HLV Kiatisak cay đắng tiết lộ lý do thất bại, HLV Quảng Nam nói rất thật về CAHN
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.LG ra mắt máy lọc không khí PuriCare mới
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.
Ông Lý Huy Sáng - Tổng giám đốc Minh Long: 'Tôi đã chờ đợi Michelin từ lâu'
Đâu như ông, con gái hiếu thảo, cháu cũng không cần trông, ông lắc lắc đầu, đâu phải không cần trông, ông nhớ cháu ngoại sắt ruột, mỗi lần hai mẹ con nó về là ông cứ vùi mặt vào mái tóc mềm tơ của con bé mà hít hà. Nhưng với con gái, ông cứ phải dửng dưng thế.Con gái khoe mới nhận cùng lúc hai dự án, đã thế còn được làm việc với những người cực giỏi, nghe một câu thấy vỡ ra nhiều điều. Bận tối mắt tối mũi nhưng hứng khởi lắm, không biết mệt là gì. Con gái lại chùng giọng, ngày nào cũng chín mười giờ mới về, về rồi lại ngồi cho đến một hai giờ sáng. Cá Kèo bị mẹ bỏ lơ cứ thui thủi một mình, ăn uống tạm bợ vạ vật, vừa nãy còn khóc ăn vạ nói mẹ không chở đi học vẽ. Giá có ông ngoại ở cùng, con bé sẽ có người đưa đón đi học, sẽ được đi học đàn học vẽ theo ý nó. Chưa kể nó sẽ được ăn cơm ông ngoại nấu nóng sốt hợp khẩu vị chứ không phải là hằng ngày nhìn thấy cô giúp việc nhiều hơn mẹ.Nghe con gái than, ông quả thật xót con xót cháu. Con gái ông từ bé đã nhận thức được nhà mình nghèo nên làm gì nó cũng cố gắng gấp hai gấp ba người khác. Ngày ở nhà, cũng cấy cũng gặt nhưng ruộng nhà ông bao giờ cũng sạch cỏ hơn, nước được tát sớm hơn và cạn sau người ta. Con gái không ngơi chân ngơi tay, nên khi lên thành phố học, nó làm thêm hai ba nơi, đủ tiền học phí còn gửi về nói ông sửa lại hàng rào kẻo trâu bò vào phá vườn. Bây giờ nó đang được làm công việc mình thích nên cứ như cá gặp nước, say sưa không để tâm đến chuyện gì khác. Con bé Cá Kèo giao cho giúp việc là đương nhiên.- Bố Cá Kèo vẫn chạy qua chạy lại còn gì?Con gái ông chững lại nhưng rất nhanh đã cười.- Bố nghĩ xem, con không có nhà, ảnh có dám ở nhà một mình với giúp việc không? Nên đón Cá Kèo về, ảnh thả nó vào nhà rồi đi luôn. Nếu bố lên, ảnh mới dám vào.Ông định nói cho bố Cá Kèo về nhà đi. Lại không nói ra lời. Ông biết tính con, một khi đã bướng lên thì cứ cả tòa nhà bê tông cốt thép cũng không níu lại được.Ông những muốn dành không gian cho hai đứa có cơ hội hàn gắn, nhưng với cái nết của con gái, ông e chàng rể hờ không biết đến khi nào.Thời sinh viên hai đứa nó quen nhau dịp hai trường giao lưu văn nghệ. Cậu trai kia vừa biết đàn vừa biết hát, dáng dấp nghệ sĩ lại mồm mép không biết làm sao nhìn trúng con gái ông làm nhiệm vụ hậu cần. Con gái tìm mọi cách tránh né vì thấy cậu ta nổi tiếng trăng hoa, con người không đáng tin. Hình như bị từ chối khiến cậu ta khó chịu, tổn thương lòng tự tôn đàn ông. Cậu ta cứ dùng dằng theo đuổi đến khi hai đứa đi làm.Ra trường, cậu ta nghiêm túc hơn, bớt khoe mẽ, trong công việc cũng có chút thành tích cộng thêm cứ ở cạnh nhau nên con gái quen với sự có mặt của cậu.Ông thở dài, và con bé Cá Kèo đến.- Con xin lỗi đã làm bố xấu hổ, mất mặt với làng xóm. Nhưng nếu không có tình cảm với anh ấy, con đã không làm thế.Ngày ấy, con gái đã nói với ông như vậy khi bố mẹ cậu trai đến thăm, xin cho hai đứa về chung nhà. Con gái ông cũng có cảm tình với người ta nên ông vui vẻ đồng ý. Cứ nghĩ sau đó sẽ có đám cưới, con gái ông sẽ mặc váy cô dâu, ông và ông bà thông gia sẽ hoan hỉ chờ đón cháu.Ai biết sau buổi gặp mặt ấy không hề có đám cưới nào. Người ta đã cất công về tận đây, mới đó còn nói chuyện vui vẻ, còn ăn với nhau bữa cơm, cứ nghĩ nay mai con ông phải tìm người dọn quang cái vườn, sửa lại cái sân, đi quanh xóm thưa chuyện và nhờ người ta đến dựng phông rạp trang trí. Trong đầu ông đã nhớ ra chỗ in thiệp cưới, cho thuê bàn ghế, bát đũa, âm thanh ánh sáng, cỗ bàn các bà các thím trong xóm sẽ phụ trách, đám cưới quê không đặt nấu nướng như ngoài nhà hàng mà đều huy động lực lượng có sẵn, mấy khi làng xóm mới có đám, ông từng giúp khắp làng, nay được ông nhờ, người ta còn vui không hết, sẽ sôi động, náo nhiệt mấy ngày. Ông sẽ làm hết những công việc chuẩn bị để tiễn con gái về nhà chồng, nó chỉ việc lên danh sách khách mời và đi thử váy cưới. Ông cũng phải đi thuê bộ vest cho trang trọng. Đời chỉ có một lần.Ai biết lúc ông bà thông gia sắp về, con gái lại có chuyện muốn thưa. Nó cảm ơn người ta đã đến chơi nhà, xin lỗi vì đã làm phiền đến người lớn nhưng sẽ không có đám cưới nào hết. Nó nói nó thấy mình chưa sẵn sàng làm vợ, làm dâu, con nó vẫn là cháu nội nhà họ.Ông gặng hỏi kiểu gì nó cũng chỉ ngắn gọn sẽ nuôi con một mình, nó còn khóc nói con lại làm khổ bố. Nghe con gái khóc, ông biết nó đang ấm ức, tủi thân lắm, nó nói cũng có tình cảm với cậu trai kia, chỉ còn một bước cuối vì sao nó không bước tiếp, hẳn có lý do gì đó, ông không trách, chỉ muốn san sẻ với con. Thế mà nó im lặng cả với ông. Bố mẹ cậu trai kia luôn miệng xin lỗi, nói tất cả do con trai họ, giờ con gái quyết định sao họ cũng nghe, dù cưới hay không họ cũng coi nó là con dâu và luôn hoan nghênh nó về nhà.Con gái bình thản sau tất cả, một mình sinh Cá Kèo, bố Cá Kèo tới nó không phản đối, ông bà nội Cá Kèo tới đón cháu về nhà chơi nó cũng đồng ý. Thi thoảng hai mẹ con nó đến nhà ông bà nội Cá Kèo ăn cơm, nhưng chỉ có thế.Không ít lần ông và ông bà nội Cá Kèo nói vào, xin cho bố Cá Kèo được về ở chung với hai mẹ con để Cá Kèo có đủ bố mẹ. Con gái cười nhẹ tênh:- Thiên hạ đâu phải ai cũng đầy đủ bố mẹ. Và không phải ai sinh ra trong gia đình hoàn chỉnh mới thành người.Nó nói, cứ như nói mình. Mẹ nó mất khi nó ba tuổi. Mình ông cháo rau nuôi nó. Nó lớn lên trong ánh mắt tội nghiệp của làng xóm, trong tiếng xì xào mai kia bố có vợ mới, có em mới sẽ bị ra rìa. Người ta nghĩ trẻ con không biết đau nên đùa dai đùa ác. Con gái đáo để đáp trả, không ít người nói nó hỗn hào. Nó quắc mắt:- Nếu muốn không bị hỗn thì quay miệng vào nhà mình mà nói, đừng chĩa sang hàng xóm!Bao lần ông phải xin lỗi thay con, nhưng cũng tự hào vì nó biết bảo vệ mình. Ông không mong sau này nó thành bà kia bà nọ, chỉ mong nó mạnh khỏe, yên ổn là được.Cậu rể hờ gọi điện xin được gặp ông, ông không biết cậu ta định nói gì. Đứng ở địa vị người cha mà nói, không có ông bố nào lại có thể hòa nhã với gã trai làm khổ con cháu mình. Mỗi lần nghĩ đến con gái một mình chín tháng mười ngày, tự tìm hiểu xem mình cần ăn gì, tránh gì, tự đến bệnh viện, một mình ngắm nhìn con rõ ràng dần trong phiếu siêu âm. Con gái ốm nghén, ói ra rồi lại tự ăn tiếp không cần ai dỗ dành, động viên. Sữa tự mua, tự pha, quần áo tã lót cho em bé tự mình mua sắm, giặt giũ để sẵn trong cái giỏ nhựa. Những đêm bị chuột rút đau chảy nước mắt cũng tự dậy xoa nắn cho mình. Ông là đàn ông, những việc có thể đỡ đần con không nhiều, nhìn con cứng cỏi còn an ủi lại bố, lòng ông đau như xé. Những khi ấy cậu ta ở đâu, con gái ông không trách nhưng ông không bao dung vậy được. Bố mẹ cậu ta là người hiểu lý lẽ thì ích gì? Mấy năm nay cậu ta qua lại phụ con gái ông chăm Cá Kèo, cậu ta cũng không có ai khác, như thế thì sao, đã đủ chưa? Cá Kèo do một tay con gái ông chăm bẵm, bao lần nôn trớ, bao trận sốt, bao lần đi tướt, bao đêm ở bệnh viện, bao nhiêu cái răng đã mọc. Lần lẫy đầu tiên, nụ cười đầu tiên, tiếng bi bô hóng chuyện đầu tiên, lần trườn bò đầu tiên, bước đi đầu tiên, ăn thìa bột, thìa cháo đầu tiên… người ta có thấy, có biết không?Cậu rể hờ nói, mọi chuyện là do cậu. Ngày bố mẹ cậu ta đến thăm nhà, cậu ta quyết định sẽ làm đám cưới, cậu đã theo đuổi người ta lâu thế, nay có kết quả, đáng tự hào với bạn bè lắm chứ. Nhưng khi theo bố mẹ đến nhà ông, cậu ta lại nghĩ kết quả này không phải do cậu được người ta chấp nhận, mà vì đứa trẻ. Cậu có cảm giác trong cuộc chơi này, mình là người thua cuộc. Một thằng con trai luôn có những cô gái xinh đẹp vây quanh, nay lại bó tay đầu hàng một cô gái không xinh bằng những bạn gái khác, tài giỏi cũng chưa hẳn. Thế là trong lúc đấu khẩu, cậu không kìm được giễu cợt, cậu nói con gái ông cao tay, đã tóm được cậu giữa rừng hoa, còn có thể buộc cậu tự nguyện bước chân vào nấm mồ hôn nhân. Cái bẫy này cực kỳ hoàn hảo, hẳn có sự giúp sức không nhỏ của bố con gái, là ông.- Lúc nói ra câu ấy, con biết mình sai rồi. Cô ấy đã im phắc, lạnh lẽo, môi mím lại, cô ấy cứ nhìn con thế, không giận dữ, không nổi điên, cô ấy cười lạnh nói: "Vậy thì, nấm mồ này không hoan nghênh anh!".Cậu trai vò đầu:- Con biết bố đã một mình nuôi cô ấy, với cô ấy, bố là trời là đất, là anh, là bạn, là mái nhà, là tự hào. Con sai rồi bố, cô ấy nói con không đáng tin cũng đúng. Mấy năm nay, con đã làm mọi chuyện, thử mọi cách nhưng cô ấy vẫn không tha thứ ngay cả khi nghe tin con sắp cưới vợ.Cậu ta vội xua tay:- Con làm sao có tâm trí nhìn ai khác, là con nhờ bạn bè tung tin vậy xem cô ấy có phản ứng gì không. Kết quả là cô ấy thờ ơ như nghe chuyện trên xe buýt.Ông ngồi im, nhìn cậu con rể hờ. Người đáng thương cũng có phần đáng trách. Ông cũng muốn nói đỡ cho cậu, để con gái và cháu ngoại ông có một mái nhà đầy đủ, ấm áp. Tiếc là cậu ta đã chạm vào vảy ngược của con gái.Suy nghĩ một đêm, ông gọi đứa cháu họ đến ở, tiện trông ngó ruộng vườn. Mọi người chỉ nghe thế đã chúc mừng ông từ nay sẽ được an nhàn, ngồi chờ con gái báo hiếu. Ông cười, con gái đã báo hiếu ông từ lâu, ông đâu phải chờ.Đầu tháng ông sẽ lên đường, con gái coi ông là bầu trời, thì nay bầu trời cũng phải làm gì đó che chở cho nó. Bầu trời cũng biết đau mà. Ông sẽ ở cạnh nó như ngày bé, sẽ sáng chiều chở Cá Kèo đi học, Cá Kèo muốn học đàn học hát học vẽ gì ông cũng chiều hết, hai ông cháu tự lo nhau để mẹ Cá Kèo rảnh chân tay làm những gì nó thích. Có thể chiều chiều ông sẽ nấu vài món, gọi chàng rể hờ đi đón Cá Kèo rồi giữ cậu ta ở lại ăn cơm. Bao năm nay mẹ con nó vẫn sống tốt, là con gái ông cứ phải vươn người để mặc vừa cái áo rộng, giá có người để nó tựa vào, để chia sẻ, để cằn nhằn, để khóc, để cười và hạnh phúc.Ông chỉ làm được thế, còn lại phải xem hai đứa thế nào.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 6.1 công bố ý định từ chức thủ tướng và lãnh đạo đảng Tự do cầm quyền trước cuộc tổng tuyển cử trong năm nay. Ông Trudeau nêu lý do là đang đối diện các cuộc đấu đá nội bộ gây xao lãng và cho rằng Canada xứng đáng với một lựa chọn thật sự trong kỳ bầu cử tới. Theo Reuters, Ngoại trưởng Melanie Joly hôm 10.1 thông báo sẽ không gia nhập cuộc đua thay thế ông Trudeau vì muốn tập trung đối phó mối đe dọa đánh thuế từ Mỹ. Bộ trưởng Tài chính Dominic LeBlanc cũng viện lý do trách nhiệm chính thức và quyết định đứng ngoài cuộc.Ngày 11.1, Bộ trưởng Giao thông Anita Anand xác nhận không tham gia tranh chức lãnh đạo đảng và cũng không tranh cử vào quốc hội sắp tới. Ngày 12.1, đến lượt Bộ trưởng Lao động Steven MacKinnon thông báo sẽ không chạy đua thay thế ông Trudeau nhưng sẽ tranh cử vào quốc hội sắp tới.Đảng Tự do sẽ chọn lãnh đạo mới vào ngày 9.3. Hạn chót để đăng ký làm đảng viên và bỏ phiếu bầu lãnh đạo là ngày 27.1. Phí để tranh cử là 350.000 CAD (6,1 tỉ đồng). Lãnh đạo đảng sẽ trở thành thủ tướng làm đến hết nhiệm kỳ còn lại của ông Trudeau. Cuộc tổng tuyển cử kế tiếp tại Canada sẽ diễn ra trước ngày 20.10 và đảng Bảo thủ đối lập được dự báo sẽ giành chiến thắng, bất kể ai trở thành lãnh đạo kế tiếp của đảng Tự do.Như vậy, theo Reuters, đường đua hiện còn một vài ứng viên nổi bật sau:Bà Freeland (57 tuổi) từng là một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Trudeau trong 9 năm cầm quyền của nhà lãnh đạo và từng được đánh giá là người có hồ sơ "khủng" nhất trong chính phủ. Tháng 12.2024, bà Freeland bất ngờ từ chức vì mâu thuẫn về việc chi tiêu chính phủ và viết thư chỉ trích sự lãnh đạo của ông Trudeau.Bà Freeland từng là nhà báo, làm việc trong các tòa soạn lớn như Financial Times, The Globe and Mail và Reuters. Bà Freeland gia nhập chính phủ từ tháng 11.2015 với chức vụ Bộ trưởng Thương mại. Bà Freeland làm Bộ trưởng Tài chính Canada từ tháng 8.2020 và giúp vạch ra chương trình chi tiêu xã hội nhiều tỉ đô la của chính phủ để chống đại dịch Covid-19.Bà từng là ngoại trưởng và là người dẫn dắt phái đoàn Canada đàm phán thành công thỏa thuận thương mại với Mỹ và Mexico trước sự đe dọa hủy bỏ thỏa thuận của lãnh đạo Mỹ.Ông Mark Carney (60 tuổi) là kinh tế gia kỳ cựu, là người đầu tiên lãnh đạo hai ngân hàng trung ương lớn. Ông Carney từng học ở Đại học Harvard và Đại học Oxford, làm việc cho Goldman Sachs trước khi gia nhập Bộ Tài chính Canada vào năm 2004. Ông là Thống đốc Ngân hàng Canada từ năm 2007-2013. Ông được cho là người đóng vai trò lớn để giúp Canada tránh tác động tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2007.Ông làm Thống đốc Ngân hàng Anh từ năm 2013-2020. Ông cũng từng cảnh báo mức thiệt hại kinh tế nếu Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, khiến những người ủng hộ Brexit công kích kịch liệt. Sau cùng, Anh chính thức rời khỏi EU vào năm 2020 và năm đó ông Carney cũng rời khỏi Ngân hàng Anh. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về khí hậu và tài chính. Hiện tại, ông là Phó chủ tịch hãng Quản lý tài sản Brookfield.Ông là ứng viên nặng ký duy nhất không tham gia chính phủ của ông Justin Trudeau. Ông Carney trong nhiều năm qua được xem là ứng viên tiềm năng cho chức lãnh đạo đảng Tự do nhờ hồ sơ nổi bật trong lĩnh vực tài chính. Mới đây, ông nói sẽ cân nhắc việc chạy đua để chỗ ông Trudeau.Ông Champagne (55 tuổi) từng là luật sư và doanh nhân trước khi gia nhập chính phủ của ông Trudeau vào năm 2015. Ông từng kinh qua các vai trò bộ trưởng thương mại, hạ tầng và ngoại giao trước khi đảm nhiệm chức vụ hiện tại vào tháng 1.2021. Trên cương vị này, ông Champagne dẫn đầu nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài cho lĩnh vực xe điện và pin ô tô của Canada.Ông Wilkinson (60 tuổi) là cựu doanh nhân, từng làm việc cho các công ty công nghệ xanh. Từ năm 2018-2019, ông lãnh đạo Bộ Ngư nghiệp, Đại dương và Tuần duyên. Từ năm 2019-2021, ông giữ chức Bộ trưởng Môi trường và Biến đổi khí hậu. Trên cương vị đó, ông phải giữ sự cân bằng giữa việc bảo vệ ngành khai thác tài nguyên và việc thực hiện kế hoạch cắt giảm khí thải dầu khí của chính phủ. Ông cũng vận động nới lỏng thủ tục cấp phép cho các công ty khai khoáng trong việc triển khai các dự án mới.
EB5 Capital được phê duyệt dự án cao cấp Green House Gravity
Ở một châu lục khác, mùa xuân đi trước 2-3 tháng nên bữa tiệc tất niên của bà con người Việt tại Úc không cầu kỳ về cao lương mỹ vị nhưng thật đậm tình đồng bào.Đó là bữa tất niên sau khi mọi người cùng chung tay tổ chức chương trình Xuân Quê hương đậm đà bản sắc dân tộc nhưng cũng mang tính kết nối, mở ra những kế hoạch mới cho nhiều ngành nghề như: giáo dục, giao thương, kinh tế…. cho bà con ở Tây Úc. Chương trình Xuân Quê hương vào tháng 11.2024 lúc đó có lẽ khá sớm với Việt Nam nhưng nó diễn ra vào những ngày cuối xuân ở Perth. Đó cũng là chương trình Xuân Quê hương đầu tiên mà Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà quyết tâm thực hiện tại Perth. Ngày hội quy tụ gần 1.000 người, diễn ra từ trưa đến chiều và thu hút đông đảo bà con, du học sinh tham dự. Một cái tết đến sớm thật nhưng đủ là một không gian văn hóa ấm cúng, kết nối đa chiều, đa thế hệ. Trở về bữa tiệc cuối năm nói trên, đó là một chiều cuối tuần tại nhà anh Phan Văn Huệ ở phố Yarimup…, nhiều bà con gốc Việt và cả du học sinh tề tựu đến chung vui. Trời se lạnh, thật mát và cũng trùng hợp sao nó rất giống với thời tiết ngày giao thừa hôm nay ở Sài Gòn. Đến khá sớm là chị Mai Hương – anh Huy Tuấn (gốc Vũng Tàu), 2 người Việt sang sinh sống và thăm con đang du học ở Perth. Anh chị rất nhiệt tình, luôn sẵn sàng làm tài xế đưa chúng tôi đi gặp những người con gốc Việt thú vị tại Perth này. Chị Mai Hương chính là một trong những người Việt nhiệt tình cho nhiều hoạt động chung của cộng đồng, đặc biệt với Xuân Quê hương chị đứng ra kết nối, hỗ trợ lãnh sự quán Việt Nam tại Perth trong nhiều khâu. Em chị Hương – chị Hồng Hải luôn trẻ trung, dù là mẹ 3 con nhưng vẫn luôn có mặt trên từng cây số, hỗ trợ, mời đoàn người Việt sang dùng những bữa ăn rất Việt Nam. Gia chủ chị Thu Hà đúng là một đầu bếp số dách, trong nhiều ngày liền, chị Hà là "chị nuôi" chăm lo nhiều bữa ăn cho bà con người Việt. Món chị nấu đơn giản nhưng rất ngon, khẩu vị y chang ở Việt Nam. Bởi nơi đây, món VN nào, gia vị VN nào cũng có sẵn ở các chợ, nên các bà cô, bà chị tha hồ mà trổ tài nấu nướng, để các ông chồng và con cái không phải trải qua cảm giác thèm đồ ăn Việt. TP.Perth cũng rất đặc biệt và có lẽ ít người VN biết đến. Nhắc đến Úc thì Sydney hay Melbourne là hai cái tên quen thuộc nhất. Dù ở Úc nhưng tên Perth có lẽ nhiều người Việt ít biết, TP xinh đẹp này chỉ cách VN 6 giờ bay. Tối lên máy bay Vietjet ngủ một giấc, 8 giờ sáng bạn đã có mặt ở Perth để đi học hoặc đi làm. Quang trọng nữa là múi giờ thật gần, cách VN đúng… 1 tiếng nên mọi sinh hoạt, giao dịch công việc đều rất thuận tiện. Thêm một điều thú vị mà người Việt rất thích là khí hậu quanh năm đều ôn hòa, nhiệt độ từ 14-15oC (ban đêm) đến tầm 20-25oC ban ngày, Mùa hè nóng nhất ở Perth thì nắng gay gắt nhưng cao nhất cũng tầm dưới 35oC. Khí hậu quá mát mẻ, tuyệt vời cho nhiều bà con người Việt. Một cán bộ ngoại giao từng công tác hàng chục quốc gia đúc kết rằng Perth là thành phố mà anh thấy thú vị nhất về khí hậu, thời tiết, quãng đường bay và cả môi trường sống an ninh, an toàn. "Song kiếm hợp bích" với chị Hà là đầu bếp Thanh Thiện (một người Việt Nam sang) trổ hết tài hoa vừa làm bánh truyền thống như da lợn, bánh chuối và cả bánh kem vừa chiên chả giò, vừa làm món bánh hỏi thịt heo quay. Bữa ăn tuy đơn đơn giản vài món trên kèm salad và cá hồi nhưng thật rộn rã tiếng nói cười, phụ nhau, kể chuyện VN cho nhau nghe. Chị Thiện là một đầu bếp bánh có tiếng ở Vũng Tàu, chị là thầy của nhiều học trò. Tại Perth, chị Thiện cũng bất ngờ gặp lại cô học trò ở Vũng Tàu ngày xưa của mình. Chị Thiện đi cùng đoàn với thư pháp gia Lưu Thanh Hải do trà sư Ngô Thị Thanh Tâm dẫn đầu, để mang hương vị truyền thống sang Úc "ăn cái tết Việt". Hôm ấy, đại gia đình Lãnh sự quán VN tại Perth cũng góp mặt. Bà Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà cùng phu quân, các anh chị em ở lãnh sự như chị Thảo, chị Minh hay anh Tùng cũng xắn tay vào… phụ, cùng bà con làm nên bữa tiệc cuối năm. Nhiều bạn trẻ từ VN sang, hay các thế hệ du học sinh, F1 ở Úc cũng có mặt. Nói theo kiểu VN là "đại gia đình" quây quần, từ già đến trẻ, từ muôn phương, muôn nơi cũng đầm ấm bên nhau. Những ngày có mặt ở Úc thật ngắn để làm nên một Xuân Quê hương nhưng những người Việt đều cảm nhận được tình cảm ấm áp của các cán bộ Lãnh sự quán VN tại Perth. Mọi thắc mắc, khúc mắc đều được hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. Trong những ngày chung vui lễ lạt của bà con đều được các anh chị em chia sẻ, tham dự. Trẻ con, cán bộ lãnh sự thì nước suối, cánh đàn ông thì một chút thức uống có cồn nhưng 2 bàn ăn luôn rôm rả tiếng cười và chủ đề duy nhất vẫn là: Việt Nam. Từ cuộc sống của bà con tại Perth, đến các chương trình du học Úc thuận tiện ở Tây Úc, đến những hoạt động của lãnh sự quán trong việc tạo điều kiện cho bà con thuận tiện trong công việc và làm ăn. Trong cái se lạnh của mùa xuân, một bữa tiệc xuân đất khách đầu tiên của chúng tôi không ngờ lại ấm áp như đang quây quần trong đại gia đình bà con VN ngay trên chính quê hương.Chính ở Perth này, chúng tôi được biết thêm những con người thật sự tuyệt vời, giỏi giang mà nhiều người tại đây rất ngưỡng mộ. Đặc biệt đó đều là những phụ nữ Việt giỏi giang. Đó là chị Lâm Ti, một giám đốc doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây hàng đầu tại bang Tây Úc và cả nước Úc. Chị Ti mỗi ngày đưa hàng chục tấn dâu của Úc đi khắp thế giới, mang lại công việc cho hàng ngàn con người yêu thích nông trại.Là chị Vũ Minh Huyền (Hannah Vũ), Giám đốc đối ngoại Đại học Tây Úc, người tích cực thúc đẩy hợp tác giáo dục đào tạo, trao đổi học thuật, hợp tác y tế và chăm sóc sức khỏe giữa bang Tây Úc và Việt Nam. Chị Minh Huyền vừa hạ sinh con gái cách đây tròn tháng nhưng trong những ngày tổ chức tổ lễ dù "bụng vượt mặt" nhưng vẫn băng băng làm các khâu để lễ hội Xuân Quê hương thành công tốt đẹp.Hay như chị Vân Colin, một doanh nhân nhập khẩu cà phê Việt để giới thiệu với bạn bè Úc nhưng "tề gia số một" khi các con với ông xã người nước ngoài đều nói tiếng Việt rành rẽ đến bất ngờ. Cùng là bạn thân của chị Vân Colin, chị Venessa (tên Việt là chị Phúc) có ông xã là ông Riaz Mahmood, Tổng giám đốc khách sạn Duxton 5 sao (ở Tây Úc) luôn hết mình trong các hoạt động của bà con, đặc biệt là những lần các đoàn ngoại giao trong nước có lịch trình làm việc tại Perth, các hoạt động của bà con nếu cần địa điểm đều được ông Riaz - "chàng rể Việt Nam" ưu tiên hết mình để mọi việc thành công nhất có thể.Gia đình chị là một gia đình đặc biệt khi 26 năm chị và ông xã cùng ăn tết ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới (do đặc thù công việc của chồng). Bản thân chị là làm về ngành thời trang nên tư tưởng cũng rất thoáng nhưng cứ có hoạt động của bà con là chị lại có mặt. Đó là anh Huy Nguyễn, một người Việt môi giới, kinh doanh bất động sản, sang nhượng cửa hàng luôn sẵn sàng chia sẻ tư vấn hợp lý, đặc biệt là luôn miễn phí giúp bà con kiều bào an cư lạc nghiệp khi mua nhà hay đầu tư. Sự chia sẻ, hỗ trợ giúp nhau của bà con kiều bào, làm ăn sinh sống ở Perth không chỉ bắt nguồn từ tinh thần tương thân tương ái truyền thống bao đời nay của người Việt mà là còn là sự sẻ chia, quan tâm để cộng đồng ngày một phát triển bền vững. Ngoài kia, xuân tết đã ở đầu ngõ mọi nhà trong niềm an vui!Lãnh sự quán đã, đang và sẽ đồng hành, hỗ trợ thế nào với những người Việt Nam đang sống và làm việc ở Tây Úc?Bà Tổng Lãnh sự Nguyễn Thanh Hà: Công tác về Người VN ở nước ngoài (NVNONN) luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao với hàng loạt các chủ trương, chính sách lớn được ban hành trong nhiều năm qua. NVNONN là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước nói chung, và với Úc nói riêng. Thực hiện chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, cũng như sự chỉ đạo sát sao từ Bộ Ngoại giao, trong những năm qua, Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Perth đã không ngừng nỗ lực để đồng hành và hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc.Chúng tôi đã chủ động tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, không chỉ tạo cơ hội để bà con gắn kết mà còn giúp giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Nổi bật phải kể đến 2 hoạt động đón Tết cho cộng đồng người Việt tại Bắc Úc và Tây Úc. Chương trình Xuân Quê hương tại Bắc Úc (3.2024) với sự tham gia biểu diễn của đoàn nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ TP.HCM đã thu hút đông đảo kiều bào và bạn bè quốc tế đến tham dự. Tiếp nối thành công của sự kiện tại Bắc Úc, TLSQ đã phối hợp với Đại học Tây Úc tổ chức sự kiện Xuân Quê hương chào đón năm mới 2025 với thông điệp "Đoàn kết và hướng về quê hương" (11.2024). Các chương trình Xuân Quê hương diễn ra trong không khí đoàn kết, vui vẻ, ấm cúng, trang trọng và đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, gợi nhớ quê hương và ngày tết cổ truyền được bà con hưởng ứng đông đảo và chính quyền sở tại đánh giá cao. Bên cạnh đó, TLSQ hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân người Việt kết nối, hợp tác và phát triển kinh doanh tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc thông qua các hội thảo, diễn đàn kinh tế và chương trình xúc tiến thương mại. Trong công tác hội đoàn, TLSQ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ nhiều hội đoàn kết nối gặp gỡ, triển khai hoạt động và phát huy các nhân tố tích cực.Trong thời gian tới, TLSQ VN tại Perth sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo thuận lợi cho bà con trong thực hiện các giấy tờ, thủ tục lãnh sự, làm tốt công tác bảo hộ công dân; tiếp tục hỗ trợ bà con tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại - đầu tư với trong nước; làm cầu nối chuyển tải nguyện vọng và ý kiến đóng góp của bà con đối với các chính sách, dự luật có liên quan. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đồng hành cùng bà con trong các hoạt động văn hóa để củng cố đoàn kết, vun đắp lòng tự hào dân tộc, giúp thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên tại Úc hiểu hơn về nét đẹp truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cận kề, Tổng lãnh sự Nguyễn Thanh Hà có điều gì chia sẻ với bà con cộng đồng kiều bào?Trong năm qua, cộng đồng người Việt Nam tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc đã gặt hái được nhiều thành công. Sự đoàn kết, chăm chỉ và tinh thần vượt khó của bà con đã góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của người Việt trên đất Úc. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý bà con đã đồng hành cùng TLSQ trong xây dựng cộng đồng đoàn kết và phát triển.Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tôi xin chúc toàn thể quý bà con một năm mới nhiều sức khoẻ, bình an, hạnh phúc và thành công. Mong bà con tiếp tục hướng về quê hương, đất nước; duy trì và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc; cùng chung sức xây dựng cộng đồng đoàn kết, vững mạnh; tích cực đóng góp cho quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Úc ngày càng phát triển tốt đẹp.Bà Nguyễn Thanh Hà, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Tây Úc và vùng lãnh thổ Bắc Úc cho biết thêm: Cộng đồng người Việt tại bang Tây Úc có khoảng hơn 30.000 người, trong đó gần 20.000 người được sinh ra tại Việt Nam, đa số là kinh doanh nhỏ trong các lĩnh vực bất động sản, tư vấn luật, thuế vụ, xuất nhập khẩu, nhà hàng, làm nông trại... Ngoài ra, Tây Úc có hai chuỗi siêu thị của người Việt là MCQ và Nguyên Phát chuyên cung cấp lượng lớn thực phẩm và hàng tiêu dùng Việt Nam cho không chỉ cộng đồng người Việt mà cả các cộng đồng châu Á khác. Cộng đồng người Việt tại Vùng Lãnh thổ Bắc Úc có khoảng 2.500 người, chiếm 1% dân số của Vùng Lãnh thổ. Nổi bật tại Bắc Úc có Hội nông gia Việt Nam, gồm các chủ trang trại trồng xoài, do anh David Dinh làm Chủ tịch. Hội Nông gia rất có uy tín và tiếng nói với chính quyền Bắc Úc bởi đây là vùng cung cấp 51% sản lượng xoài toàn Úc, trong đó, hơn nửa sản lượng xoài là từ các nông trại của người Việt. Ngoài ra, tại Bắc Úc còn có Hội Gia đình Việt Úc do chị Anne Lan Anh làm Chủ tịch. Hội Gia đình Việt Úc hàng năm đều tổ chức nhiều sự kiện văn hoá để gắn kết cộng đồng, trong đó có lễ hội Lồng Đèn 2023 được Bắc Úc bầu chọn là Sự kiện của Năm.Đại bộ phận bà con người Việt tại Tây Úc và Vùng Lãnh thổ Bắc Úc đều có địa vị pháp lý, cuộc sống ổn định, làm việc chăm chỉ, cần cù, chịu thương, chịu khó, hội nhập tốt vào sở tại, có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực vực kinh tế, văn hóa…