Bộ đội trên đảo Thổ Chu đón tết
Màn hình giải tríU.23 Indonesia đá hay thế, nếu không thắng nổi U.23 Guinea để giành vé vớt Olympic thì phí
Hãng Yonhap dẫn thông báo từ Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc ngày 11.1 cho biết Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) đã phân tích hộp đen của phi cơ Jeju Air gặp nạn ở thành phố Muan, kết luận rằng cả 2 hộp đen, gồm máy ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) và máy ghi âm buồng lái (CVR) đã ngừng ghi dữ liệu từ 4 phút trước khi máy bay đâm vào rào dẫn đường và phát nổ.Cả FDR và CVR đã ngừng ghi dữ liệu vào 8 giờ 59 ngày 29.12.2024, vài phút trước khi xảy ra tai nạn thảm khốc tại Hàn Quốc. Điều này khiến công tác điều tra chi tiết nguyên nhân vụ việc thêm khó khăn. Giới chức Hàn Quốc cho biết dù hộp đen là thiết bị quan trọng cho cuộc điều tra, nó không phải vật chứng duy nhất có thể khai thác. “Cuộc điều tra bao gồm việc phân tích nhiều nguồn thông tin khác nhau, bao gồm hồ sơ kiểm soát không lưu, cảnh quay video về vụ tai nạn và các mảnh vỡ từ hiện trường”.Các thành phần hộp đen đã được gửi đến NTSB ở Mỹ vào tuần trước nhằm xác minh chéo để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu.Vụ việc ngày 29.12.2024 là thảm họa hàng không chết chóc nhất tại Hàn Quốc, khi máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Jeju Air trượt trên đường băng sân bay thành phố Muan, va vào tường bê tông và phát nổ. 179 trong số 181 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay 7C2216 thiệt mạng.Các điều tra ban đầu cho biết máy bay đã đâm phải chim, cũng như xuất hiện một số trục trặc kỹ thuật khiến phi công không thể hạ càng đáp.
Phim ‘Người một nhà’ tập 11: Vì sao bà Thư ghét bỏ anh em Trí - Tuệ?
Đầu tháng 12 vừa qua, Ding Ran, nhân viên văn phòng ở Bắc Kinh (Trung Quốc), lên kế hoạch du lịch nước ngoài cùng bạn trai. Cô mở phần mềm du lịch, kiểm tra vé máy bay từ Bắc Kinh đi Seoul (Hàn Quốc) nhận được báo giá khứ hồi là 4.359 nhân dân tệ (15,2 triệu đồng)."Vé máy bay quá đắt, tôi không đủ tiền mua nên không đi nữa", Ran chia sẻ câu chuyện của mình, để lại loạt bình luận trên các nền tảng mạng xã hội. Ngày hôm sau, cô kiểm tra lại thấy vé máy bay đã giảm còn khoảng 3.000 nhân dân tệ (10,5 triệu đồng).Ran không chắc các bình luận có tác động hay chỉ là trùng hợp. Cô cũng không hiểu cách thuật toán hoạt động như thế nào nhưng những gì cô làm đang được nhiều người dùng internet Trung Quốc áp dụng. Họ gọi đây là "thuần hóa ngược thuật toán".Trên các hội nhóm, mạng xã hội Trung Quốc, nhiều người đang chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ về việc bị dữ liệu lớn chèn ép. Một cư dân mạng cho biết khi đặt phòng khách sạn trong chuyến công tác, báo giá của anh luôn cao hơn đồng nghiệp 50 nhân dân tệ (175.000 đồng) với cùng loại phòng, cùng thời gian.Người khác cho biết với cùng ứng dụng gọi xe, cùng địa điểm, cùng thời gian, loại xe, báo giá của mỗi người cũng sẽ khác nhau, chênh lệch có lúc lên đến 10 nhân dân tệ (35.000 đồng).Người dùng sau đó phát hiện ra giá trên các ứng dụng sẽ phụ thuộc nhiều vào thói quen chi tiêu, thu nhập, nghề nghiệp của từng người thay vì một giá niêm yết như nhau. Điều này đã thổi bùng nhiều tranh cãi trong cộng đồng.Giáo sư Chen Bing tại Trường Luật - Đại học Nankai nói với Sina, việc "khai thác" dữ liệu lớn có thể thấy ngay trong việc chênh lệch giá sản phẩm. Với cùng mặt hàng, chất lượng, các nhà cung cấp dịch vụ thường đưa ra mức giá khác nhau cho từng nhóm khách hàng. Ông Bing dẫn một vụ kiện thực tế diễn ra từ năm 2021. Nguyên đơn là Hu Moumou kiện một công ty du lịch lên tòa cấp thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Người kiện cho rằng giá phòng khách sạn anh đặt qua ứng dụng của công ty cao hơn nhiều so với giá thực tế. Khách hàng cáo buộc nền tảng đã dựa vào dữ liệu, đẩy giá sản phẩm lên cao, cấu thành hành vi lừa đảo. Tòa án sau đó kết luận công ty đã khiến khách hàng hiểu sai về các quảng cáo, giá ưu đãi, buộc bồi thường.Tháng 11 vừa qua, cơ quan chức năng Trung Quốc đã yêu cầu các nền tảng phải chấn chỉnh lại thuật toán, cấm hành vi dùng dữ liệu lớn để chèn ép người dùng. Thông báo nêu rõ việc cấm lợi dụng độ tuổi, nghề nghiệp, mức chi tiêu và các đặc điểm khác để định giá khác nhau cho cùng một mặt hàng, áp mã ưu đãi.Để chống lại sự kiểm soát của dữ liệu lớn, người dùng Trung Quốc đang khởi xướng phong trào "giết chết" thuật toán. Ngoài việc liên tục để lại các nội dung gây nhiễu về giá như Ding Ran làm, nhiều người thậm chí tải ứng dụng về, đăng ký thành viên mới dùng, sau đó xóa ứng dụng rồi tải lại. Việc này không chỉ ngăn chặn các nền tảng thu thập quá nhiều dữ liệu mà còn giúp họ nhận được nhiều ưu đãi.Cộng đồng mạng Trung Quốc chỉ ra các bằng chứng cho thấy người dùng mới luôn nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mãi hơn khách hàng mua gói thành viên. Do đó họ tìm nhiều cách để "giết chết" dữ liệu lớn bằng cách liên tục xóa ứng dụng, rồi tải lại khi cần. Các dịch vụ làm giả số điện thoại để đăng ký tài khoản cũng đặc biệt hút khách.Tuy nhiên phong trào "thuần hóa thuật toán" có thể chỉ khả dụng với những mô hình đơn giản. Giáo sư Chen Bing cho rằng các thuật toán AI được các nền tảng dùng ngày nay khác nhiều với truyền thống. "Thuật toán truyền thống là các chương trình cài sẵn với kết quả có thể dự đoán được, trong khi các mô hình AI ngày nay đã nâng cấp lên khả năng tự học và kết quả đầu ra luôn khó dự đoán, rủi ro là không thể tránh khỏi", ông Bing nói.Theo giáo sư, hệ thống dùng dữ liệu lớn để tạo ra chân dung hoàn thiện về người dùng. Việc "thuần hóa ngược" có thể giúp giảm giá trong giai đoạn đầu, nhưng các thuật toán tiếp theo sẽ xác định dựa trên số lượng đơn hàng, thói quen mua sắm, dịch vụ liên quan... khiến thuật toán trở nên thông minh hơn. Cuối cùng giá vẫn sẽ tăng. Ngay cả các cơ quan thực thi pháp luật cũng khó xác định được tính minh bạch đằng sau những con số.Việc "thuần hóa thuật toán" về lâu dài chỉ có thể thực hiện thông qua luật chống cạnh tranh. Hoạt động của thuật toán phải tuân theo các giá trị công bằng và hợp lý. Giáo sư Bing cho rằng các công ty internet phải thường xuyên sửa đổi và cơ quan quản lý phải điều chỉnh luật để khiến thuật toán trở nên chuẩn mực, minh bạch hơn.
Theo Android Authority, hàng triệu người dùng YouTube trên toàn cầu đang gặp phải tình trạng chất lượng video giảm sút nghiêm trọng, ngay cả khi kết nối internet của họ hoàn toàn ổn định. Tình trạng này đã gây ra sự bức xúc lớn trong cộng đồng mạng, đặc biệt là trên các nền tảng xã hội như Reddit.Nhiều người dùng phản ánh rằng video trên YouTube thường xuyên phát ở độ phân giải thấp (144p hoặc 360p) một cách mặc định, bất kể họ đang dùng tốc độ internet nào. Khi họ cố gắng chuyển sang độ phân giải khác (1080p hoặc cao hơn), video lại gặp phải tình trạng xoay vòng 'buffering' liên tục, gây khó chịu và gián đoạn trải nghiệm xem.Tình trạng này không chỉ xảy ra trên một nền tảng cụ thể. Người dùng iOS, máy tính để bàn và TV thông minh đều báo cáo gặp vấn đề tương tự. Tuy nhiên, ứng dụng YouTube trên điện thoại và máy tính bảng Android dường như vẫn hoạt động ổn định.Trước sự bức xúc của người dùng, YouTube đã thừa nhận vấn đề và cho biết đang tích cực tìm kiếm giải pháp. Nền tảng này đã cập nhật trang hỗ trợ, thông báo rằng họ nhận thức được tình trạng chất lượng video thấp và đang nỗ lực khắc phục.Trong thời gian chờ đợi bản sửa lỗi từ YouTube, người dùng nên thường xuyên kiểm tra trang hỗ trợ của YouTube để cập nhật thông tin mới nhất. Nhiều người dùng mong muốn YouTube sẽ sớm khắc phục sự cố này và mang lại trải nghiệm xem video mượt mà cho họ.
Dyson trình làng máy lau nhà chuyên dụng WashG1
Ngày 4.1.2025, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết Phòng Cảnh sát hình sự vừa triệt phá đường dây lừa đảo bằng hình thức đầu tư tiền ảo đa cấp, bắt giữ Trần Minh Quang (41 tuổi, nghi phạm cầm đầu), Nguyễn Trung Nam (42 tuổi), Lương Hoài Nam (39 tuổi, đều ở Đồng Nai) và Nguyễn Xuân Toàn (32 tuổi, ở Bình Thuận).Theo điều tra ban đầu, Trần Minh Quang, Nguyễn Trung Nam, Lương Hoài Nam và Nguyễn Xuân Toàn đã lập website tiền ảo, đặt tên đồng tiền ảo là "BINCOIN".Trên website này, Quang cùng đồng bọn viết bài giới thiệu và cắm mốc vị trí công ty trên Google Maps tại Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất) nhằm lừa người chơi đây là dự án tiền ảo của tổ chức đầu tư nước ngoài.Sau đó, nhóm người trên tuyển chọn cộng tác viên kêu gọi người chơi nạp tiền tham gia đầu tư tiền ảo. Ngoài ra, các nghi phạm còn tổ chức nhiều buổi hội thảo trực tiếp đặt tên là: "Đón đầu xu hướng khai thác mới ứng dụng công nghệ AI"; "Offline chia sẻ cơ hội"… để dẫn dụ, lôi kéo người chơi tham gia tại nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc, trong đó có Đồng Nai.Bước đầu, cơ quan công an xác định đường dây này đã chiếm đoạt gần 4 tỉ đồng của hơn 200 nạn nhân. Vụ án đang được điều tra mở rộng, đề nghị ai là bị hại trong các vụ lừa đảo trên đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai để trình báo.