Cuộc sống của Phương Thảo - Ngọc Lễ sau gần 20 năm định cư ở Mỹ
Ngôi sao nhạc pop, thành viên nhóm nhạc lừng danh một thời Spice Girls - Victoria Beckham đã nói với bạn bè rằng quảng cáo mới cực kỳ ấn tượng của cựu cầu thủ đội tuyển Anh và Manchester United khơi dậy sự bất an trong lòng cô, theo Radar Online.Trong quảng cáo trang phục lót cho hãng thời trang Hugo Boss, cựu cầu thủ bóng đá 49 tuổi nằm dài trong một căn hộ trước khi cởi bỏ quần áo và đi vào phòng tắm trong tình trạng khỏa thân, nhiều người sửng sốt nhìn anh qua ô cửa.Victoria Beckham đăng trên Instagram: "Sếp của tôi" - cùng với biểu tượng trái tim yêu thương và biểu tượng nháy mắt, trước khi cô ấy thổ lộ: "Thật tự hào về anh".Nhưng theo nguồn tin riêng của Radar Online, điều đó không phản ánh toàn bộ câu chuyện. Năm 2004, báo chí Anh tung bằng chứng David Beckham từng có mối quan hệ tình cảm với nữ trợ lý Rebecca Loos. Cuộc tình vụng trộm của hai người bắt đầu khoảng tháng 9.2003, khi Beckham cô đơn ở Tây Ban Nha thi đấu cho Real Madrid, còn người vợ yêu quý của anh lại ở tận London (Anh), cách xa hơn 1.000 km và bận bịu với công việc thu âm. Beckham dễ dàng ngã vào vòng tay của Rebecca vì anh từng nói với một người bạn rằng anh luôn cảm thấy trống trải. Nguồn tin tiết lộ thêm: "Mặc dù cô ấy rất thích khoe vóc dáng săn chắc của chồng và David cũng thế, kèm câu chuyện tình yêu của họ trên Instagram, nhưng vẫn có một cảm giác khó chịu mà cô ấy không thể thoát ra được. Ý tôi là, ai mà không cảm thấy bất an khi biết người đàn ông của mình trông cực kỳ hấp dẫn và thu hút mọi ánh nhìn chứ?".Khi hai siêu du thuyền lớn nhất thế giới lần đầu chạm mặt nhau
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
Bác tin đồn, cổ phiếu Sacombank tăng nhẹ sáng 3.4
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?
Sáng 21.2, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh nam CSGT giật ví, "khống chế" người dân trên đường.Cụ thể, đoạn clip dài hơn 3 phút ghi lại cảnh lúc 20 giờ 51 ngày 20.1, một CSGT chạy mô tô đặc chủng dừng bên cạnh một chiến sĩ công an đang cố gắng nổ máy chiếc xe máy cà tàng.Lúc này, từ bên đường có một người đàn ông mặc áo đỏ tiến tới chỗ CSGT. Sau khoảng 20 giây nói chuyện, người đàn ông móc trong túi ra chiếc ví, đưa ra trước mặt CSGT thì bị CSGT giật lấy.Hai bên giằng co khoảng 4 giây thì CSGT gạt chân, quật ngã, "khống chế" người đàn ông. Lúc này, nhiều người dân nói "ông không có đánh người ta được nha", "đánh người ta là ông bậy rồi đó".Chiến sĩ công an đi cùng và người dân cũng chạy đến can ngăn vụ việc thì nam CSGT cho người đàn ông đứng dậy nhưng vẫn nắm chặt cổ áo. Nội dung lan truyền ghi nhận vụ việc xảy ra tại liên ấp 123 (H.Bình Chánh, TP.HCM).Liên quan đến vụ việc, đại diện Đội CSGT - trật tự Công an H.Bình Chánh cho hay đã nắm được thông tin và đang khẩn trương xác minh và sẽ yêu cầu chiến sĩ có liên quan tường trình để làm rõ thông tin dư luận.
Bảy vòng xoay nào tại TP.HCM được đề xuất cải tạo?
Ngày 9.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Cà Mau đã giải ngân được hơn 187 tỉ, tương đương 52% kế hoạch sau hơn 1 năm khởi công.Trước đó, ngày 5.8.2023, dự án được khởi công. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 362 tỉ đồng; trong đó chi phí xây dựng chiếm hơn 200 tỉ đồng. Công trình bao gồm 1 tầng bán hầm, 6 tầng nổi với tổng diện tích 13.767 m2, chiều cao 37,15 m. Đối với gói thầu số 29a (trụ sở làm việc, cải tạo nhà làm việc hiện trạng, thử tĩnh cọc) có giá trị hợp đồng gần 154 tỉ đồng. Hiện tại, nhà thầu đã cơ bản hoàn thành phần bê tông cốt thép, xây, trát và lắp đặt đường ống cấp thoát nước đạt khoảng 75% khối lượng. Các công tác hoàn thiện như ốp lát gạch - đá granite, bả mastic, gia công cửa, lắp đặt khung kính đang được triển khai. Còn gói thầu số 29b (công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật, thử tĩnh cọc) có giá trị hợp đồng hơn 47 tỉ đồng. Đến nay, hạng mục bể nước sinh hoạt và PCCC đã hoàn thành, trong khi hạng mục nhà kỹ thuật và hàng rào trên các tuyến đường Hùng Vương, Phan Ngọc Hiển, Trần Hưng Đạo và giáp ranh trụ sở UBND tỉnh đang được thi công. Tiến độ gói thầu này bị ảnh hưởng do một số công trình hiện hữu vẫn đang sử dụng, khiến một số hạng mục như sân thể thao, nhà phục vụ, nhà xe hai bánh, nhà cảnh sát bảo vệ mục tiêu chưa thể triển khai ngay.Gói thầu số 30 (hệ thống cung cấp điện, điện năng lượng mặt trời, máy phát điện, âm thanh, camera, thông tin liên lạc, thang máy, điều hòa không khí, phòng cháy chữa cháy, chống sét, hệ thống an ninh và quản lý tòa nhà) đã thực hiện được khối lượng công việc trị giá hơn 55 tỉ đồng, đạt 59,55% hợp đồng. Các thiết bị quan trọng như điều hòa không khí, máy phát điện, thang máy, hệ thống camera, hệ thống điện, phòng cháy chữa cháy đã được nhập về và đang triển khai lắp đặt theo tiến độ của gói thầu liên quan.Vào tháng 11.2024, UBND tỉnh Cà Mau có công văn đồng ý điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Tỉnh ủy Cà Mau đến hết năm 2025. Theo kế hoạch ban đầu, dự án thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2024.