Trao tiền bạn đọc giúp gia đình có nhà bị cháy
Theo ghi nhận của Thanh Niên, 11 giờ trưa 26.1 (tức 27 tháng chạp) lượng hành khách đến sân bay Tân Sơn Nhất đông, dòng người xếp hàng chờ tới lượt check - in, làm các thủ tục theo hướng dẫn của các đơn vị khai thác tại cảng. Ai nấy đều mang theo nhiều hành lý về quê, đi du lịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Không ít người bày tỏ sự mệt mỏi trong việc chờ đợi trước giờ lên máy bay về quê cùng gia đình, người thân. Thông tin từ Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, trong ngày hôm nay, sân bay sẽ phục vụ 984 chuyến bay. Trong đó có 491 chuyến bay đi (337 chuyến bay quốc nội đi, 154 chuyến bay quốc tế đi), 493 chuyến bay đến (340 chuyến bay quốc nội đến, 153 chuyến bay quốc tế đến).Tổng lượng hành khách dự kiến phục vụ là 146.678 người. Trong số này, có 94.622 khách đi (66.149 khách quốc nội đi, 28.473 khách quốc tế đi); 52.056 khách đến (24.140 khách quốc nội đến, 27.916 khách quốc tế đến).Chung tay gìn giữ môi trường
Đồng hạng ba: Phan Văn Học – Nguyễn Thị Bình (Cầu lông 88) và Xuân Cường – Hà Thị Thanh Chi (HTV – Kamito)
Mất CCCD gắn chip có sợ lộ lọt thông tin?
Ngày 23.1, Cơ quan đại diện phía nam Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức chương trình Tết nhân ái với chủ đề Bữa cơm đoàn viên lần 2 năm 2025 nhằm giúp đỡ các trẻ em mồ côi, khuyết tật, người già yếu, neo đơn đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm nhân đạo Quê Hương, Trung tâm nhân đạo Làng Tre và các trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại Q.1, Q.3 (TP.HCM).Bữa cơm đoàn viên là nét truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam mỗi khi tết đến, là điều mong đợi của nhiều gia đình sau cả năm làm việc. Với mong muốn góp thêm niềm vui cho những mảnh đời cơ nhỡ, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã và đang cùng xã hội chăm lo để ai cũng có tết. Ông Vũ Thanh Lưu, Phó chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chia sẻ: "Năm 2024, tại chương trình Bữa cơm đoàn viên lần 1, những ánh nhìn rạng rỡ, nụ cười hạnh phúc của các cô chú, các em nhỏ đã làm chúng tôi xúc động. Tình yêu thương là những kỷ niệm đẹp, giúp các cô chú, các cháu có thêm niềm tin và niềm hy vọng vào cuộc sống tương lai ngày càng tốt đẹp hơn". Ngoài được thưởng thức các món ăn ngày tết, các cô chú tại trung tâm bảo trợ và các em nhỏ còn được xem các tiết mục văn nghệ, múa lân… Dịp này, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 100 phần quà (mỗi phần trị giá trên 500.000 đồng và tiền mặt 1 triệu đồng) cho trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa và 20 phần quà tặng cho đoàn lân sư rồng Long Nhi Đường. Tổng trị giá quà tặng hơn 380 triệu đồng.
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Xúc xích nướng trên sỏi có gì hấp dẫn mà nhiều người xếp hàng chờ mua?
Mỗi năm tới dịp lễ tình nhân, nhiều bạn trẻ lại đặt mục tiêu "thoát ế" và đi chùa cầu duyên là cách nhiều người lựa chọn. Chùa Hà và chùa Phúc Khánh là hai địa điểm nổi tiếng được truyền tai mạnh mẽ trong giới độc thân. Những ngày này khách tới chùa phần đông là nam thanh nữ tú đến cầu tình duyên, cầu mong tương lai có đôi, có cặp.Chùa Hà hay còn được gọi là Thánh Đức Tự, tại đây không thờ ông Tơ, bà Nguyệt nhưng từ lâu trở thành một địa chỉ tâm linh được nhiều người tìm đến để cầu duyên.Theo ghi nhận, từ ngày 12.2 khá đông bạn trẻ, du khách sắm sửa lễ vật đến chùa Hà. Ngoài cầu bình an, xin lộc cho bản thân và gia đình dịp đầu năm, nhiều người đến đây mong chuyện tình duyên thuận lợi.Không chỉ cầu duyên, nhiều người còn đến chùa Hà để xin lộc đầu năm, cầu mong cho gia đình hòa thuận, làm ăn phát đạt, một năm mới suôn sẻ, bình an, hạnh phúc. "Đi chùa là một cái tín ngưỡng rất là đẹp của người Việt Nam, mình đi chùa mình cầu bình an cầu sức khỏe cho gia đình. Ngoài ra thì mình cũng có thể cầu những cái may mắn đến với công việc, học tập của mình nữa", chị Hải Yến (ở Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ. Giá mỗi lễ đầy đủ gồm hoa, sớ, bánh, kẹo, hương, trầu, cau ở cổng chùa bán thường có giá trung bình khoảng 300.000 - 400.000 đồng. Hoa để dâng lên phần lớn là hoa hồng và hoa cúc vì hương thơm dịu nhẹ và có thể để được lâu vào mùa lạnh. Người tới cũng có thể đưa ra những lựa chọn khác như chỉ dâng hương hay góp tiền vào hòm công đức hoặc mua sẵn lễ mang từ nhà. Vốn dĩ trong văn hoá của người Việt coi trọng nhất vẫn là thành tâm.Với người Việt mái đình, chùa là chốn thanh tịnh, an yên, gửi gắm tâm tình và những điều nguyện cầu tốt lành.