Ô tô điện Trung Quốc Aion ES về Việt Nam, cấu hình thấp chạy dịch vụ
Xuân quê hương 2025 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đồng chủ trì tổ chức, với sự tham gia của hàng nghìn đại biểu kiều bào và thân nhân, cùng khách mời trong nước.Chương trình tiếp tục khẳng định vững chắc mối liên hệ gắn bó giữa kiều bào và đất nước, qua đó, tiếp tục thể hiện rõ tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phát huy tinh thần yêu nước, hướng về nguồn cội, khích lệ kiều bào gìn giữ bản sắc văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ của dân tộc.Năm 2025, chương trình Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" diễn ra từ ngày 18.1 đến ngày 20.1.2025 (tức ngày 19 đến ngày 21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) với nhiều nội dung phong phú. Trong khuôn khổ chương trình, Chủ tịch nước và phu nhân sẽ chủ trì một số hoạt động ý nghĩa cùng bà con kiều bào cả nước: Lễ Dâng hương tại Điện Kính Thiên, Nghi thức thả cá chép truyền thống vào ngày Tết ông Công ông Táo tại Phủ Chủ tịch…Đặc biệt, trong chương trình giao lưu nghệ thuật Xuân quê hương với chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới" tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1, tiếp sóng trên kênh VTV4 Đài Truyền hình Việt Nam 20 giờ 10 phút tối chủ nhật ngày 19.1.2025, Chủ tịch nước sẽ phát biểu chúc Tết đến toàn thể bà con kiều bào và đánh trống khai hội mừng xuân.Bên cạnh các hoạt động do Chủ tịch nước chủ trì, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức một số hoạt động cho đoàn 1.000 kiều bào tiêu biểu, gồm: Viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Dâng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ, Chào Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chương trình kết nối địa phương. Lãnh đạo Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tiệc chiêu đãi kiều bào tham dự chương trình Xuân quê hương vào tối 19.1.2025.VIETART là đơn vị thực hiện chương trình Xuân quê hương 2025, cũng như thực hiện thành công Xuân quê hương trong 8 năm liên tiếp.Bệnh viện FV kỷ niệm 15 năm ngày tiếp nhận bệnh nhân đầu tiên (2003-2018)
Sở Cứu hỏa và Cứu hộ Bangkok xác nhận vụ cháy đã xảy ra ở tầng 5 khách sạn Ember gồm 6 tầng. Một khách nữ đã thiệt mạng tại hiện trường, còn 2 khách nam được đưa đến bệnh viện và bác sĩ tuyên bố tử vong ở đây.Giới hữu trách vẫn trong quá trình xác minh quốc tịch của những người nước ngoài chết trong vụ cháy khách sạn.Khách sạn Ember nằm gần đường Khao San, khu phố Tây phổ biến trong giới khách du lịch ba lô và nổi tiếng với các nhà trọ giá rẻ cùng những quán bar đông khách."Giới hữu trách phản ứng nhanh chóng và chuông báo cháy được kích hoạt. Tuy nhiên, thế lửa lan quá nhanh", Reuters dẫn lời lãnh đạo Bangkok Chadchart Sittipunt trong cuộc họp báo hôm 30.12.Ông cho biết tổng cộng có 75 người có mặt trong khách sạn vào thời điểm đó, 34 người được giải cứu từ tầng mái. Cuộc kiểm tra các lối thoát hiểm ở các khách sạn và những tụ điểm giải trí được khởi động trên toàn địa bàn thành phố. "Chúng tôi buộc phải xây dựng lòng tin và chăm sóc du khách", theo ông Chadchart.Du lịch là động lực chính cho nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á. Thái Lan ghi nhận 32 triệu lượt du khách từ ngày 1.1 đến 1.12.2024, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, và thu về 1.500 tỉ baht (43,6 tỉ USD) trong thời gian này.Năm 2019, tức thời điểm ngay trước đại dịch Covid-19, số du khách đến Thái Lan đạt kỷ lục với gần 40 triệu lượt.
Đặt 2 'cá voi xanh xin rác' bảo vệ môi trường biển
Phía luật sư Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hồi tháng trước đã đệ đơn yêu cầu Tòa quận trung tâm Seoul hủy lệnh bắt giữ đối với vị tổng thống bị luận tội. Lý do là việc bắt giữ được tiến hành không hợp pháp vì phía công tố đã chờ quá lâu để truy tố ông.Với phán quyết của tòa án, Tổng thống Yoon Suk Yeol có thể được thả ngay lập tức và được yêu cầu tiếp tục tham dự phiên tòa từ bên ngoài, theo AFP.Tuy vậy, luật sư của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết nhà lãnh đạo vẫn chưa rời trung tâm giam giữ sau khi tòa án hủy lệnh bắt giữ ông.“Thậm chí khi tòa án quyết định hủy lệnh bắt giữ, ông Yoon vẫn chưa được thả ngay lập tức”, AFP dẫn lời luật sư Seok Dong-hyeon.Luật sư Seok cho hay ông Yoon chỉ được thả khi phía công tố rút lại quyền kháng cáo hoặc không kháng cáo trong một thời gian cụ thể. Phía công tố chưa bình luận về thông tin trên.Trước đó, ông Yoon Suk Yeol ngày 25.2 tham dự phiên điều trần luận tội cuối cùng để xác định trách nhiệm của ông trong vụ ban bố thiết quân luật hồi tháng 12.2024.Ông đã bị quốc hội luận tội và nếu Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tuyên có tội thì ông sẽ bị phế truất. Nếu không, ông sẽ được khôi phục chức vụ.Trước tòa, ông Yoon xin lỗi người dân nhưng bác bỏ cáo buộc nổi loạn, theo Yonhap. "Đảng đối lập cho rằng tôi ban bố thiết quân luật nhằm thiết lập chế độ độc tài và kéo dài thời gian cầm quyền. Đây là âm mưu bịa đặt nhằm buộc tội tôi nổi loạn", ông Yoon nói tiếp.Ông cho rằng vào thời điểm đó, Hàn Quốc đang đối diện một "cuộc khủng hoảng hiện hữu" và nhu cầu cấp thiết là công nhận tình hình và có hành động để vượt qua.Ngày 3.12.2024, Tổng thống Yoon ban bố thiết quân luật, nhưng ít giờ sau đó đã rút lại trước sức ép của quốc hội.Vài tuần sau, quốc hội thông qua nghị quyết luận tội nhà lãnh đạo với cáo buộc nổi loạn.Ông Yoon cũng đối mặt phiên tòa khác và trở thành Tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc bị bắt giữ vì cáo buộc hình sự ngày 15.1.
Có lẫy chuyển số, điều chỉnh 2 hướng
Quán bánh cuốn hơn nửa thế kỷ trong hẻm TP.HCM: Con dâu U.80 kế nghiệp mẹ chồng U.100
Trước đó, tối 25.1, gia đình bà T.T.T. (ở TP.Pleiku) đã khóa cổng, nhốt chủ đất, 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ. Sau khi nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã tiến hành vận động bà T.T.T. trả lại tài sản chiếm giữ trái phép và mở cổng nhưng không thành công, nên buộc phải tiến hành phá khóa giải cứu những người bị giữ. Rạng sáng 26.1, vợ chồng bà T.T.T. đã bị cơ quan chức năng bắt tạm giam để điều tra xử lý theo pháp luật.Vào tháng 12.2023, ông Đ.B.K. (ở P.Chi Lăng) đã mua nhiều thửa đất của bà N.T.H. (ở P.Ia Kring, cùng TP.Pleiku). Những thửa đất này có vị trí liền kề tại khu vực đường Lê Thánh Tôn, P.Hội Phú, TP.Pleiku. Việc mua bán được cơ quan chức năng chứng thực, thừa nhận và đã thực hiện sang tên các thửa đất trên cho ông Đ.B.K. Trên các thửa đất này có một căn nhà cấp 4.Sau khi ông Đ.B.K. sở hữu các thửa đất trên, bà T.T.T. không đồng ý, cho rằng ông K. vi phạm và gửi đơn vu cáo ông này đến một số cơ quan chức năng của tỉnh Gia Lai. Bà T. cho biết mình đã đặt cọc mua các thửa đất này trước ông K..Theo cơ quan chức năng, bà T. trước đó đã đặt mua các thửa đất này nhưng nhiều lần tìm lý do để không ra công chứng đúng thời hạn. Sau đó, bà N.T.H. đã tìm ông Đ.B.K. để nhượng lại các thửa đất trên. Mặc dù đất đã được nhà nước công nhận quyền sử dụng cho người khác nhưng bà T.T.T. vẫn cho rằng mình là người mua trước và tiến hành chiếm giữ khu đất, cho thuê sản xuất, hưởng lợi trái phép.Để lấy lại tài sản hợp pháp, ngày 25.1, ông K. đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đã bị vợ chồng bà T.T.T. khóa cổng, nhốt ông K., 2 cán bộ công an và 1 cán bộ tổ dân phố trong nhiều giờ.Hiện vụ chiếm giữ tài sản, giữ người trái phép này đang được cơ quan chức năng ở Gia Lai xử lý theo quy định.