29.12, Công an TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đỗ Đăng Huy (37 tuổi, ngụ H.Bù Đăng) về tội môi giới mại dâm và đánh bạc; Vũ Thị Yến (53 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài) về tội môi giới mại dâm.Qua quá trình trinh sát, lực lượng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Phước xác định về đường dây hoạt động mại dâm có tổ chức, các giao dịch, môi giới, lựa chọn gái bán dâm đều thực hiện bằng các trang web thông qua mạng internet.Giữa tháng 12, chuyên án được xác lập theo chỉ đạo của đại tá Lâm Văn Long, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước. Thượng tá Võ Hoàng Bắc, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Phước làm Trưởng ban chuyên án.Ban chuyên án xác định, địa điểm mua bán dâm thường diễn ra tại nhà nghỉ Hà Anh (P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) do Đỗ Đăng Huy làm quản lý, và nhà nghỉ Phước Sang (P.Tân Bình, TP.Đồng Xoài) do Vũ Thị Yến làm quản lý.Ngày 18.12, 6 tổ công tác với hơn 40 cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát hình sự và các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bình Phước, Công an TP.TP Đồng Xoài đã đồng loạt phong tỏa, kiểm tra 2 nhà nghỉ nêu trên.Tại nhà nghỉ Hà Anh, các lực lượng đã bắt quả tang Đỗ Đăng Huy cùng vợ là T.T.K.A đang chứa mại dâm tại nhà nghỉ do mình làm chủ và quản lý. Tại đây, có 2 đôi nam, nữ đang thực hiện hành vi mua bán dâm với giá 300.000 đồng/người/lượt.Huy khai nhận, qua mạng internet, Huy đã tìm thông tin về gái bán dâm trong các hội, nhóm kín, mời gái bán dâm về nhà nghỉ của mình, khi khách đến lưu trú có yêu cầu.Huy đã lôi kéo 8 gái bán dâm về ở trong khu nhà trọ của mình để thuận lợi cho hoạt động mại dâm. Mỗi lần gái bán dâm trong nhà nghỉ, Huy thu tiền phòng 100.000 đồng/người/lượt, nếu khách nghỉ qua đêm thì thu 250.000 đồng/người/lượt.Ngoài ra, lực lượng công an còn phát hiện Huy tham gia đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng internet. Tổng số tiền giao dịch thông qua tài khoản đánh bạc của Huy từ tháng 9 đến tháng 12 là trên 12,7 tỉ đồng.Tại thời điểm kiểm tra nhà nghỉ Phước Sang, công an phát hiện và bắt quả tang tại phòng 305 có 1 đôi nam nữ đang mua bán dâm và tại phòng nghỉ khác có khách mua dâm đang chờ gái bán dâm đến. Vũ Thị Yến khai nhận đã cho phép một nữ vào phòng 305 bán dâm để thu tiền phòng.Sau khi củng cố hồ sơ, Cơ quan CSĐT Công an TP.Đồng Xoài đã ban hành quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Yến và Huy cùng về tội môi giới mại dâm. Ngoài ra, Huy còn bị truy tố về tội đánh bạc.