Doanh nghiệp có lao động là người nước ngoài cần lưu ý quy định mới nào?
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.Phòng ngừa đột quỵ tim và các biến chứng tim mạch trong mùa lạnh
Tối qua 18.1, Lễ hội Ánh sáng phương Đông đã chính thức khai mạc tại Vinhomes Ocean Park 2 (H.Văn Giang, Hưng Yên). Điểm nhấn tại lễ hội là công bố kết quả cuộc thi thiết kế đèn lồng quốc tế lần đầu tiên được tổ chức trên thế giới.Cuộc thi thu hút 16 tác phẩm đèn lồng quy mô lớn được chế tác bởi các nghệ nhân đến Từ Trung Quốc Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, được sắp đặt công phu trên cung đường gần 2 km. Các tác phẩm không chỉ mang đến cơ hội thưởng thức nghệ thuật đèn lồng mà còn cho du khách gửi gắm những điều ước bình an cho năm mới. Kết quả, tác phẩm đèn lồng Hồn thiêng đất Việt của đội Hội An Craft đã giành giải nhất. Tác phẩm Mr.Seo Deok Hwan Korea - Thần may mắn (Qilin) của Hàn Quốc giành giải nhì.Ngoài ra, Việt Nam còn có tác phẩm Long Phượng sum vầy giành giải 3 và giải khuyến khích thuộc về tác phẩm Lạc Long Quân trở về.Anh Võ Hoàng, thành viên đội Hội An Craft, cho biết tác phẩm Hồn thiêng đất Việt được làm thủ công 100% bằng chất liệu mới là giấy làm từ cây dừa nước Cẩm Thanh (Hội An). Đây là vật liệu địa phương, được sản xuất tại Hội An. Việc đưa hình ảnh văn hóa Việt Nam lên giấy này để mọi người thấy rằng ngoài vật liệu truyền thống, Việt Nam còn có vật liệu địa phương. Đây cũng là vật liệu thân thiện môi trường. "Chúng tôi mất 5 năm nghiên cứu để tạo ra loại giấy này. Thay vì làm đèn từ vải, đội muốn tạo sản phẩm độc bản mới từ vật liệu riêng. Tác phẩm tái hiện không gian văn hóa di sản Hội An, với quy mô kiến trúc chùa Cầu đặc sắc và những cách điệu đầy sáng tạo, làm mới những biểu tượng quen thuộc của nền văn minh Đại Việt bằng ngôn ngữ của ánh sáng và màu sắc", anh Hoàng nói.Giành lời khen tặng tác phẩm giải nhất, giám khảo Chen Jia, Giám đốc Văn hóa - Yuyuan INC, thành viên Tập đoàn Fosun (Trung Quốc), đánh giá: "Các nghệ nhân Hội An đã thổi hồn văn hóa, lịch sử lâu đời của Việt Nam vào tác phẩm đèn lồng, dùng nghệ thuật ánh sáng để truyền tải tình yêu và niềm tự hào về lịch sử của dân tộc cũng như tôn vinh văn hóa truyền thống Việt Nam. Đặc biệt, tác phẩm còn cho thấy tính sáng tạo rất cao của các nghệ nhân Việt Nam khi sử dụng loại vật liệu thân thiện môi trường, là vỏ dừa nước, để tạo nên một tuyệt tác nghệ thuật".Theo bà Chen Jia, với vật liệu đặc biệt này, vào ban ngày, ngay cả khi chưa lên đèn, đây vẫn là một tác phẩm mỹ thuật hoàn chỉnh. Buổi tối khi được thắp sáng, đây lại trở thành một tác phẩm điêu khắc, với ngôn ngữ chạm trổ tinh tế, mang đến cho người xem 2 sắc thái trải nghiệm hoàn toàn khác nhau. "Chúng tôi đã tiếp xúc với rất nhiều phương thức sáng tạo trong nghệ thuật đèn lồng trên thế giới nhưng sáng tạo theo cách của nghệ nhân Việt Nam thì lần đầu chúng tôi được chứng kiến. Đây cũng là điều làm lay động trái tim của các thành viên ban giám khảo", bà Chen Jia chia sẻ.Nhận lời mời tham gia làm ban giám khảo và được tiếp xúc với những tác phẩm của nghệ nhân Việt Nam, ông Young Soo Seo - Chủ tịch Hội Văn hóa Nghệ thuật Jinju Hàn Quốc, đánh giá rất cao tay nghề của các nghệ nhân Việt Nam. "Cuộc thi đèn lồng quốc tế lần đầu tiên sẽ giúp quảng bá được văn hóa đèn lồng của Việt Nam tới các khách du lịch. Ngoài ra, cũng giúp Việt Nam giới thiệu hình ảnh mới mẻ, tươi đẹp và quảng bá những truyền thống của Việt Nam tới du khách", ông Young Soo Seo nói.Tại lễ hội đèn lồng, lần đầu tiên, kỳ quan đèn lồng Yuyuan Lantern Festival nổi tiếng thế giới sẽ hiện diện tại Việt Nam với chủ đề quen thuộc mang huyền tích Á châu mang tên Sơn Hải dị kỳ ký.Lễ hội đèn lồng sẽ kéo dài suốt 58 ngày, xuyên tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đây là một "siêu lễ hội" gồm chuỗi lễ hội với 580 hoạt động, trải dài xuyên tết Ất Tỵ 2025.
Bức xúc tài xế ô tô coi thường luật, ngang nhiên quay đầu xe trên cầu
Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành luật kinh tế tại Trường đại học Tôn Đức Thắng vào tháng 8.2023, Thảo Nguyên đi làm cho một công ty tại Bình Dương và có mức lương khá ổn định khoảng 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, trong tâm trí Nguyên vẫn luôn có ước mơ được trở thành chiến sĩ bộ đội, nên cuối năm 2024, Thảo Nguyên đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ, để được cống hiến, phục vụ Tổ quốc, trở thành công dân có ích cho xã hội."Sau khi theo dõi công tác khắc phục hậu quả của cơn bão Yagi năm 2024 qua các kênh báo chí, truyền hình, thấy được hình ảnh những chiến sĩ bộ đội đã không quản ngại gian khổ, tiên phong vào những vùng khó khăn, nguy hiểm nhất để giúp đỡ người dân thì hình ảnh người chiến sĩ bộ đội càng trở lên thiêng liêng và trân quý đối với tôi. Đó cũng là động lực thôi thúc tôi viết đơn tình nguyện nhập ngũ, và tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi nhận được giấy báo trúng tuyển", Thảo Nguyên chia sẻ.Nhận thức rõ môi trường trong quân đội sẽ rất khác biệt với cuộc sống hiện tại và chắc chắn sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn, thử thách nhưng Thảo Nguyên vẫn giữ ý chí vững vàng và tự tin nhập ngũ sẽ vượt qua được hết khó khăn, thử thách đó để trưởng thành hơn."Khi nhận tin con trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, tôi cảm thấy tự hào vì con đã trưởng thành, có trách nhiệm và sẵn sàng phục vụ đất nước, nhưng đồng thời cũng có nỗi lo lắng vì là con gái, xa nhà, sống trong môi trường mới và đầy thử thách", bà Trần Thị Hồng (mẹ Thảo Nguyên) chia sẻ.Ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch UBND P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài cho biết: Năm 2025, địa phương có 22 chỉ tiêu tuyển quân, trong đó có 17 chỉ tiêu quân đội và 5 công an, 100% các bạn trẻ đều có đơn tình nguyện nhập ngũ. Đáng chú ý, Đặng Trần Thảo Nguyên là bạn nữ duy nhất trong đợt này, đồng thời có cha cũng đã phục vụ trong quân đội.Cũng theo ông Dũng, từ tìm hiểu từ gia đình, sau khi tốt nghiệp đại học năm 2023, Thảo Nguyên đã mong muốn nhập ngũ nhưng do trễ so với thời gian xét tuyển, nên năm vừa qua em đã chủ động viết đơn. Đây là một trường hợp điển hình, đáng biểu dương. Chúng tôi cũng hy vọng các đợt tuyển quân những năm tiếp theo sẽ có nhiều bạn nữ tự tin, sẵn sàng nhập ngũ để thực hiện quyền và nghĩa vụ của một người công dân.
Theo Tech4Gamers, Nvidia vừa ra mắt dòng card đồ họa RTX 50 series với nhiều hứa hẹn về hiệu năng vượt trội. Tuy nhiên, những thử nghiệm ban đầu với tựa game Black Myth: Wukong lại cho thấy một thực tế không vui, khi card đồ họa RTX 5090 cao cấp nhất có giá lên đến 1.999 USD (50,7 triệu đồng), chỉ đạt tốc độ khung hình vỏn vẹn 29 FPS ở độ phân giải 4K khi không bật công nghệ nâng cấp đồ họa DLSS 4.Khi kích hoạt DLSS 4, tốc độ khung hình trong Black Myth: Wukong đã tăng vọt lên 240 FPS, một con số ấn tượng. Điều này cho thấy Nvidia đang phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ nâng cấp hình ảnh để 'cứu vớt' hiệu năng của các mẫu card RTX 50 series.Trước đó, nhiều bài thử nghiệm sức mạnh chỉ ra RTX 50 series chỉ mang lại hiệu suất tăng nhẹ so với RTX 40 series nếu không sử dụng DLSS 4. Kết quả này khiến nhiều người đặt câu hỏi về những nâng cấp thực sự trên dòng card đồ họa mới của Nvidia.Có vẻ như Nvidia đang tập trung vào việc phát triển công nghệ nâng cấp đồ họa như DLSS 4 và Multi Frame Generation hơn là cải thiện hiệu năng phần cứng thuần túy. Liệu đây có phải là một chiến lược đúng đắn trong bối cảnh người dùng ngày càng đòi hỏi hiệu năng cao ở độ phân giải 4K?Câu trả lời sẽ có trong thời gian tới, khi RTX 50 series chính thức được bán ra và trải qua nhiều bài kiểm tra thực tế hơn.
Quán bún mọc '3 chị em' ở TP.HCM hơn nửa thế kỷ: Khách yên tâm không sợ… mất xe
Từ trăn trở thường ngày của những người đam mê thời trang, thích mua sắm, bất ngờ trước số liệu về rác thải thời trang, 15 nữ sinh viên năm cuối ngành Quản trị thương hiệu, Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật (KHLN&NT), ĐH Quốc gia Hà Nội, đã quyết định xây dựng dự án RE:FABRIC - Tái dệt khuyến khích ưu tiên sản phẩm tái chế, chọn thương hiệu cam kết bảo vệ môi trường thay vì chạy theo xu hướng ngắn hạn.Sinh viên Lê Thị Hồng Anh (21 tuổi, trưởng ban tổ chức dự án) nói: "Dự án thúc đẩy việc tạo ra sản phẩm mới từ vật liệu cũ giúp kéo dài vòng đời món đồ, giảm rác thải thời trang. Qua đó, chúng tôi muốn khuyến khích các bạn trẻ sáng tạo, tìm kiếm giải pháp bền vững cho thời trang Việt, hướng tới tương lai, đóng góp cho sự phát triển xã hội. Đây vốn là bài tập trong môn thực hành triển khai dự án truyền thông, nhưng chúng tôi mong nó được mở rộng qua nhiều hoạt động khác để nâng cao nhận thức của giới trẻ về thời trang tái chế, bền vững".Hồng Anh cũng cho biết, RE:FABRIC tổ chức các buổi trò chuyện chuyên sâu với các diễn giả, chuyên gia nhằm thu hút nhà thiết kế (NTK), truyền cảm hứng, lan tỏa thông điệp thời trang bền vững tới giới trẻ. Đồng thời, tổ chức show diễn thời trang chứng minh tiềm năng sáng tạo của thời trang tái chế, khơi nguồn cảm hứng cho các NTK trẻ biến vật liệu tái chế thành tác phẩm độc đáo. Sắp tới, RE:FABRIC sẽ kết hợp để tổ chức trải nghiệm thực tế về sản xuất vải bền vững, giúp sinh viên hiểu rõ hơn và phát triển đam mê, định hướng nghề nghiệp theo hướng này.Là những người trẻ từng mua sắm quần áo, giày dép một cách thiếu kiểm soát, Hồng Anh cũng như các thành viên của dự án hiểu rõ cảm giác bị cuốn theo xu hướng thời trang nhanh, liên tục săn sale và tích trữ những món đồ mà đôi khi chỉ mặc vài lần rồi bỏ xó. Khi phải đối mặt với việc xử lý những món đồ thừa thãi, những nữ sinh viên này mới thực sự nhận ra được mức độ nghiêm trọng của vấn đề.Sinh viên Lê Đặng Thục Hân (trưởng ban đối ngoại của dự án) chia sẻ: "Bắt tay vào tìm hiểu, thu thập số liệu, chúng tôi mới thấy giật mình và nhận thức rõ hơn về tác động tiêu cực của ngành công nghiệp thời trang đến môi trường".Dự án nhận được phản ứng tích cực từ cộng đồng, đặc biệt là các bạn gen Z. Các bài viết, hình ảnh về dự án trên các nền tảng nhận được lượng tương tác tốt và nhiều bình luận tích cực. Các hoạt động trong chuỗi dự án thu hút nhiều bạn trẻ tham gia và thể hiện đa dạng sự sáng tạo.Đinh Thị Như Quỳnh (20 tuổi, sinh viên Trường KHLN&NT), cho biết: "Tham gia workshop tái chế vải vụn, tôi rất ấn tượng. Tôi học được cách tận dụng những vật liệu cũ, đồng thời nhận ra sức mạnh của sáng tạo trong việc thay đổi thói quen tiêu dùng"."Tôi vốn nghĩ việc tái chế là một hoạt động thủ công, nhưng khi được trải nghiệm các workshop, tôi thấy nó có thể trở thành một hình thức nghệ thuật. Các sản phẩm từ vải vụn rất sáng tạo và ẩn chứa những câu chuyện riêng", Ngô Thị Thu Huyền nói tiếp.Nhà thiết kế Phạm Ngọc Anh, một trong những diễn giả của dự án, chia sẻ chị rất vui khi được nói về thời trang bền vững và chứng kiến sự năng động, toàn diện của các bạn gen Z. Chị Ngọc Anh cũng hy vọng trải nghiệm và các kinh nghiệm tốt, xấu sau nhiều năm du học, làm việc của ở nước ngoài của mình sẽ giúp các bạn có hành trang vững vàng hơn.