$805
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của nghiet oan tap 22. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ nghiet oan tap 22.Hàng loạt ngân hàng đã giảm lãi suất gần đây. Chẳng hạn, ABBANK giảm lãi suất 0,1% ở các kỳ hạn từ 2 - 60 tháng, dao động từ 3,2 - 5,2%/năm. OCB cũng giảm từ 0,05 - 0,25%/năm, xuống còn 3,9 - 5,9%/năm. Ngân hàng số Vikki giảm 0,1 - 0,5% các kỳ hạn từ 1 đến 15 tháng đối với tiền gửi online và tại quầy, dao động từ 3,9 - 5,9%/năm. MBV giảm 0,2% ở các kỳ hạn từ 1 - 3 và 18 - 36 tháng đối với tiền gửi online và tiền gửi tại quầy.Trong 3 tuần qua, Eximbank đã 6 lần giảm lãi suất đối với một số chương trình huy động vốn như "Gửi dài an tâm" giảm 0,6 - 0,8% lãi suất các kỳ hạn 15 - 36 tháng; tiền gửi tiết kiệm giảm 0,1 - 0,2% các kỳ hạn 12 - 24 tháng đối với khách hàng thường và giảm 0,2% các kỳ hạn 6 - 12 tháng đối với khách hàng trên 50 tuổi; đối với tiền gửi online giảm 0,1% các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 0,2 - 0,8% đối với các kỳ hạn từ 6 - 36 tháng… Ngoài ra còn có các ngân hàng khác giảm lãi huy động như NCB, Nam A Bank, VPBank…Trong đợt giảm lãi huy động lần này còn có ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV với mức điều chỉnh đi xuống 0,1%. Tại BIDV, lãi suất huy động từ kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng còn 1,6 - 3%/năm; còn Vietcombank huy động từ 1,6 - 2,9%/năm… Trong đợt này có 18 ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động.Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất tiền đồng giảm 0,2 - 0,5% so với đầu tháng. Ngày 18.3, lãi suất tiền đồng kỳ hạn qua đêm xuống còn 4,18%/năm, 1 tuần còn 4,35%/năm, 2 tuần còn 4,31%/năm, 1 tháng 4,49%/năm, 3 tháng còn 4,66%/năm… Hoạt động bơm tiền từ Ngân hàng Nhà nước vẫn diễn ra liên tục trên thị trường mở nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các nhà băng. Ngày 19.3, 3 thành viên đã trúng thầu khối lượng hơn 1.844 tỉ đồng ở kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 4%/năm. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của nghiet oan tap 22. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ nghiet oan tap 22.Tuấn dẫn tôi lên núi. Những dãy núi đá ở xã Đỉnh Sơn sừng sững, cây cối um tùm. "Bên kia núi là thung lũng, nơi mình khởi nghiệp", Tuấn nói.Tuấn leo lên chiếc "ca bin" làm bằng những tấm gỗ rồi giật cho máy nổ. Trong chốc lát, chiếc "ca bin" đưa Tuấn lên đến gần đỉnh núi. Tôi men theo con đường mòn để lên núi. Con đường nhỏ, cheo leo vách đá và phải mất hơn 20 phút mới đến nơi. "Thời gian đầu mình cũng phải leo bộ như thế này. Ngày thả lợn vào rừng, mình phải nhờ 7 người khỏe mạnh, gánh từ 7 giờ đến 15 giờ mới vận chuyển xong 16 con lợn lên núi", Tuấn kể.Để giảm công sức đi lại, tiện cho việc vận chuyển lợn và các vật dụng, Tuấn lên mạng tìm hiểu và mày mò tự chế cáp treo. Cáp treo gồm 2 sợi dây cáp nối từ chân núi lên gần đến đỉnh và một cái "ca bin" bằng gỗ để ngồi. Tuấn lắp máy nổ trên "ca bin" để kéo sợi dây cáp thứ 3 cho "ca bin" di chuyển. Tuy nhiên, cáp treo chỉ hỗ trợ chiều lên, còn khi xuống vẫn phải cuốc bộ trên ghềnh đá lởm chởm.Đứng trên núi nhìn xuống là một thung lũng khá rộng được bao bọc bởi các dãy núi và rừng cây. Thung lũng này trước đây là nơi trồng ngô, sắn của vài gia đình, nhưng do đường đi khó khăn nên họ bỏ. Thấy đất bỏ hoang lãng phí, Tuấn tận dụng để thả lợn rừng và hiện nay đây đã trở thành nơi trú ngụ và sinh sản của gần 200 con.Nhà nghèo nên Tuấn chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ. Lớn lên, Tuấn vào Nam làm công nhân rồi đi xuất khẩu lao động ở Ba Lan. "Sang Ba Lan, gặp phải dịch Covid-19 nên không có việc, mình chán nản và nghĩ sẽ quay về quê để bám rừng khởi nghiệp. Thung lũng này và phía trong còn có một số thung lũng nữa mình đã biết từ khi còn bé thường đi lấy củi cho gia đình nên nảy sinh ý định sẽ về nuôi lợn rừng theo mô hình hoang dã. Mình lên mạng tìm kiếm thông tin, kinh nghiệm về nuôi lợn rừng và thấy rất khả thi nên quyết định về quê", Tuấn kể.Năm 2022, sau khi khảo sát kỹ lưỡng thung lũng, Tuấn quyết định mua 16 con lợn rừng để thả. Được sống trong môi trường hoang dã với diện tích khoảng 100 ha núi rừng, nguồn thức ăn tự nhiên khá dồi dào nên lợn phát triển tốt. Tuấn thỉnh thoảng bổ sung thêm các loại thức ăn như chuối, ngô hạt, mía. Đàn lợn vì thế rất gần gũi với ông chủ. Khi nghe tiếng gọi của Tuấn, đàn lợn rừng đang kiếm ăn trên núi kéo nhau chạy xuống. Để nhân giống đàn lợn, Tuấn nuôi nhiều lợn nái và những con lợn mẹ này sinh sản rất đều đặn. Nhờ sống trong môi trường hoang dã rộng lớn nên thịt lợn chắc, ngon. Thung lũng này cách biệt với khu dân cư và gần như không có người lui tới nên cũng thuận lợi trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rừng.Sau 2 năm khởi nghiệp, Tuấn đã nhân đàn lợn lên gần 200 con và xuất bán khá nhiều lợn thịt và lợn giống. Lợn hơi được bán với giá 220-250 ngàn đồng/kg. Mỗi con lợn rừng nuôi 1 năm nặng khoảng 25 kg, xuất bán thu về 5-6 triệu đồng/con. Dù mới khởi điểm và đang ở giai đoạn nhân giống, nhưng cả lợn thịt lẫn lợn giống đã xuất bán, năm nay Tuấn thu về hàng trăm triệu đồng.Để mở rộng đầu ra, Tuấn tạo tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội, đăng tải clip về đàn lợn rừng của mình, thu hút sự theo dõi của nhiều người. "Nuôi lợn rừng theo mô hình này ban đầu không cần nhiều vốn, chi phí nuôi rất thấp, hiệu quả lại cao; chất lượng thịt ngon nên đầu ra rất rộng. Ở nước ta có nhiều vùng núi có địa hình tương tự, mình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn có nhu cầu tìm hiểu và nuôi lợn rừng theo mô hình này", Tuấn bộc bạch. ️
Chiều 31.12, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM chạm trán đội Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ở trận đấu thuộc khuôn khổ lượt đầu của nhóm 6 bảng E (vòng loại khu vực TP.HCM), giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO. Trước nhiệm vụ phải giành 3 điểm để nắm lợi thế trong cuộc đua đến ngôi đầu, đội bóng của HLV Phan Hoàng Vũ đã chơi cực kỳ quyết tâm.Trong hiệp 1, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM gặp nhiều khó khăn và chỉ ghi được 1 bàn thắng. Nhưng đến hiệp 2, thầy trò HLV Phan Hoàng Vũ đã bất ngờ chơi bùng nổ. Chỉ trong 4 phút đầu của hiệp 2 (phút 41, 42 và 44), đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã ghi đến 3 bàn thắng, để vươn lên dẫn trước với tỷ số 4-0. Đây cũng là kết quả chung cuộc của trận đấu. Đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có màn ra quân ấn tượng tại mùa giải 2025.HLV trưởng Phan Hoàng Vũ chia sẻ sau trận đấu: "Tôi hài lòng với kết quả của trận đấu này. Nhưng để tiến sâu vào giải thì đội phải cố gắng nỗ lực và cải thiện hơn nữa, đặc biệt là về mặt thể lực. Nhiều cầu thủ tới phút 70 có dấu hiệu bị chuột rút, thì nếu gặp những đối thủ mạnh thì sẽ rơi vào tình thế khó khăn".Theo HLV Hoàng Vũ, sức mạnh của đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM có phần suy giảm so với mùa giải năm 2024. Nhiều cầu thủ giàu kinh nghiệm, có khả năng thủ lĩnh, nhắc nhở đồng đội trên sân đã ra trường. "Trong đội hình chủ yếu là sinh viên năm 2, và có đến 7 bạn năm nhất và chỉ còn 2 bạn đang học năm 3. Để đội bóng thi đấu tốt thì cần phải có nhiều cầu thủ đạt độ chín muồi. Tuy nhiên, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM sẽ nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu vào vòng chung kết giải", ông Vũ cho biết.Nhóm 6 có đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, đội Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), đội Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM và đội Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Cuộc đua cho vị trí nhất nhóm 6 được dự báo sẽ rất khốc liệt giữa đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM và đội Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG) TP.HCM. Trong 7 nhóm đấu ở vòng loại khu vực TP.HCM, chỉ có đội đứng nhất ở mỗi nhóm và đội nhì có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền vào vòng play-off, tranh vé vào chơi vòng chung kết.Chiến thắng ấn tượng của đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM ở ngày ra quân cũng là màn khẳng định sức mạnh trước trận đấu được xem là "chung kết" của nhóm đấu. Ở lượt trận thứ 2 của nhóm 6, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM sẽ chạm trán với đội Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), vào lúc 15 giờ ngày 6.1. ️
Giáo viên tiếng Anh một trường tiểu học nêu câu hỏi: Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ 14.2.2025 quy định "không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống". Vậy thì học sinh tiểu học đi học tiếng Anh tại trung tâm có phải là "học thêm" không? Giáo viên này cho biết nếu ngoài giờ làm việc ở trường, cô ký hợp đồng, đi dạy ở một trung tâm tiếng Anh và việc tuyển sinh hoàn toàn do trung tâm thực hiện. Chương trình cô dạy tại trung tâm tiếng Anh theo các giáo trình khác với sách giáo khoa hiện hành, giúp học sinh lấy các chứng chỉ tiếng Anh khác nhau. Vậy việc làm thêm của cô có bị tính là tham gia đi dạy thêm phải tuân thủ quy định tại Thông tư 29 hay không? Và nếu trong quá trình dạy tại trung tâm này, cô được phân công dạy lớp mà có học sinh cô đã dạy ở trường tiểu học thì có bị vi phạm gì hay không?Hay một giáo viên đang dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc người này dạy chứng chỉ IC3 tin học ở trung tâm. Việc này có tính là giáo viên đi dạy thêm theo Thông tư 29 không? Nếu giáo viên này dạy đúng học sinh đang dạy ở trường tiểu học thì có được không?Trả lời PV Thanh Niên, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Việc dạy tiếng Anh tại các trung tâm chú trọng luyện nói, nghe, đọc, ôn thi các chứng chỉ như Starters, Movers… không phải dạy kiến thức trên lớp, học tiếng Anh ở đây để phát triển năng lực. Nên dạy tiếng Anh ở trung tâm (kể cả với học sinh tiểu học) không được xếp là dạy thêm".Ông Minh cũng nhấn mạnh cần nắm rõ khái niệm dạy thêm, học thêm. Tại khoản 1, điều 2 Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐ ngày 30.12.2024 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm có định nghĩa: "Dạy thêm, học thêm là hoạt động dạy học phụ thêm ngoài thời lượng quy định trong kế hoạch giáo dục đối với các môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành".Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nói: "Các trung tâm ngoại ngữ khi được cấp giấy phép hoạt động tổ chức dạy học thì không phải được cấp phép để dạy nội dung ở trong trường, mà để dạy tiếng Anh Starters, Movers, KET, PET…, theo một tài liệu khác, một kỹ năng phát triển khác, nên không nằm trong các nội dung chương trình chính khóa"."Các trung tâm ngoại ngữ tại TP.HCM đang được cấp phép hoạt động giáo dục để dạy tiếng Anh thực hành theo Thông tư 28 (Thông tư số 28/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về ban hành Chương trình Giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành). Không có trung tâm ngoại ngữ nào được cấp phép để dạy tiếng Anh trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cả. Do đó nếu trung tâm ngoại ngữ tổ chức dạy học tiếng Anh chương trình GDPT 2018 là làm sai giấy phép", ông Hồ Tấn Minh nói thêm.Về câu hỏi giáo viên dạy trường tiểu học công lập, ngoài giờ làm việc đi dạy chứng chỉ IC3 ở trung tâm ngoại ngữ - tin học, có tính là dạy thêm theo Thông tư 29 không, ông Minh cho biết đây không phải là hoạt động dạy thêm, học thêm, bởi dạy IC3 là dạy kỹ năng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.IC3 không nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, trung tâm dạy để học sinh có được chứng chỉ quốc tế, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng cho học sinh, và đây không phải dạy kiến thức chính khóa. ️