Học hỏi cách phối đồ nhẹ nhàng, thanh lịch cùng Phương Khánh trong phong cách tối giản
Phút 64, Supachok Sarachat bất ngờ có bàn nâng tỷ số lên 2-1 cho đội tuyển Thái Lan bằng cú sút từ ngoài vòng cấm trong sự sững sờ của đội tuyển Việt Nam và rất nhiều CĐV có mặt trên sân Rajamangala, vì trước đó Đình Triệu đã chủ động ném bóng ra biên khi Hoàng Đức bị đau.Trọng tài sau khi trao đổi với cả 2 BHL đã chấp nhận bàn thắng này. Nhưng như cách Supachok và các cầu thủ Thái Lan cố gắng tìm lý do cho mình, sự gượng gạo trong ăn mừng của các CĐV đã nói lên điều ngược lại. Tiếng cổ vũ tại Rajamangala từ sau bàn thắng đó đã không còn rộn ràng như trước nữa!Thái Lan đang là vua của Đông Nam Á với 2 chức vô địch AFF Cup liên tiếp, cùng kỷ lục 7 lần đăng quang. Nhưng đêm 5.1, niềm kiêu hãnh lớn lao đó đã bị tổn thương khi các học trò của HLV Masatada Ishii chọn cách đi ngược tinh thần bóng đá đẹp.Không chỉ bàn thắng bị CĐV Đông Nam Á ví như "ăn cắp", các cầu thủ Thái Lan còn thể hiện bộ mặt xấu xí với hàng loạt pha phạm lỗi, các đòn tiểu xảo nhằm gây ức chế cho các cầu thủ đội tuyển Việt Nam. Chiếc thẻ đỏ của Weerathep Pomphan chính là hình ảnh tiêu biểu cho lối chơi xấu của đội tuyển Thái Lan.Việc từ bỏ điểm mạnh là chơi bóng kỹ thuật, đã khiến đội tuyển Thái Lan phải trả giá khi không còn là chính mình. Khi Tuấn Hải đem về bàn gỡ hòa 2-2, có thể cảm nhận rất rõ các cầu thủ "Voi chiến"đã mất tinh thần.Niềm tin của Thái Lan đã bị sứt mẻ trầm trọng không chỉ vì pha đá phản lưới nhà của Pansa Hemviboon mà còn vì hạt mầm "sợ hãi" đã đâm chồi từ trước đó, trước đội tuyển Việt Nam trong muôn vàn sức ép vẫn tập trung tối đa cho việc chơi bóng.Ngay từ đầu trận đấu, trái ngược với nhiều dự đoán, HLV Kim Sang-sik đã bố trí đội hình chủ động dâng cao chơi tấn công sòng phẳng trước đội chủ nhà Thái Lan.Tinh thần không biết sợ đó đã giúp đội tuyển Việt Nam có bàn dẫn 1-0 do công Tuấn Hải, người đến với AFF Cup 2024 với đôi chân chưa khỏi hẳn chấn thương, được cất kỹ cả giải trước khi bất ngờ đá chính ở trận chung kết lượt về và trở thành người hùng.Ngay cả trong những thời khắc khó khăn nhất, khi chứng kiến Thái Lan bất chấp tất cả để có 2 bàn thắng, kể cả thiếu fair-play và đá rắn… thì các cầu thủ Việt Nam vẫn tỉnh táo để không bị cuốn theo, không trả đũa mà tập trung tối đa chơi bóng.Đặc biệt từ sau bàn thắng của Supachok, các cầu thủ Việt Nam đã có phản ứng theo cách quá tuyệt vời. Các chàng trai áo đỏ khiến Thái Lan bất ngờ, không có thái độ cay cú trả đũa như người Thái mong chờ, ngược lại là tinh thần không bỏ cuộc mạnh mẽ.Sau trận đấu, hậu vệ Ben Davis - người chơi tốt nhất bên phía Thái Lan miễn cưỡng dùng từ "thiếu may mắn" để nói về thất bại của đội nhà. Nhưng có lẽ bản thân anh cũng hiểu "Voi chiến" đã có thất bại toàn diện trước khán giả nhà.Đây không phải là lần đầu tiên Thái Lan để thua đội tuyển Việt Nam ở Rajamangala, nhưng chắc chắn nó sẽ là thất bại đáng quên nhất của họ, khi "Voi chiến" đánh mất mình trong mắt CĐV Đông Nam Á, trước bài học tinh thần thể thao từ các cầu thủ Việt Nam.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnÔng Phạm Hồng Hải đảm nhận quyền Tổng giám đốc OCB
Trận đấu được chờ đợi giữa CLB Thanh Hóa với CLB TP.HCM trên sân Thống Nhất diễn ra hấp dẫn như kỳ vọng. Đội bóng xứ Thanh cho thấy thực lực lẫn tham vọng cùng khả năng chơi rất hay trên sân khách khi có bàn thắng mở tỷ số từ rất sớm (phút thứ 7). Đội chủ nhà cũng cho thấy nỗ lực cao độ, bất ngờ dẫn ngược 2-1, trong đó có bàn thắng đẹp mắt của Nguyễn Thái Quốc Cường. Tuy nhiên Doãn Ngọc Tân tỏa sáng với siêu phẩm sút xa giúp CLB Thanh Hóa cân bằng tỷ số 2-2 cũng là kết quả chung cuộc. Chỉ giành được 1 điểm trên sân Thống Nhất, CLB Thanh Hóa đạt 23 điểm, lỡ cơ hội chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng của CLB Nam Định (24 điểm) nhưng vẫn giữ được danh hiệu "vua sân khách" khi bất bại 6 trận (thắng 4, hòa 2). Tuy xếp hạng nhì nhưng CLB Thanh Hóa thi đấu ít hơn 1 trận so với CLB Nam Định nên còn nguyên cơ hội chiếm ngôi đầu của đối thủ này. Trong khi đó CLB TP.HCM xếp hạng 9 với 15 điểm. Ở trận còn lại diễn ra trên sân Tam Kỳ, CLB Đà Nẵng thi đấu ấn tượng trước đối thủ được đánh giá mạnh hơn là Thể Công Viettel. Bàn thắng của Phan Văn Long giúp đội bóng sông Hàn vượt lên dẫn bàn. Chiến thắng cùng 3 điểm quý giá tưởng chừng trong tay thầy trò HLV Lê Đức Tuấn nhưng họ lại để đội Thể Công Viettel có bàn thắng cân bằng tỷ số 1-1 ở phút 90+5. Với 1 điểm có được trong trận đầu chơi trên sân nhà Tam Kỳ, CLB Đà Nẵng đạt 8 điểm, vẫn ở cuối trên bảng xếp hạng nhưng thu ngắn cách biệt chỉ còn 1 điểm so với đội SLNA. Đây là tín hiệu đầy khả quan của đội Đà Nẵng khi họ bất bại sau 2 lượt trận (1 thắng, 1 hòa). Trong khi đó việc để CLB Đà Nẵng chia điểm khiến CLB Thể Công Viettel chỉ có 22 điểm, lỡ cơ hội san bằng cách biệt với đội xếp trên là CLB Nam Định (24 điểm).Bảng xếp hạng vòng 13 V-League ngày 14.2: FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Quảng Ninh: Thu giữ 400 hộp thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19 của Trung Quốc
Bệnh dại là một bệnh nhiễm virus nặng gây viêm não tủy cấp tính, do vi rút dại lây từ động vật có vú sang người, khi đã lên cơn dại tỷ lệ tử vong là 100%.Tại Việt Nam, bệnh dại xuất hiện ở nhiều địa phương, nguồn truyền bệnh chính là chó, mèo. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm. Năm 2023 số người điều trị dự phòng bệnh dại là 674.888 người tăng hơn 45% so với năm 2022; cả nước cũng ghi nhận 82 ca tử vong do bệnh dại tại 30/63 tỉnh thành, phố. Tính đến cuối năm 2024, cả nước ghi nhận 84 ca tử vong do bệnh dại tại 34/63 tỉnh, thành phố. Bệnh dại có thể dự phòng bằng tiêm vắc xin hay huyết thanh kháng dại, tiêm ngay lập tức và đúng phác đồ có thể phòng bệnh 100%. Tuy nhiên, nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của bệnh dại còn rất chủ quan, lơ là, không tiêm phòng huyết thanh kháng dại, vắc xin phòng dại kịp thời sau khi bị động vật nghi dại cắn hoặc tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định. Nhiều trường hợp được chỉ định tiêm kết hợp huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại nhưng vì băn khoăn chi phí tiêm chủng cao, tâm lý sợ tốn kém tiền bạc nên đã trì hoãn mũi tiêm hoặc không tiêm. Lo ngại hơn, vì chủ quan và thiếu thông tin, người dân bị phơi nhiễm với bệnh dại đã không đến cơ sở y tế để tư vấn, tiêm phòng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Bên cạnh đó, còn có những trường hợp lại tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Đơn cử, ca tử vong do bệnh dại ghi nhận tại thôn O Đất, xã Ia Băng, H.Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai vào ngày 8.8.2024. Ngoài trường hợp tử vong là anh D., địa phương còn ghi nhận 11 trường hợp phơi nhiễm. Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai, trước đó, anh D. bị chó của gia đình cắn, đến cơ sở y tế để xử lý vết thương, nhưng không khai báo và cũng không tiêm huyết thanh kháng dại, vắc xin phòng bệnh dại. Con chó sau khi cắn anh D. đã bị người nhà đập chết làm thịt để ăn. Kết quả điều tra cho thấy, xác minh có 11 người phơi nhiễm; trong đó, 2 người nguy cơ rất cao do trực tiếp làm thịt chó, 9 người tiếp xúc với trường hợp tử vong do bệnh dại.Tháng 5.2024, bà D. sinh năm 1971, ngụ phường Long Tâm (TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) bị mèo cào vào chân với vết xước trầy ở da, chảy máu nhẹ, do nghĩ mèo nhà nuôi nên bà D. chủ quan không đi tiêm dự phòng sau phơi nhiễm. Tháng 11.2024, bà D. có biểu hiện bị sốt, mệt mỏi, đau họng, khó thở và người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu với chẩn đoán bệnh dại viêm cơ Tim cấp và tử vong sau đó vài ngày.Ngoài ra, thực trạng hiện nay cho thấy một số nhân viên y tế vẫn còn e ngại trong việc tiêm kết hợp huyết thanh kháng dại và vắc xin dại, cho rằng có nhiều tác dụng phụ. Do đó, việc triển khai đưa huyết thanh kháng dại vào các điểm tiêm chủng, còn e dè các phản ứng sau tiêm.Theo thống kê của ngành Y tế, những năm gần đây bình quân cả nước có khoảng 600 nghìn người bị chó, mèo cắn và trên 70 người tử vong mỗi năm dù đã có vắc xin cho cả người và động vật. Bệnh dại luôn giữ vị trí có số ca tử vong nhiều nhất trong các bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, chi phí để giải quyết hậu quả khi bị chó, mèo cắn và các hệ lụy của bệnh dại tiêu tốn gần 1.000 tỉ đồng/năm.Bệnh dại còn gây ảnh hưởng đến an sinh xã hội và các khía cạnh của đời sống như gây đau khổ cho gia đình nạn nhân; vết thương do chó cắn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm thần của nạn nhân có thể suốt đời; mất cơ hội vui chơi giải trí, nghiên cứu, học tập, làm việc và gây ảnh hưởng môi trường.Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC) là đơn vị trong nước, sản xuất huyết thanh kháng dại để dự phòng bệnh dại cung cấp cho các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc trong gần 30 năm nay. Không ngừng áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại và tuân thủ GMP vào trong sản xuất. IVAC đã cải tiến thành công sản phẩm huyết thanh kháng dại tinh chế với tên thương mại mới là IVACRIG hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Sản phẩm IVACRIG (huyết thanh kháng dại tinh chế) được sản xuất từ huyết thanh ngựa áp dụng theo công nghệ tinh chế tiên tiến. Mỗi lô IVACRIG được đưa ra thị trường sau khi trải qua 3 cấp đánh giá về an toàn thuốc và được Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế cấp giấy chứng nhận chất lượng sau khi xem xét đầy đủ hồ sơ sản xuất lô và kiểm soát chất lượng.IVACRIG là sản phẩm có độ tinh sạch cao, an toàn, hiệu quả với giá thành hợp lý góp phần điều trị dự phòng cho người bị động vật nghi dại cắn, trung hòa virus dại giảm các khả năng gây phản ứng phụ, các phản ứng phụ (nếu có) chỉ thoáng qua và dễ dàng giải quyết như đau tại chỗ, đỏ, ngứa.Bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Người dân khi bị chó mèo cắn cần kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại, huyết thanh kháng dại, tuyệt đối không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Chủ quan sẽ trả giá đắt.
Theo đó, tối qua 14.3 nhiều trang mạng xã hội ào ạt chia sẻ hình ảnh mặt trăng có màu đỏ thẫm như máu cùng dòng trạng thái khẳng định: "Bầu trời ngay lúc này được chụp tại Tà Xùa, Sơn La".Chưa rõ độ thực hư của hình ảnh, thông tin trên, tuy nhiên các bài đăng nhanh chóng nhận về lượt tương tác "khủng". Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự ngạc nhiên, khẳng định đây là hiện tượng nguyệt thực ở Việt Nam hay còn gọi là "trăng máu". Mặt khác nhiều ý kiến phản bác, cho rằng tối qua Việt Nam không có hiện tượng nguyệt thực, đây có thể là một hiện tượng khác hoặc hình ảnh đã qua chỉnh sửa. Tài khoản Mai Thế Biển bình luận sau khi quan sát hình ảnh: "Trăng máu!"."Nhìn giống AI vẽ hơn", Dương Yumi Nguyễn nhận xét. Nickname Anh Piano cho biết: "Chỗ mình trăng vẫn sáng vằng vặc". Tài khoản Ngọc Ngà nói: "Mình ở Hà Giang, nãy trăng vừa lên mình thấy trăng đỏ lắm mà giờ hết đỏ rồi!".Cũng trong hôm qua 14.3, nhiều nơi khác trên thế giới như ở Mỹ, Canada và các nước còn lại ở Bắc và Nam Mỹ có vị trí lý tưởng để chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi trăng tròn chuyển sang màu đỏ trong hơn 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, hiện tượng này hoàn toàn không thể quan sát được ở Việt Nam.Trăng tròn tháng 3 được gọi là Trăng Giun. Tên của nó bắt nguồn từ những con giun đất xuất hiện khi đất ấm lên. Người Anglo Saxon gọi trăng tròn tháng 3 là Trăng Mùa Chay, bắt nguồn từ tiếng Đức và có nghĩa là mùa xuân. Trăng Mùa Chay cũng được dùng để chỉ thời kỳ mùa chay của Kitô giáo trước Lễ Phục sinh.Những tên gọi khác cũng liên quan đến sự "thức tỉnh" của thiên nhiên vào mùa xuân: các bộ lạc người Mỹ bản địa gọi nó là Trăng Quạ, Trăng Vỏ Tuyết và Trăng Nhựa Cây hoặc Trăng Đường . Những cái tên của người châu Âu là Trăng Gió, Trăng Cày, Trăng Chết.Quan sát những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, một chuyên gia cho biết những ý kiến khẳng định tối qua Việt Nam có nguyệt thực là hoàn toàn không chính xác. Theo đó, trong lần nguyệt thực ngày 13 - 14.3, Việt Nam không nằm trong vùng quan sát được.Trong năm 2025 này, người yêu thiên văn văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lần nguyệt thực toàn phần nhưng phải chờ đến tháng 9.2025 tới đây. Nguyệt thực này diễn ra vào ngày 7 - 8.9, có thể quan sát được tại châu Âu, châu Á, Úc, châu Phi và một số khu vực phía đông Nam Mỹ, Alaska và Nam Cực. Về hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội tối qua, chưa thể khẳng định được thực hư và độ chính xác, tuy nhiên chuyên gia này cho rằng không loại trừ khả năng ảnh đã qua chỉnh sửa để mặt trăng trở nên đỏ hơn. Trên thực tế, nhiều người cũng đã từng chứng kiến mặt trăng có màu đỏ như máu ở đường chân trời dù không xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?Chia sẻ với Thanh Niên, anh Nguyễn Anh Tuấn, Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) cho biết khi ánh sáng từ mặt trăng, mặt trời đến mắt chúng ta sẽ phải đi qua bầu khí quyển của trái đất, và có hiện tượng tán xạ của các hạt phân tử khí, hạt bụt, hạt hơi nước trong bầu khí quyển với ánh sáng này.Các ánh sáng có bước sóng ngắn như màu xanh da trời dễ bị tán xạ hơn các ánh sáng bước sóng dài như màu đỏ. Khi mặt trăng, mặt trời ở thấp dưới chân trời lúc bình minh hay hoàng hôn, ánh sáng từ các thiên thể này sẽ đi qua lớp khí quyển dày hơn và hiện tượng tán xạ xảy ra càng mạnh vì thế sẽ có màu đậm hơn với khi nó ở trên cao.Đặc biệt nếu trong khí quyển có nhiều hơi nước, hoặc ô nhiễm khói bụi thì hầu hết ánh sáng bước sóng ngắn đều bị tán xạ chỉ có bước sóng dài, màu đỏ là đến được mắt ta."Vì thế đôi lúc ta thấy mặt trăng đỏ như máu, hay mặt trời đỏ ở phía chân trời, đó là dấu hiệu của bầu trời bị ô nhiễm không khí nặng hoặc do hơi ẩm nhiều. Như vậy, ô nhiễm không khí càng nhiều hoặc hơi ẩm càng cao thì màu sắc mặt trăng càng đỏ", Cựu chủ nhiệm HAAC lý giải.
Xử lý nhiều công trình trái phép trong khu vực Vườn quốc gia Phú Quốc
Theo điều 2 Nghị định 176 năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 1.1.2025), quy định cơ quan được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước gồm:Tại điều 3 Nghị định 176 quy định, cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, căn cứ vào tiến độ thực hiện, nhu cầu kinh phí, Bộ Công an xây dựng dự toán tương ứng với số tiền thu từ xử phạt và 30% số tiền thu từ đấu giá biển số xe năm trước liền kề đã nộp vào ngân sách nhà nước. Sau đó, gửi cơ quan có liên quan tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật.Đối với kinh phí thu từ xử phạt, Bộ Công an đề xuất phương án bố trí kinh phí cho Bộ Công an và các địa phương. Đồng thời tổng hợp cùng báo cáo dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Công an để gửi cơ quan có liên quan tổng hợp theo quy định.Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước của Bộ Công an thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.Căn cứ vào kinh phí thu từ xử phạt được bố trí, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập phương án phân bổ ngân sách cho các cơ quan tại địa phương quy định tại điểm b khoản 1 điều 2 Nghị định này.Đồng thời, trình HĐND cùng cấp quyết định và gửi Bộ Công an, cơ quan có liên quan tổng hợp theo quy định. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đã bố trí thực hiện theo quy định của luật Ngân sách nhà nước và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.Trường hợp nguồn kinh phí chi thường xuyên, hoặc các nguồn khác từ ngân sách nhà nước bố trí cho hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông chưa đáp ứng yêu cầu, thì được sử dụng nguồn kinh phí thu từ xử phạt này, và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.Đầu tư, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện.Xây dựng, vận hành, quản trị, nâng cấp, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông.Xây dựng, cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp, mở rộng các công trình, trung tâm chỉ huy, trụ sở, nơi làm việc, nơi tạm giữ phương tiện.Thuê tài sản (nhà, đất, phương tiện, trang thiết bị và tài sản khác) phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Chi xăng, dầu, nhiên liệu khác phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Thực hiện công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông. Giải quyết vụ, việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông. Khắc phục sự cố, phòng, chống ùn tắc, xử lý điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.Chi công tác phí, hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Vận hành đường dây nóng, các ứng dụng công nghệ, phần mềm trong hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.Sơ kết, tổng kết, tổ chức hội nghị, hội thảo triển khai nhiệm vụ, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông.Chi vật tư, văn phòng phẩm, in hồ sơ, tài liệu. Điện duy trì hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông. Cước phí bưu chính, thông tin liên lạc phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Khảo sát, đánh giá, lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chế độ, chính sách về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Tổ chức nghiên cứu, điều tra thống kê, thực hiện đề tài khoa học, tiến hành hoạt động thử nghiệm, phát triển sản phẩm, dịch vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm.Nhập dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Hợp tác quốc tế về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Các nội dung chi khác thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội theo quy định.Thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.Mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 1 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5 triệu đồng/1 vụ, việc.Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (1 ca từ đủ 4 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau), 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.Mức chi bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng. Riêng đối với ca đêm không quá 200.000 đồng/người/ca, 1/2 ca (2 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.Mức chi cho các nội dung chi khác thực hiện theo quy định pháp luật.