Cô bé 12 tuổi nuôi đam mê chạy bộ từ những chiều chăn bò
PGS-TS Nguyễn Trọng Phước, Trưởng khoa Xây dựng Trường ĐH Mở TP.HCM, khẳng định tầm quan trọng của kiến thức toán và tư duy logic khi theo học khối ngành kỹ thuật - công nghệ. Bên cạnh đó, ngoại ngữ là ưu tiên tiếp theo bên cạnh kỹ năng giao tiếp tốt, thái độ làm việc tốt."Khi có đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc, người học khối ngành này hoàn toàn có thể lãnh mức lương lên tới 50 triệu đồng/tháng", PGS-TS Phước khẳng định.Lý giải “hiện tượng” Lewandowski
Sau nghi thức khai hội, lãnh đạo thành phố và các học sinh giỏi tiêu biểu thực hiện nghi thức khai bút với nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Vì sao 2 hoa hậu Mỹ trả lại vương miện?
Liên quan thông tin 2 cô gái bị bắt cóc đưa sang Campuchia, chiều 18.2, một lãnh đạo Công an H.Cái Nước (Cà Mau) khẳng định là sai sự thật.Công an địa phương cũng có báo cáo ban đầu về vụ việc gây hoang mang dư luận này. Cụ thể, khoảng 12 giờ 30 cùng ngày, Công an TT. Cái Nước nhận được tin báo có vụ bắt cóc xảy ra trên địa bàn. Ngay khi tiếp nhận, đơn vị đã tiến hành mời những người có liên quan về trụ sở làm việc.Theo trình bày của ông P.T.N (54 tuổi, ở Q.Tân Phú, TP.HCM), ông có quen một phụ nữ tên T., hiện sinh sống tại Campuchia. Bà T. thuê ông N. đến H.Cái Nước đón 2 người là L.N.Y. (15 tuổi, ở xã Tân Hưng Đông, H.Cái Nước) và P.K.V. (17 tuổi, ở TT.Cái Nước) để đưa sang Campuchia làm việc. Bà T. có đưa ông N. số điện thoại của L.N.Y. và P.K.V.Khoảng 9 giờ 30 cùng ngày, ông N. đón Y và V. tại điểm hẹn ở khóm 2, TT.Cái Nước. Sau đó, ông đưa cả 2 đi mua mỹ phẩm và ăn cơm (tiền mua mỹ phẩm do bà T. trả). Tuy nhiên, sau khi ăn cơm, L.N.Y không đồng ý lên xe để đi Campuchia nên gọi xe ôm đến rước. Lúc này, L.N.Y đề nghị ông N. mở cốp xe để lấy đồ nhưng ông không đồng ý, vì tiền mỹ phẩm do bà T. trả, phải chờ ông liên hệ bà T.Cùng thời điểm này, một số người dân xung quanh không hiểu rõ câu chuyện nên tung tin đồn "2 cô gái bị bắt cóc". Một số người quá khích đập vỡ kính ô tô của ông N. Nhiều người tập trung quay, phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội, gây xôn xao dư luận.Như Thanh Niên thông tin, trưa 18.2, nhiều trang mạng xã hội Facebook có lượt theo dõi lớn chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh người dân tại TT.Cái Nước tập trung rất đông chứng kiến một ô tô 7 chỗ bị đập bể kính để ngăn cản vụ người đàn ông bắt cóc 2 cô gái để đưa sang Campuchia. Thông tin này được chia sẻ chóng mặt, gây hoang mang dư luận.Hiện, Công an TT. Cái Nước đang phối hợp đội nghiệp vụ Công an H.Cái Nước làm việc với những người có liên quan vụ việc để xác định rõ bản chất, nội dung và xử lý đúng quy định.
Tại một buổi nói chuyện về nghệ thuật tổ chức cuộc sống hôn nhân, gia đình do Sở Y tế TP.HCM tổ chức vào tháng 12.2024, tiến sĩ Tô Nhi A, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, đã đặt ra câu hỏi: "Tương lai, liệu thế hệ Alpha có hỏi ba mẹ rằng tại sao con phải giao tiếp với con người?". Câu hỏi này khiến rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn.Theo tiến sĩ Tô Nhi A, thế hệ Alpha – những đứa trẻ lớn lên trong thời đại công nghệ số – đang dần quen với việc giao tiếp qua điện thoại, AI... Trẻ cảm thấy nói chuyện với ba mẹ không còn thấy vui, đặc biệt trong bối cảnh các bậc phụ huynh thường thiếu kiên nhẫn hoặc không đáp ứng được nhu cầu trò chuyện của con. "Mẹ nào nhẫn nại thì nhẹ nhàng bảo: "Con tự chơi nha, mẹ mệt lắm", Nhưng mẹ nào không tích cực thì sẽ cấm đoán hoặc la mắng ngay từ câu hỏi thứ hai của con", tiến sĩ Tô Nhi A nói.Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ một câu chuyện thực tế về chính con trai mình, hồi cậu bé học lớp 2. Từ khi nhà chị có tivi thông minh điều khiển bằng giọng nói, cậu bé bắt đầu quen với việc "trò chuyện" với Google. Một lần, trong niềm vui khi bà ngoại sắp lên chơi, cậu bé hớn hở nói với Google: "Bà ngoại của mình sắp lên nhà mình chơi đó. Bạn có bà ngoại không?"Bất ngờ thay, Google đáp lại bằng một giọng rõ ràng và ấm áp: "Chúc mừng bạn! Niềm vui sum họp gia đình là điều rất đặc biệt. Tuy nhiên, tôi không có bà ngoại. Bạn có thể tham khảo một số ứng dụng khác là "họ hàng" của tôi như Gmail, Google maps…"Hứng thú, cậu bé tiếp tục hỏi: "Bạn có bạn học không? Trong lớp của mình có bạn Quang Anh đó". Google trả lời: "Xin lỗi bạn, tôi không đi học nhưng tôi có "bạn học". Chúng tôi được các kỹ sư của Google dạy mỗi ngày".Cuộc trò chuyện kéo dài qua nhiều câu hỏi khác nhau. Tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ rằng "bạn" Google không hề tỏ thái độ bực bội, luôn kiên nhẫn trả lời mọi thắc mắc của cậu bé, kể cả khi cậu hỏi về tên của từng bạn trong lớp. Điều này khiến trẻ cảm thấy AI thú vị và dễ chịu hơn so với việc trò chuyện với người thật, bởi người lớn thường thiếu kiên nhẫn và dễ nổi nóng.Chị Huỳnh Thủy (37 tuổi), cựu sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết chị từng bàng hoàng khi nghe cậu con trai 12 tuổi thốt lên: "Mẹ khỏi trả lời, để con nhờ AI giải thích nhanh hơn". "Mình cũng biết AI nhưng không ngờ con trai lại xem ứng dụng AI này như bạn bè. Bé dùng AI để làm bài tập, tâm sự, hỏi ý kiến từ chuyện học hành đến bạn bè. Điều này khiến mình vừa bất ngờ, vừa lo lắng vì cảm giác như bản thân đang "thua" một cỗ máy trong việc trò chuyện với con", chị Thủy nói.Trong thời đại công nghệ, việc giới trẻ sử dụng AI như một công cụ để học tập và giải trí không còn xa lạ. Tuy nhiên, ngày càng có phụ huynh nhận ra con cái đang dần lệ thuộc vào AI để giao tiếp và tìm sự an ủi thay vì trò chuyện với gia đình. Anh Nguyễn Hữu Long (34 tuổi), ngụ khu dân cư Gia Hòa, TP.Thủ Đức (TP.HCM), cho rằng: "Con trẻ thích sử dụng AI để hỏi vì AI phản hồi nhanh chóng, tuy nhiên câu trả lời đâu phải lúc nào cũng chính xác và an toàn. Các em nhỏ có thể không đủ khả năng để phân biệt đâu là thông tin chính xác và đâu là quan điểm sai lệch. Theo mình, phụ huynh nên hiểu và đồng hành cùng con, biến AI thành công cụ chung để cả nhà cùng trò chuyện, sau đó giải thích cho con biết. Điều này giúp trẻ thấy ba mẹ không "lạc hậu", mà là người bạn đáng tin cậy".Câu chuyện này đặt ra một vấn đề đáng suy ngẫm: khi trẻ em ngày càng thân thiết với AI, liệu chúng có dần xa rời mối quan hệ thực với cha mẹ? Theo tiến sĩ Tô Nhi A, để trẻ gắn bó và sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống, điều quan trọng là phụ huynh cần kiên nhẫn và lắng nghe con một cách chân thành ngay từ khi còn nhỏ."Nếu ba mẹ không chịu lắng nghe, không kiên nhẫn, trẻ sẽ cảm thấy mình bị phớt lờ hoặc không được thấu hiểu. Lâu dần, các em sẽ tìm đến AI, nơi luôn trả lời mọi câu hỏi mà không phán xét hay trách mắng", tiến sĩ Tô Nhi A chia sẻ.Tiến sĩ Tô Nhi A cho rằng điều quan trọng là tạo ra một môi trường giao tiếp thoải mái trong gia đình, nơi trẻ cảm thấy được tôn trọng và thấu hiểu. Những lời trách mắng vô cớ hoặc thiếu sự đồng cảm chỉ khiến trẻ ngại ngùng, xa cách. Trẻ cần cảm nhận rằng cha mẹ không chỉ lắng nghe mà còn thực sự quan tâm đến những trải nghiệm và cảm xúc của mình."Thứ xử lý duy nhất chính là lòng bao dung, thấu hiểu lẫn nhau. Việc xây dựng mối quan hệ giao tiếp tốt không chỉ thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái mà còn giúp trẻ nhận ra giá trị đặc biệt của giao tiếp con người. Đây là điều mà AI không thể thay thế. Phụ huynh cần trở thành người đồng hành đáng tin cậy, giúp trẻ phát triển toàn diện và hạn chế phụ thuộc vào những "người bạn ảo" như ChatGPT, Google…", tiến sĩ Tô Nhi A nói.
Gen Z 'thấp bé nhẹ cân' giành huy chương bạc marathon SEA Games 32
Phú Mỹ đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đảm bảo sản xuất điện, hưởng ứng tích cực phong trào thi đua "120 ngày nỗ lực cao nhất đảm bảo đủ điện mùa khô năm 2024". Chủ động phối hợp với đơn vị cung cấp khí tăng tối đa khả năng cung cấp cho phát điện, đồng thời thực hiện nhiều giải pháp để sẵn sàng đáp ứng tốt nhu cầu của hệ thống.