Bất động sản hàng hiệu vẫn hút khách: 'Biến' nhà ở thành công trình đẳng cấp
Ở trận lượt đi, diễn ra trên sân Jalan Besar (26.12), đội tuyển Việt Nam có thắng lợi 2-0. Bộ đôi Tiến Linh và Xuân Son tiếp tục thể hiện phong độ cao, góp mỗi người một bàn thắng. Dù AFF Cup 2024 có nhiều sự thay đổi, không còn áp dụng luật bàn thắng trên sân khách nhưng đây vẫn được xem là lợi thế lớn của đội tuyển Việt Nam trước trận lượt về, diễn ra lúc 20 giờ ngày 29.12 trên sân Việt Trì (Phú Thọ).Ngay sau khi trận lượt đi trên đất Singapore kết thúc, báo Thanh Niên cũng bắt đầu tiến hành tổ chức bình chọn cho trận lượt về. Sau gần 3 ngày diễn ra, CĐV Việt Nam đang dành sự tin tưởng tuyệt đối cho đội tuyển Việt Nam: 91% độc giả tin Xuân Son cùng các đồng đội sẽ tiếp tục giành chiến thắng trước Singapore. Trong khi đó, chỉ có 3% độc giả tin Singapore có thể làm nên bất ngờ trên sân Việt Trì, đánh bại đội tuyển Việt Nam. Còn lại, 6% độc giả tin rằng trận đấu lượt về sẽ khép lại với tỷ số hòa - đây cũng là điều kiện đủ để Việt Nam vào chơi trận cuối cùng của AFF Cup 2024.Trước trận lượt về giữa 2 đội trên sân Việt Trì diễn ra, truyền thông khu vực cũng dành sự quan tâm đặc biệt. Tờ CNN Indonesia đánh giá, việc chiến thắng 2-0 ở trận lượt đi giúp đội tuyển Việt Nam có quá nhiều lợi thế. Tuy nhiên, Singapore rất nguy hiểm khi bị đặt vào thế chân tường nên “Những chiến binh sao vàng” cần phải hết sức cẩn trọng.“Trong cuộc đọ sức săn vé vào chung kết AFF Cup 2024, Việt Nam chiếm thế thượng phong, bước vào trận đấu này với lợi thế 2-0 ở trận lượt đi. Điều kiện này có nghĩa là Việt Nam thậm chí có thể đi tiếp vào vòng chung kết nếu thua 1 bàn ở trận lượt về. Tuy nhiên, chắc chắn Việt Nam sẽ không quên những nỗi đau trong quá khứ. Họ không được phép xem nhẹ trận đấu với Singapore”, tờ CNN Indonesia nhận định. Trong khi đó, tờ Thairath (Thái Lan) bình luận: “Nếu Singapore ngược dòng đánh bại Việt Nam, tiến vào trận chung kết đó sẽ là câu chuyện thần kỳ. Bản thân Singapore chắc chắn sẽ cố gắng hết sức để thoát khỏi tình thế khó khăn. Họ có thể chơi pressing vì hiện tại Singapore đang ở thế không còn gì để mất. Đây chính là điều sẽ khiến người ta tin rằng trận lượt về bán kết AFF Cup 2024 vẫn sẽ diễn ra quyết liệt”.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Singapore Việt Nam thua SingaporeViệt Nam hòa SingaporeXem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnHLV Kim Sang-sik: 'Nguyên tắc trung thành, không cầu thủ nào lớn hơn đội tuyển Việt Nam'
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.
Tỉ phú Phạm Nhật Vượng tặng VinFast 1 tỉ USD
Ngày 31.12, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cuộc ẩu đả giữa tài xế xe dịch vụ và hành khách. Chỉ sau vài giờ đăng tải, đoạn clip dài 48 giây đã thu hút hàng ngàn lượt xem; nhiều người để lại bình luận, bức xúc trước hành vi côn đồ của tài xế.Clip ghi cảnh tài xế đè lên người hành khách đang ngã xuống ghế, bóp cổ rồi liên tục dùng tay đánh vào mặt. Khi những người xung quanh phản ứng, can ngăn thì tài xế mới dừng lại rồi chửi tục, đáp: "Đụng tao trước thì đánh chớ...".Theo thông tin mà PV Thanh Niên có được, người đàn ông mang áo xanh, đánh tới tấp vào hành khách trong clip là tài xế của nhà xe H.V (có trụ sở đóng tại TP.Huế); hành khách bị đánh là T.N.Q (18 tuổi, sinh viên đang theo học tại TP.Đà Nẵng).Trưa 30.12, Q. và chị gái đặt 2 vé của nhà xe H.V đi từ TP.Huế vào TP.Đà Nẵng để thi cuối kỳ. Nguyên nhân khiến Q. và nam tài xế này xảy ra mâu thuẫn là do nhà xe xếp sai vị trí ghế mà Q. đã đặt như ban đầu."Em đã đặt ghế giữa và ghế đầu cho 2 người nhưng lại xếp em ngồi cuối. Khi em thắc mắc là mình đã đặt 2 ghế là giữa và đầu thì tài xế không cho em nói hết câu, mà bảo là ngồi dưới xe… Đến lần thứ 2, khi khách khác lên xe, tài xế này cất vali một cách khó chịu, ném vali vào lưng ghế em đang ngồi nhưng em vẫn còn giữ được bình tĩnh nên cũng chỉ báo lại cho tổng đài. Khi tổng đài gọi cho tài xế thì tài xế nói chuyện một cách rất khó chịu rồi xảy ra cãi cọ với em", Q. kể.Đỉnh điểm, khi xe đến địa phận TX.Hương Thủy (Thừa Thiên - Huế), tài xế cho xe tấp vào lề, lao về phía Q. ngồi rồi dùng tay bóp cổ và đánh tới tấp vào mặt.Đáng chú ý, sau khi xảy ra vụ ẩu đả, tài xế này còn bỏ tất cả khách lại dọc đường rồi rời đi. Số hành khách này (bao gồm cả Q.) sau đó được một xe khác đến đón để tiếp tục hành trình."Sau khi bị tài xế đánh, em phải bỏ dở kỳ thi cuối kỳ, đồng thời đến bệnh viện để thăm khám. Bác sĩ chẩn đoán em bị chấn động não, tổn thương vùng mắt. Hôm qua (30.12), đại diện phía nhà xe H.V cũng đã đến thăm và xin lỗi em", Q. kể lại.Chiều nay 31.12, trao đổi với PV Thanh Niên, một đại diện phía nhà xe H.V xác nhận có sự việc trên và đã cho tài xế đánh hành khách thôi việc. Phía quản lý của nhà xe cũng đã gặp khách hàng để xin lỗi vì sự việc."Chúng tôi rất lấy làm tiếc khi xảy ra sự việc vừa rồi. Qua đây cũng rút kinh nghiệm và khắc phục chất lượng dịch vụ, cam kết sẽ không để xảy ra việc tương tự", đại diện công ty H.V nói.
Thông tin tại hội nghị tổng kết năm 2024 của Bộ GTVT chiều 30.12, Bộ trưởng GTVT Trần Hồng Minh cho biết, năm 2024, bộ đã khởi công 8 dự án, hoàn thành đưa vào khai thác 7 dự án, nâng chiều dài cao tốc cả nước lên 2.021 km. Tiến độ dự án nhà ga hành khách T3 - Tân Sơn nhất cơ bản được bảo đảm. Đặc biệt dự án sân bay quốc tế Long Thành có nhiều hạng mục vượt kế hoạch.Bộ GTVT đã trình Quốc hội thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; đang tích cực triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng để phấn đấu khởi công vào cuối năm 2025.Chỉ đạo hội nghị, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, giao thông đi trước mở đường, giao thông đi đến đâu mở ra ấm no đến đó.Theo ông, trước năm 2021 cả nước mới có gần 1.200 km cao tốc. Nhưng chỉ trong giai đoạn 2021 - 2024, cả nước hoàn thành 808 km cao tốc, đưa tổng chiều dài cao tốc lên 2.024 km. Phấn đấu hết năm 2025 sẽ hoàn thành 3.000 km cao tốc. Đây là con số ấn tượng sự phát triển mạnh mẽ của ngành GTVT, Phó thủ tướng nêu.Lưu ý đồng bộ các quy hoạch, Phó thủ tướng cũng cho rằng vẫn có sự chậm chạp trong phát triển giao thông thủy nội địa, hàng hải so với đường bộ. Không có hạ tầng hàng hải, đội tàu to thì không thể đưa nước ta trở thành cường quốc về biển, mạnh về biển.Bên cạnh đó, Bộ GTVT cần tính toán, nhìn nhận ưu tiên hơn giao thông vùng miền như giao thông đường thủy ở đồng bằng sông Cửu Long. Đưa các dự án như tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào danh mục dự án trọng điểm quốc gia nhằm đẩy nhanh tiến độ các khâu chuẩn bị thủ tục đầu tư, khởi công.Về sắp xếp, tổ chức bộ máy, Phó thủ tướng cho rằng việc hợp nhất thành mô hình mới sẽ phát triển đồng bộ giao thông kết cấu hạ tầng then chốt với lĩnh vực xây dựng đô thị và nông thôn.
Nhiều cựu binh Úc tham dự lễ truy điệu liệt sĩ Sư đoàn 7 ở Bình Dương
Bộ Y tế hiện là cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (dự thảo Nghị định 15 sửa đổi). Theo thành viên ban soạn thảo, nội dung sửa đổi lớn và tác động trực tiếp đến doanh nghiệp là cải cách thủ tục hành chính, tập trung cho quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, với 10 nhóm nội dung được sửa đổi về cải cách thủ tục hành chính.Trong đó, dự thảo bỏ quy định yêu cầu doanh nghiệp dịch và công chứng tài liệu pháp lý tiếng Anh sau khi đã chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự và chấp nhận bản điện tử giấy tờ pháp lý; cho phép tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm công bố chỉ cần dịch sang tiếng Việt những nội dung cần thiết liên quan đến kết luận nghiên cứu chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và liều dùng, lưu ý, cảnh báo, độ tin cậy nghiên cứu của tài liệu khoa học tiếng Anh và chịu trách nhiệm đối với nội dung dịch thuật thay vì phải dịch, công chứng toàn bộ tài liệu tiếng Anh. Khi phát hiện không trung thực đối với nội dung dịch thuật sẽ thu hồi giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm. Dự thảo Nghị định 15 sửa đổi cũng cho phép sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe của cơ sở sản xuất đạt thực hành sản xuất tốt (GMP) mà không cần phải gửi mẫu kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận.Quy định này giúp doanh nghiệp không phát sinh thêm chi phí khi kiểm nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm đạt ISO 17025 như quy định chung hiện nay cho tất cả các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.Dự thảo cũng có các quy định giúp rút ngắn thời gian theo dõi, giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp; bãi bỏ hàng loạt các quy định liên quan cấp phép quảng cáo và công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ; công bố sản phẩm với phụ gia thực phẩm.Đáng lưu ý, tại dự thảo Nghị định 15 sửa đổi, với các thực phẩm nhập khẩu do các tổ chức, cá nhân viện trợ từ thiện, các tổ chức sẽ không phải công bố chất lượng, chỉ đăng ký kiểm tra nhà nước và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn của sản phẩm, sử dụng đúng mục đích cứu trợ, không để sản phẩm lưu hành ra thị trường.Trước lo ngại dự thảo Nghị định 15 sửa đổi gây phát sinh các quy định kéo theo các chi phí gây tốn kém cho doanh nghiệp ngành khác như thực phẩm thông thường, thủy hải sản, nước giải khát, đại diện lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định: "Các quy định sửa đổi phải đảm bảo thông thoáng hơn về thủ tục hành chính, tháo gỡ các "điểm nghẽn", đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ". Vẫn theo đại diện lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, sửa đổi Nghị định 15 tập trung vào cải cách hành chính và nâng cao hơn nữa chất lượng thực phẩm chức năng, đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thông qua hậu kiểm. Do đó, sẽ không ảnh hưởng đến sản phẩm tự công bố của các ngành hàng khác như các thực phẩm thông thường, nước ngọt, thủy hải sản... "Nghị định sửa đổi không gây lãng phí cả ngàn tỉ đồng như có ý kiến lo ngại", đại diện Cục An toàn thực phẩm cho biết.