Mâm cúng rằm tháng giêng tươm tất, đủ đầy khiến dân mạng xuýt xoa
Ngày 18.1, Công an TP.Cần Thơ tổ chức lễ ra mắt CLB pickleball và khánh thành sân thi đấu. Đây là một trong những hoạt động công an thành phố hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam (19.8.1945 – 19.8.2025), 20 năm ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19.8.2005 – 19.8.2025) và tiếp tục thực hiện hiệu quả cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.Dịp này, Công an TP.Cần Thơ cũng chính thức đưa vào hoạt động với 3 sân thi đấu pickleball khang trang. Ngay sau lễ ra mắt, CLB pickleball Công an TP.Cần Thơ đã tổ chức thi đấu giao lưu giữa các lãnh đạo, đại diện quận, huyện, sở, ban, ngành.... Không khí thi đấu diễn ra sôi nổi, tươi vui trên tinh thần giao lưu, học hỏi, kết nối để thắt chặt thêm sự đoàn kết giữa các đơn vị.Thượng tá Nguyễn Hoàng Phúc, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an TP.Cần Thơ, Chủ nhiệm CLB pickleball, cho biết, CLB sẽ có sự phân công, có chương trình, kế hoạch tập luyện cụ thể, để chọn ra những vận động viên có tiềm năng tham gia thi đấu ở các chương trình đại hội thể thao của ngành công an nói chung.Bên cạnh đó, CLB pickleball Công an TP.Cần Thơ cũng sẽ tăng cường tổ chức, thi đấu giao lưu với những đơn vị bạn, nhằm phát động hiệu quả hơn nữa phong trào tập luyện thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe cũng như thực hiện hiệu quả cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại.'Hãy xem sự học như chinh phục đỉnh núi'
Trái với cảnh tàn úa của mùa khô Tây nguyên, trang trại nông nghiệp sạch rộng 2 ha của chị Nhi tại xã Đăk Mar luôn xanh tốt. Đây là thành quả sau hơn 2 năm "bỏ phố về quê" của chị.Năm 2017, chị Nhi tốt nghiệp ĐH ngành tài chính - marketing. Ra trường, chị làm truyền thông cho một doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định. Nhờ đó, chị có cơ hội đến nhiều quốc gia. Cũng chính từ những chuyến công tác nước ngoài, tiếp xúc với các mô hình nông nghiệp hữu cơ tiên tiến, chị nghĩ đến chuyện áp dụng mô hình đó ở quê nhà. Ấp ủ ý tưởng được vài năm, sau khi suy nghĩ kỹ, chị quyết định gác lại những cơ hội phát triển ở TP để về quê xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ."Mình suy nghĩ rất lâu, bỏ sự ổn định để bắt đầu lại là bước đi mạo hiểm. Nhưng càng đi xa, mình càng thấy nhớ nhà, nhớ mảnh đất Tây nguyên nắng gió này. Bởi vậy, mình muốn làm điều gì đó để góp phần phát triển quê nhà", chị Nhi nói.Những ngày đầu không hề dễ dàng, chị Nhi phải làm quen lại với cây cối, đất đá. Từ khu vườn tạp của gia đình, chị bắt tay cải tạo đất, trồng cây ăn quả và thực hiện phương thức canh tác theo hướng hữu cơ, nông sản sạch. Chị học hỏi từ những điều nhỏ nhất, từ kỹ thuật trồng cây đến việc làm cỏ, bắt sâu, cách thức bón phân, tưới tiêu cho cây trồng vào mùa khô hạn... Không chỉ vậy, chị còn đến thăm các mô hình cây trồng, chăn nuôi hiệu quả để học hỏi kinh nghiệm. Khi vườn cây bắt đầu ra quả, chị vừa học cách chăm sóc vừa loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm."Có những lúc mình cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại. Thế nhưng mình lại tự nhắc bản thân rằng con đường này là do mình chọn và bản thân không muốn lãng phí bất cứ cơ hội nào", chị Nhi chia sẻ.Chị Nhi tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, tự cung tự cấp để phát triển trang trại. Phân bón hữu cơ được chị làm từ vỏ cà phê, thân cỏ, dùng nguồn thức ăn có sẵn từ thân chuối hoặc cây trái hư hỏng để nuôi heo, gà đồi. Sau hai năm, chị biến trang trại của mình thành mô hình vườn - ao - chuồng khép kín. Bên cạnh các loại cây ăn trái như sầu riêng, mít, bơ..., chị còn nuôi thêm heo rừng, gà đồi và thử nghiệm trồng cây dược liệu. Đồng thời, chị còn nuôi một số loại cá tiềm năng như: cá lóc, cá chép…Nhờ sự hỗ trợ từ bạn bè, đối tác, sản phẩm của chị Nhi dần được biết đến. Chính từ chất lượng sản phẩm, những khách hàng đầu tiên đã giúp chị giới thiệu sản phẩm đến nhiều người khác. Từ việc chỉ bán sản phẩm của gia đình, chị bắt đầu liên kết với các nhà vườn xung quanh, xây dựng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch và nâng cao giá trị sản phẩm.Đến nay, trang trại của chị Nhi mang lại lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng mỗi năm. Không dừng lại ở đó, chị còn hợp tác với các doanh nghiệp và nhà khoa học trong và ngoài nước triển khai các dự án sản xuất thực phẩm chức năng từ cây dược liệu hay phát triển du lịch nông nghiệp."Mô hình nông nghiệp tuần hoàn không chỉ giúp mình tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có, mà còn tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Mình tin rằng nếu có sự hỗ trợ và liên kết từ nhiều phía, nông nghiệp sạch không chỉ nhiều tiềm năng mà còn là giải pháp để bảo vệ môi trường", chị Nhi bày tỏ.Anh Hà Quốc Mạnh, Bí thư Huyện đoàn Đăk Hà, cho hay chị Võ Thị Nhung Nhi là một tấm gương trẻ, có kiến thức, dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện giấc mơ, hoài bão của mình. Đặc biệt, mô hình nông nghiệp tuần hoàn của chị gắn với sự phát triển bền vững của địa phương, đáng để mọi người học hỏi. Huyện đoàn Đăk Hà luôn khuyến khích đoàn viên mạnh dạn khởi nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi mang lại thu nhập cao.
Tương lai phần cứng tích hợp AI giúp doanh nghiệp chuyển đổi số
Tâm sự với bạn đọc, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nhớ lại những ngày còn nhỏ ở quê, làng Đo Đo ở thị trấn Hà Lam (Quảng Nam) không có nhà sách nào cả. "Vùng tôi ở nghèo lắm. Mỗi khi có người ở phố về tôi lại có thêm vài cuốn sách để mang đi đổi với bạn. Còn hết sách đổi thì qua nhà bạn ngồi cả ngày đọc cho xong cuốn sách mới về. Năm lên lớp 9, tôi vào TP.Tam Kỳ lần đầu tiên mới được tới nhà sách. Nhìn một nơi có quá nhiều sách vở mênh mông như vậy, thực sự tôi không dám thở mạnh. Nhà sách ấy đẹp như ngôi đền thiêng liêng và hoa lệ, khiến một thằng bé nhà quê như tôi chỉ biết rón rén bước đi trong tâm trạng lo sợ và hồi hộp...", nhà văn bồi hồi nhớ lại.
Sóng hát ru em một sớm mùa hè..."
Lark, Tanca và Rikkei hợp tác đẩy mạnh chuyển đổi số
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.