Loạn phòng khám nam khoa 'chui': Chuyên gia nam học nói gì?
Tiếng súng vang lên giữa một vùng nông thôn Nhật Bản. Một con gấu nằm gục trong lồng.Gấu đang tiến gần hơn đến nhà dân và gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Việc giữ an toàn cho người dân thị trấn được đặt trên vai một nhóm thợ săn lớn tuổi, như ông Haruo Ikegami, người năm nay đã 75 tuổi.Từng là những thợ săn mạnh mẽ băng rừng, lùng sục trong những lùm cây rậm rạp để săn gấu, nhưng những thợ săn như ông Ikegami giờ đã lớn tuổi và số lượng cũng giảm đi rất nhiều. Dân số Nhật Bản đang già đi và giảm dần. Tính đến năm 2020, khoảng 60% người có giấy phép sử dụng súng, như ông Ikegami, đều đã trên 60 tuổi. Và tại những khu vực có gấu đi lại, một số cư dân tự hỏi điều gì sẽ xảy ra khi những người thợ săn này không còn làm được công việc của mình nữa.Chính quyền địa phương cho biết giới chức đang thực hiện các bước để giải quyết vấn đề gấu.Theo đó, Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết có trợ cấp cho chính quyền địa phương để đào tạo cán bộ và tiến hành diễn tập ứng phó với gấu.Nhưng theo những người thợ săn, các quan chức, người dân và chuyên gia mà Reuters phỏng vấn, sự phụ thuộc của nước Nhật Bản vào những thợ săn gấu có thể sẽ không còn được đảm bảo.Các chuyên gia cho biết môi trường sống của cả gấu đen và gấu nâu đều đang mở rộng, một phần là do tình trạng suy giảm dân số ở các vùng nông thôn. Một số người tin rằng điều này - cùng với việc đất nông nghiệp ít được canh tác - có thể khiến loài gấu trở nên táo bạo hơn.Hơn nữa, gấu cũng nuôi con gần khu định cư của con người hơn, khiến chúng bớt sợ con người hơn trước.Tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm gia tăng các vụ va chạm giữa người và gấu. Trong vòng 12 tháng tính đến tháng 3.2024, có 219 người đã bị tấn công. Trong đó, 6 người thiệt mạng.Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, hơn 9.000 con gấu đen và nâu đã bị mắc bẫy và tiêu hủy trong thời gian đó.Một số công ty đang chuyển sang sử dụng công nghệ như một giải pháp thay thế. Như con robot “Sói quái vật” có thể gầm gừ, sủa và phát ra tiếng đe dọa. Có giá khoảng 2.500 USD, sản phẩm này được kích hoạt bằng cảm biến và chạy bằng năng lượng mặt trời.Phương pháp này đã đạt được một số thành công, nhưng ông Yamagishi giải thích rằng con người phải mất nhiều năm mới học được cách bẫy gấu và khẳng định chuyên môn của họ vẫn là không thể thiếu.Nạn lừa đảo đầu tư chứng khoán thổi bay tiền tỉ
Ngày 9.3, Sở Y tế TP.HCM cho biết đã ban hành hướng dẫn triển khai kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trên địa bàn năm 2025 theo chỉ đạo của UBND TP.HCM.Theo đó, năm 2024 trở về trước, việc khám sức khỏe cho người cao tuổi được thực hiện tại trạm y tế. Từ năm 2025 trở đi, UBND TP.HCM cho phép khám sức khỏe cho người cao tuổi tại các phòng khám đa khoa, bệnh viện công lập và tư nhân có đủ điều kiện. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi trên địa bàn thành phố tiếp cận dịch vụ. Mục tiêu đảm bảo 100% người cao tuổi được khám sức khỏe trong năm 2025.Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn, mỗi người cao tuổi sẽ được thăm khám, xét nghiệm máu với 4 chỉ số (định lượng Glucose, Creatinin, LDL-C và Triglycerid), siêu âm ổ bụng. Nếu khám và làm xét nghiệm, siêu âm ở trạm y tế thì tổng chi phí là 148.100 đồng; ở phòng khám đa khoa là 195.900 đồng; ở trung tâm y tế (hạng 3) là 199.200 đồng; trung tâm y tế và bệnh viện hạng 2 là 204.400 đồng và bệnh viện hạng 1 là 210.000 đồng.Tính riêng tiền khám, trạm y tế và phòng khám đa khoa đồng giá 36.500 đồng; trung tâm y tế (hạng 3) là 39.800 đồng; bệnh viện hạng 2 là 45.000 đồng và bệnh viện hạng 1 là 50.600 đồng.Tất cả chi phí trên do ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác chi trả. Theo Sở Y tế TP.HCM, tính đến ngày 31.12.2024, các quận, huyện và TP.Thủ Đức đã khám được 329.330 người cao tuổi (trong tổng số 1.001.575 người từ 60 tuổi trở lên), chỉ mới đạt được 32,9%. Nhưng kết quả khám ban đầu cho thấy có 61,6% người cao tuổi bị tăng huyết áp, 25,68% người cao tuổi mắc và nghi ngờ đái tháo đường.Ngoài ra, có 0,26% người cao tuổi có mức độ trầm cảm, lo âu từ vừa đến nặng. 17,6% người có dấu hiệu tiền suy yếu, 1,3% người có dấu hiệu suy yếu. 2,3% người cao tuổi có nguy cơ té ngã. 2,2% người cao tuổi có các hoạt động sống cơ bản hằng ngày (tắm, mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh, tiêu tiểu, di chuyển) cần người khác hỗ trợ. 7,9% cao tuổi người cao tuổi có các hoạt động sinh hoạt hằng ngày (khả năng sử dụng điện thoại, mua sắm, chuẩn bị thức ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ...) cần người khác hỗ trợ.Cũng nhờ hoạt động khám sức khỏe người cao tuổi, TP.HCM đã phát hiện thêm 49.197 người bị tăng huyết áp, 26.974 người nghi ngờ đái tháo đường. "Đẩy nhanh khám sức khỏe người cao tuổi để kịp thời phát hiện và quản lý điều trị các bệnh không lây nhiễm, lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Từ đó xác định được mô hình sức khỏe và bệnh tật, chủ động can thiệp sớm giúp tăng hiệu quả, giảm chi phí điều trị, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân", Sở Y tế TP.HCM thông tin.
Nhiều chiêu trò lừa đảo trên mạng: Đổi giấy phép lái xe, làm visa giá rẻ
Theo ghi nhận của người viết, trong đêm lễ Tình nhân (14.2), các điểm bán hoa, socola, gấu bông đang giảm giá 50% các sản phẩm cho những cặp tình nhân. Đường sá ở TP.Buôn Ma Thuột trở nên nhộn nhịp, đông đúc khi người dân, giới trẻ dạo chơi, ăn uống trong đêm Valentine.Anh Nguyễn Văn Thành (43 tuổi, trú tại P.Ea Tam, TP.Buôn Ma Thuột) cho biết bản thân đã bán hoa vào các dịp lễ được 10 năm. Vào ngày Valentine, giới trẻ thường mua những món quà, như: hoa tươi, hoa giấy, gấu bông, socola… để tặng cho người yêu của mình. "Năm nay, sinh viên ở Trường ĐH Tây Nguyên khá ít nên doanh thu của tôi giảm sút gần một nửa so với năm trước. Năm nay hoa tươi hết hàng sớm, còn hoa giấy, socola, tôi đều giảm giá 50% cho các bạn trẻ, người dân trước khi hết ngày lễ", anh Thành chia sẻ. Nhiều người bán hàng cho biết giá quà lễ Tình nhân dao động từ 200.000 – 1 triệu đồng/sản phẩm tùy loại vào ngày 13.2. Tuy nhiên, đến ngày 14.2, các sản phẩm đều phải giảm giá 50% để tránh bị lỗ vốn, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên, người thu nhập thấp có thể mua tặng người yêu của mình. Dưới đây là một số hình ảnh trong đêm lễ Tình nhân tại TP.Buôn Ma Thuột:
Trao đổi với Thanh Niên, một giáo viên dạy thêm tại TP.HCM cho biết những ngày qua, cô "đứng ngồi không yên" bởi một điều khoản trong quy định mới là phải đăng ký kinh doanh nếu muốn tổ chức dạy thêm ngoài trường. Đó là vì cô cùng các thầy cô khác đang hoạt động theo mô hình "tự phát", tức "gom lớp" và dạy tại tư gia. "Tôi đang tìm luật sư để được tư vấn thêm để sớm đáp ứng yêu cầu của Thông tư 29", nữ giáo viên cho hay."Nếu được, tôi mong Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT TP.HCM hỗ trợ hay xây dựng kênh giải đáp về mặt pháp lý để các thầy cô có thể làm đúng quy định, trong bối cảnh thông tư ra mắt khá gấp gáp (một tháng rưỡi-PV) và lại trùng vào dịp nghỉ tết nên thực tế giáo viên chỉ có vài tuần để tìm hiểu, chuẩn bị", người này nói. "Một số thầy cô trong nhóm cũng muốn giảm thời gian dạy thêm để tránh lời ra tiếng vào khi phải báo cáo hiệu trưởng".Chung nỗi lo, một giáo viên chuyên dạy thêm trực tuyến ở TP.HCM cũng đang cân nhắc "đầu quân" vào một công ty chuyên tổ chức dạy thêm trực tuyến, thay vì hoạt động độc lập trong tình trạng không đăng ký kinh doanh như hiện tại. "Một phần tôi sợ thủ tục sẽ phiền phức, một phần cũng vì lo không thể giải quyết những vấn đề phát sinh sau đó và cả câu chuyện thu học phí, rồi báo cáo thuế ra sao", thầy chia sẻ.Trong khi đó, thầy Đặng Duy Hùng, quản lý hệ thống luyện thi Lasan - Helius Education (TP.HCM), thông tin trung tâm của nam giáo viên vẫn hoạt động phù hợp theo thông tư mới vì đã đăng ký kinh doanh ngay từ khi thành lập, xây dựng đội ngũ giáo viên cơ hữu (tức dạy toàn thời gian tại trung tâm). "Các trung tâm đã định hướng mô hình từ sớm sẽ thuận lợi với thông tư mới", thầy Hùng nhận xét.Cũng theo nam quản lý, học sinh vẫn cần phải học thêm do các kỳ thi, nhất là những kỳ thi đánh giá năng lực và sắp tới là thi tốt nghiệp THPT "vẫn chưa giảm được độ khó và độ phức tạp". Song, thông tư mới đã đảm bảo được tính công bằng, nâng cao chất lượng của tiết học chính khóa ở trường phổ thông. "Chỉ cần giáo viên thật sự dạy tốt thì sẽ có học sinh không học chính khóa tìm và theo học", thầy Hùng chia sẻ.Ngoài các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường, Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT còn có nhiều điều khoản khác về vấn đề dạy thêm và học thêm trong nhà trường, cũng như nêu rõ các trường hợp không được dạy thêm hay tổ chức dạy thêm. Dưới đây là một số điểm nổi bật của quy định mới được ban hành vào ngày 30.12.2024 và chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2.Trước đó, vào ngày 7.2, UBND TP.HCM triển khai công văn đến Sở GD-ĐT TP.HCM và UBND TP.Thủ Đức cùng các quận, huyện về việc thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT. Công văn yêu cầu các bên cần hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho trường học, tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn; tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
Công an xã có được dừng xe xử phạt khi không có CSGT đi cùng?
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.