Chủ lò bánh trung thu ở TP.HCM hướng dẫn cách bảo quản bánh đúng cách
Tham gia đoàn kiểm tra còn có Phó thủ tướng Mai Văn Chính; đại diện Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư và đại diện các ban ngành của T.Ư Đảng, Văn phòng Chính phủ. Tại buổi làm việc, đại diện UBKT T.Ư công bố quyết định kiểm tra 1923 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận.Theo Quyết định số 1923, đoàn kiểm tra sẽ nghe Tỉnh ủy Bình Thuận báo cáo các nội dung về tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 121 ngày 24.1.2025 về tổng kết Nghị quyết 18, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới thuộc tỉnh ủy.Đồng thời triển khai, thực hiện Chỉ thị số 35 ngày 14.6.2024 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Kết luận số 118 ngày 18.1.2025 điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35.Bên cạnh đó, quán triệt triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Và nội dung cuối cùng là việc thực hiện Kết luận số 123 ngày 24.1.2025 của T.Ư Đảng về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt từ 8% trở lên.Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra, ông Đặng Hồng Sỹ, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận, báo cáo tóm tắt những nội dung chính xung quanh việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác chuẩn bị đại hội đảng các cấp và giải pháp tăng trưởng kinh tế đạt từ 8% trở lên của năm 2025. Đồng thời kiến nghị với đoàn công tác một số nội dung còn vướng mắc, khó khăn mà Bình Thuận đang gặp phải.Cũng tại buổi làm việc, đại tá Lê Quang Nhân, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận báo cáo với đoàn công tác quá trình thực hiện tinh gọn bộ máy sau khi giải thể công an 10 huyện; đồng thời kiến nghị giải quyết một số vướng mắc trong quá trình tiếp nhận một số nhiệm vụ mới về ngành công an.Sau khi nghe các thành viên đoàn kiểm tra có ý kiến, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: "Việc sáp nhập lần này là chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ. Đây không phải là sáp nhập cơ học, mà việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy nhằm tạo ra sức mạnh, hoạt động của bộ máy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn". Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Bình Thuận phải nhìn thẳng vào thực tế của tỉnh để tìm giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc, phát huy được thế mạnh để đầu tư phát triển, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp tốt hơn nữa trong quá trình tinh giản bộ máy.Đối với giải pháp tăng trưởng từ 8% trở lên, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Bình Thuận phải có giải pháp cụ thể, đổi mới mô hình tăng trưởng, không quá phụ thuộc vào các giải pháp truyền thống, phải có sáng tạo, dựa vào tiềm năng lợi thế của tỉnh; tháo gỡ các nút thắt hiện nay để tăng tốc và đạt được mục tiêu mà nghị quyết của Chính phủ giao.Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình lưu ý Bình Thuận bám sát chỉ đạo của T.Ư khi sắp xếp chính quyền cơ sở chỉ còn xã và tỉnh, bỏ cấp huyện. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh không còn cấp huyện, tỉnh cần phải làm tốt công tác chính trị, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên; bảo đảm hoạt động của cả hệ thống chính trị phải nhịp nhàng, liên tục, không làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.Trước đó, các thành viên đoàn kiểm tra đã làm việc với Đảng bộ một số địa phương, TP.Phan Thiết và một số sở ngành.Học sinh 'gỡ' nỗi lo nhờ các gian hàng tư vấn tuyển sinh
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước.
Bò thả rông trên đường, nguy hiểm
Ngày 18.3, lực lượng công binh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị tổ chức xử lý, tiêu hủy 1 quả bom từ trường còn sót lại sau chiến tranh tại địa bàn thôn La Lay (xã A Ngo, H.Đakrông).Trước đó, trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn thôn La Lay (xã A Ngo, H.Đakrông), tổ tuần tra trung đội dân quân cơ động xã phát hiện 1 quả bom tại km10, Quốc lộ 15 D, quả bom chưa rõ nguồn gốc, không rõ ký hiệu, nhãn mác.Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng công binh Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị đã nhanh chóng có mặt thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, chỉ đạo lực lượng tại chỗ tổ chức căng dây khoanh vùng, cắm biển báo nguy hiểm, canh gác bảo đảm an toàn và tuyên truyền, vận động nhân dân sinh sống xung quanh khu vực di dời đến nơi an toàn. Đồng thời, tiến hành tiếp cận hiện trường, phối hợp với các lực lượng chức năng của địa phương lên phương án xử lý.Qua kiểm tra, công binh xác định đây là quả bom từ trường nguy hiểm, mang ký hiệu MK36 500 bảng Anh, chứa 80 kg thuốc nổ, chiều dài 160 cm, đường kính bom 27 cm, ngòi nổ MK32, không được phép di chuyển phải dùng phương án hủy nổ tại chỗ bằng phương pháp gây nổ từ xa.Quá trình xử lý, hủy nổ đã được Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị chỉ đạo lực lượng công binh thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và phương tiện trong thực hiện nhiệm vụ.
Hãng Yonhap dẫn thông báo từ Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc ngày 11.1 cho biết Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTSB) đã phân tích hộp đen của phi cơ Jeju Air gặp nạn ở thành phố Muan, kết luận rằng cả 2 hộp đen, gồm máy ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) và máy ghi âm buồng lái (CVR) đã ngừng ghi dữ liệu từ 4 phút trước khi máy bay đâm vào rào dẫn đường và phát nổ.Cả FDR và CVR đã ngừng ghi dữ liệu vào 8 giờ 59 ngày 29.12.2024, vài phút trước khi xảy ra tai nạn thảm khốc tại Hàn Quốc. Điều này khiến công tác điều tra chi tiết nguyên nhân vụ việc thêm khó khăn. Giới chức Hàn Quốc cho biết dù hộp đen là thiết bị quan trọng cho cuộc điều tra, nó không phải vật chứng duy nhất có thể khai thác. “Cuộc điều tra bao gồm việc phân tích nhiều nguồn thông tin khác nhau, bao gồm hồ sơ kiểm soát không lưu, cảnh quay video về vụ tai nạn và các mảnh vỡ từ hiện trường”.Các thành phần hộp đen đã được gửi đến NTSB ở Mỹ vào tuần trước nhằm xác minh chéo để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu.Vụ việc ngày 29.12.2024 là thảm họa hàng không chết chóc nhất tại Hàn Quốc, khi máy bay Boeing 737-800 của hãng hàng không Jeju Air trượt trên đường băng sân bay thành phố Muan, va vào tường bê tông và phát nổ. 179 trong số 181 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay 7C2216 thiệt mạng.Các điều tra ban đầu cho biết máy bay đã đâm phải chim, cũng như xuất hiện một số trục trặc kỹ thuật khiến phi công không thể hạ càng đáp.
Dây cáp lòng thòng
Lãnh đạo 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) tiến hành hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp đặc biệt ở Brussels (Bỉ) vào hôm qua với sự tham gia của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, theo AP. Hội nghị diễn ra sau khi thông tin Mỹ đình chỉ viện trợ cho Ukraine làm dấy lên lo ngại rằng châu Âu không còn có thể chắc chắn về sự bảo vệ của Washington.Tham dự hội nghị nói trên, các nhà lãnh đạo EU được cho là đặt mục tiêu ủng hộ các biện pháp táo bạo nhằm tăng chi tiêu quốc phòng và cam kết hỗ trợ Ukraine. Phát biểu trước toàn dân vào tối 5.3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh EU sẽ "thực hiện những bước quyết định". "Các quốc gia thành viên sẽ có thể tăng chi tiêu quân sự... nguồn tài trợ chung lớn sẽ được cung cấp để mua và sản xuất một số loại đạn dược, xe tăng, vũ khí và thiết bị tiên tiến nhất ở châu Âu", AP dẫn lời ông Macron. Trước đó, Ủy ban Châu Âu đã công bố các đề xuất nhằm huy động tới 800 tỉ euro (862,9 tỉ USD) cho quốc phòng của khối này.Tổng thống Macron còn tuyên bố Paris sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng sự bảo vệ từ kho vũ khí hạt nhân của Pháp dành cho các đối tác châu Âu, dấu hiệu cho thấy tính nghiêm trọng của thời điểm này, theo Reuters. "Tương lai của châu Âu không nhất thiết phải được quyết định ở Washington hay Moscow", ông Macron nhấn mạnh. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hôm qua cho rằng châu Âu "đang phải đối mặt với một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" và nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị lần này trong việc thúc đẩy chi tiêu quốc phòng cho châu Âu. "Chúng ta phải có khả năng tự vệ và đưa Ukraine vào vị thế mạnh mẽ", bà von der Leyen viết trên X.Về Ukraine, hầu như tất cả các nhà lãnh đạo EU đều muốn trấn an ông Zelensky rằng Kyiv vẫn có thể dựa vào sự hỗ trợ của châu Âu sau cuộc tranh cãi giữa ông với Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 28.2. Tuy nhiên cho đến nay, các quốc gia thành viên EU vẫn chưa thể nhất trí về đề xuất của người phụ trách chính sách đối ngoại EU Kaja Kallas về việc đưa ra con số viện trợ quân sự sẽ cam kết cho Ukraine, theo Reuters. Các quan chức đã đề xuất rằng EU nên cam kết cung cấp ít nhất 20 tỉ euro trong năm nay, giống như năm ngoái.Các nhà lãnh đạo dự kiến kêu gọi "thúc đẩy nhanh chóng công việc về các sáng kiến nhằm phối hợp tăng cường hỗ trợ quân sự của EU cho Ukraine", theo một bản dự thảo Reuters có được. Trong bài phát biểu tối 5.3, ông Macron tuyên bố lực lượng quân sự châu Âu có thể được gửi đến Ukraine nếu một thỏa thuận hòa bình được ký kết. Cũng trong hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho hay nước này sẵn sàng cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine, theo Reuters.Trong khi đó, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Ratcliffe ngày 5.3 thông báo Mỹ đã tạm dừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine, 2 ngày sau khi có thông tin đình chỉ mọi viện trợ quân sự cho Kyiv. Reuters dẫn một nguồn thạo tin khẳng định chính quyền Trump đã dừng "mọi thứ", trong đó có cả dữ liệu được Ukraine sử dụng để tấn công các mục tiêu của Nga. Đến chiều qua chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine. Một số chuyên gia cho rằng việc Mỹ dừng chia sẻ thông tin tình báo sẽ gây tổn hại đến khả năng của Ukraine tấn công các lực lượng Nga và tự vệ. "Thật không may, sự phụ thuộc của chúng tôi về vấn đề này khá lớn", nhà nghiên cứu Mykola Bielieskov tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia Ukraine bình luận.Trong khi đó, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak hôm 5.3 viết trên mạng xã hội X rằng ông đã "trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh và sự thống nhất về lập trường" với Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz và họ đã lên lịch một cuộc họp giữa các quan chức Ukraine và Mỹ "trong tương lai gần để tiếp tục công việc quan trọng này". Cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho hay Washington đang xem xét lại việc tạm dừng tài trợ cho Kyiv và các cuộc đàm phán giữa hai bên về một thỏa thuận khoáng sản vẫn đang diễn ra. Trong cuộc họp báo hôm 5.3, khi được hỏi về việc chuyển giao thêm các hệ thống tên lửa Patriot và vũ khí khác của Đức sang Ukraine, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức Michael Stempfle trả lời rằng dù Berlin đã chuyển giao nhiều hệ thống cho Ukraine, nhưng vẫn có "giới hạn tự nhiên đối với việc này". Ông Stempfle nhấn mạnh Đức cần tập trung vào khả năng phòng thủ của nước này và các đồng minh châu Âu, theo Đài RT.Đức là một trong những nước ủng hộ quan trọng nhất của Ukraine trong cuộc chiến với Nga, đã cung cấp viện trợ quân sự và tài chính cho Kyiv khoảng 47 tỉ USD, theo chính phủ Đức. Viện trợ của Đức dành cho Ukraine bao gồm xe tăng Leopard, tên lửa chống tăng Panzerfaust 3, tên lửa phòng không Stinger và pháo phòng không tự hành Gepard.