Giá vàng hôm nay 20.5.2024: Thế giới phá kỷ lục, SJC vọt lên 90,4 triệu đồng
Khi được hỏi, tất cả những người dân địa phương đều không biết danh tính những người đang bao chiếm hàng chục ha đất ven biển thuộc các xã Kiểng Phước, Tân Thành, Tân Điền (H.Gò Công Đông, Tiền Giang) để nuôi hàu thương phẩm. Đứng trên đê biển Tân Thành quan sát, bất kỳ ai cũng dễ dàng nhìn thấy ngay bên dưới bãi rác Kiểng Phước là các giàn nuôi hàu liên kết với nhau, chạy song song đê biển với chiều dài hơn 10 km, thuộc các xã Tân Điền, Tân Thành và Kiểng Phước của H.Gò Công. Các giàn nuôi hàu này được kết lại. Mỗi mảng liên kết với nhau bằng nhiều dây lớn, phía trên là các phuy nhựa nổi, phía dưới là ruột xe để cho hàu bám vào. Lúc triều cường lên, từng mảng rác lớn từ bãi rác Kiểng Phước bị cuốn phăng xuống biển, trôi xung quanh các giàn nuôi hàu. Theo người dân địa phương, hơn 2 năm trước, có một số người lạ mặt đến đây thả các giàn ruột xe xuống khu vực ven biển để nuôi hàu. Không lâu sau đó, mô hình này nở rộ rất nhanh, nhiều người lạ mặt bao chiếm toàn bộ khu vực dọc đê biển Tân Thành. Một ngư dân sống gần đê biển Tân Thành cho biết: "Cũng sử dụng đất ven biển làm kinh tế nhưng người nuôi nghêu phải làm hợp đồng thuê đất với nhà nước; sò giống tự nhiên cũng do nhà nước quản lý, cấm khai thác. Riêng những người nuôi hàu bằng ruột xe thì không phải thuê đất, họ ngang nhiên bao chiếm bãi biển. Họ làm công khai trong thời gian dài như vậy. Thật sự, tôi không hiểu đây là mô hình gì..." Để làm rõ vùng đất rộng lớn ven biển bị bao chiếm để nuôi hàu, PV Thanh Niên đã liên hệ chính quyền địa phương. Trao đổi bằng văn bản với PV, ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch UBND H.Gò Công Đông (Tiền Giang) khẳng định, mô hình nuôi hàu bằng ruột xe dọc theo biển Tân Thành là tự phát, chính quyền địa phương không cấp phép. Các chủ giàn hàu tự bao chiếm đất ven biển cách bờ từ khoảng 500 - 3.500 m để thả nuôi.Về công tác quản lý nhà nước, theo ông Sơn, ngày 11.11.2024, UBND H.Gò Công Đông đã ban hành quyết định thành lập tổ kiểm tra chấp hành pháp luật về nuôi hàu không đúng quy định. Đến nay, UBND huyện đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính đối với 12 chủ nuôi hàu trên biển thuộc địa bàn xã Kiểng Phước để xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, đến nay huyện vẫn chưa ban hành quyết định xử phạt.PV Thanh Niên cũng đặt câu hỏi về việc cách nuôi hàu bằng ruột xe cũ này có được tiếp tục tồn tại hay không? vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàu thương phẩm được nuôi từ mô hình này?. Tuy nhiên phía chính quyền địa phương vẫn chưa có câu trả lời.Facebook Messenger cảnh báo chụp ảnh màn hình khi nào?
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong căn nhà ấm áp trên mặt tiền đường Thoại Ngọc Hầu (Q.Tân Phú, TP.HCM), người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ vẫn miệt mài bên xe nước mía phía trước.Xe nước mía của ông Huseyin được nhiều người biết tới từ những ngày mới mở bán hồi tháng 10.2024, khi hình ảnh một "ông chú" người Thổ Nhĩ Kỳ vui vẻ, nhiệt tình bán món đồ uống Việt Nam quen thuộc lan tỏa khắp mạng xã hội.Phía trước xe có dán dòng chữ: "Tôi là người Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi bán các loại nước. Tôi không biết tiếng Việt, mong cả nhà ủng hộ cho tôi. Cảm ơn!". Chính sự ủng hộ của khách đã khiến việc buôn bán của người đàn ông ngoại quốc ngày càng thuận lợi hơn."Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ được biết tới nhiều ở TP.HCM, nhiều người cũng nghĩ là người Thổ Nhĩ Kỳ như tôi thì nên bán món này mới đúng. Nhưng tôi không thích buôn bán các món mặn, tôi thích bán các loại nước này hơn. Trước khi bán, tôi cũng đã dành thời gian để học cách pha chế", ông chia sẻ.Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2017, ông Huseyin đang làm công nhân xây dựng ở TP.Tunceli vô tình quen biết bà Nguyễn Thị Chung (48 tuổi, ngụ TP.HCM) qua mạng xã hội.Sau thời gian dài nhắn tin, tìm hiểu, vì tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn và tính cách nên năm 2019 ông quyết định đến TP.HCM gặp gỡ. Sau đó không lâu, họ kết hôn và ông quyết định sống ở Việt Nam.Năm nay là năm thứ 5 người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ đón tết ở Việt Nam bởi từ lúc chuyển đến TP.HCM sinh sống, làm việc, ông chưa có dịp về nước. Ngày trước, ông phụ bà Chung công việc kinh doanh, tuy nhiên những tháng gần đây ông quyết định kinh doanh riêng bằng xe nước nho nhỏ với sự hỗ trợ nhiệt tình từ vợ.Nhiều năm sống cùng nhau, người vợ nói rằng điều bà quý nhất trong tính cách của ông chính là sự hiền lành, chăm chỉ, sống tình cảm. Sự khác biệt về ngôn ngữ không ảnh hưởng tới cuộc sống của vợ chồng bởi họ luôn thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông cho nhau.Ngược lại, với người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ, vợ là một người chu đáo, biết quan tâm, chăm sóc cho chồng. Nhờ có tình yêu thương và sự hỗ trợ từ vợ, cuộc sống ở Việt Nam với ông không quá khó khăn để thích nghi.Bà Chung cho biết cái tết ấn tượng nhất có lẽ là tết đầu tiên của bà và chồng ở Việt Nam. Thời điểm đó, ông Huseyin vô cùng phấn khích trải nghiệm những hoạt động đón tết ở TP.HCM. "Những ngày giáp tết, vợ chồng tôi đi chợ tết mua sắm. Sau pháo hoa giao thừa, ông ấy chở tôi đi chùa ở gần nhà cũ ở Q.8. Những ngày trong tết, 2 vợ chồng đi dạo đường hoa, đi du xuân. Lúc đó nhà có mua pháo giấy để bắn, ông ấy rất thích loại pháo này, thấy pháo bắn ra là cười tươi lắm", người vợ háo hức kể. Có năm, người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ theo vợ về quê nhà Quảng Ngãi ăn tết. Ông cho biết lần đầu về quê vợ, mọi người tò mò vây quanh, hỏi thăm khiến ông vừa bất ngờ, vừa vui. Ông dành những phong bao lì xì cho các cháu trong gia đình theo đúng phong tục truyền thống.Với ông Huseyin, đón tết ở Việt Nam là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất, khác hoàn toàn so với đất nước của ông. Mỗi năm đón tết trôi qua, ông lại càng thích, càng yêu thêm tết, văn hóa Việt Nam và muốn sống ở đất nước này mãi mãi."Năm nay, vợ chồng tôi dự định sẽ tiếp tục đón tết ở TP.HCM. Cũng như mọi năm, vợ chồng tôi vẫn sẽ cùng nhau đi chùa, đi chợ tết. Dự định những ngày gần tết, vợ chồng tôi cũng ghé chợ hoa thăm một người quen bán hoa ở Q.8, anh cũng phụ chị bán hoa vì năm ngoái anh bán cũng… đông khách", bà Chung cười kể lại.2 vợ chồng đã dành những lời chúc năm mới đặc biệt cho quý bạn đọc Báo Thanh Niên với mọi điều tốt đẹp nhất. Họ hy vọng mỗi năm trôi qua, họ lại đồng hành cùng nhau, hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng và tiếp tục đón tết Việt Nam.
TNM trở thành nhà vô địch giải Liên Quân Mobile Báo Thanh Niên mở rộng lần I
Với em Hoàng Lê Minh Ngọc ở khóm 1, thị trấn Bến Quan, H.Vĩnh Linh, Quảng Trị, để có cơ hội trở thành một người lính là cả quá trình không ngừng nỗ lực. Tốt nghiệp THPT, 2 năm liền, Minh Ngọc thi tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân và Học viện Kỹ thuật quân sự. Tuy nhiên kết quả chưa như mong đợi. Không nản chí, ngay sau 4 năm hoàn thành xuất sắc việc học tại Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế thì Minh Ngọc trở về địa phương, tiếp tục tự nguyện viết đơn đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự. Và Ngọc đã được tuyển chọn."Để tham gia vào môi trường quân đội thì cần rất nhiều tiêu chuẩn cao để có thể vào được. Xác định điều đó, em quyết tâm thứ nhất là rèn luyện thể dục thể thao thứ hai nữa nâng cao kiến thức của mình. Khi nhận được lệnh nhập ngũ, em rất mừng và háo hức. Em sẽ phấn đấu, sau 2 năm nhập ngũ sẽ thành 1 chiến sĩ tốt", Minh Ngọc nói.Cùng với Hoàng Lê Minh Ngọc, tại huyện Vĩnh Linh còn có thêm 3 cô gái đã hiện thực hóa mong ước làm người lính trong mùa tuyển quân năm 2025. Đó là các nữ tân binh: Ngô Thị Quỳnh Chi, ở thôn Tân Trại 2, xã Vĩnh Giang; Lê Vân Diễm Quỳnh, ở thôn Liêm Công Đông, xã Hiền Thành và Lê Thị Ánh Minh, ở thôn Liêm Công Tây, xã Hiền Thành. Những cô gái đã góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp, truyền cảm hứng về tuổi trẻ không ngại thử thách, thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự lớn của thanh niên Việt Nam."Còn khoảng 1 tuần lễ nữa thì em sẽ vào môi trường quân đội. Em đã chuẩn bị rất sẵn sàng về tinh thần và em mong muốn mình có thể học tập cống hiến hết mình, thực hiện những nhiệm vụ được giao. Để những năm tháng trong quân ngũ sẽ là thời gian ý nghĩa và đẹp nhất của tuổi thanh xuân", Ngô Thị Quỳnh Chi chia sẻ. Theo kế hoạch, năm 2025, tỉnh Quảng Trị sẽ có 1.000 công dân lên đường nhập ngũ. Với tri thức, sức khỏe, lý tưởng và mang theo niềm tự hào, tin tưởng từ gia đình, địa phương, những thanh niên ưu tú sẽ tiếp tục góp sức trẻ, phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng của quê hương trong giai đoạn mới.
Dự án có tổng vốn đầu tư trên 3.985 tỉ đồng và được giao cho Công ty cổ phần Viglacera Thái Nguyên là nhà đầu tư. Trong đó, vốn góp của doanh nghiệp là trên 597 tỉ đồng; thời gian thực hiện không quá 36 tháng kể từ ngày được Nhà nước bàn giao đất.
Nhiều hàng hóa thiết yếu giá 0 đồng tại 'Chợ tết công đoàn năm 2024'
Theo quyết định xét xử của TAND Q.4 (TP.HCM), ngày 20.1, tòa án này sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Bùi Thanh Khoa (40 tuổi, H.Nhà Bè, TP.HCM) về tội "cố ý gây thương tích". Khoa là bị cáo đã hành hung cô gái đi đường sau va quệt giao thông vào ngày 9.12.2024.Theo cáo trạng, khoảng 7 giờ 20 ngày 9.12, chị Q.T.A (23 tuổi, ở Q.1) chạy xe máy SH biển số TP.HCM trên đường Khánh Hội theo hướng từ Q.7 qua cầu Kênh Tẻ. Khi đến trước nhà số 120 - 122 đường Khánh Hội, thì bị Khoa điều khiển xe mô tô 59 H1- 547.48 ép xe vào lan can giữa đường làm xe của chị A. va vào phía sau xe của Khoa.Lúc này, Khoa dừng xe, quay lại dùng hai tay đánh liên tiếp vào mặt chị A. Khi cô gái té ngã vào lan can giữa đường, Khoa tiếp tục đánh vào vùng đỉnh đầu, đá vào mặt chị A.Khi chị A. đứng dậy, Khoa tiếp tục dùng tay đánh chị A., cho đến khi có người lái xe 16 chỗ dừng xe lại can ngăn thì Khoa mới dừng lại, rồi lên xe bỏ đi.Sau khi bị Khoa đánh gây thương tích, chị A. đến Công an P.4 (Q.4) trình báo sự việc và đến Bệnh viện Q.4 khám vết thương.Theo giấy chứng nhận thương tích của Bệnh viện Q.4, chị A. lúc vào viện trong tình trạng chấn thương, bị sưng vùng gò má bên phải...Chị A. có đơn yêu cầu giám định thương tích, và xử lý hình sự đối với Khoa.Một người đi đường khác cũng cung cấp dữ liệu camera cho cơ quan điều tra và đề nghị xử lý nghiêm hành vi của Khoa. Công an đã làm việc với tài xế xe 16 chỗ, người đã can ngăn việc Khoa đánh chị A.Ngày 10.12.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.4, TP.HCM bắt khẩn cấp Bùi Thanh Khoa.Theo cơ quan điều tra, hành vi của Khoa đánh liên tiếp vào mặt và vùng đầu của chị A. gây thương tích là thể hiện tính côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật, có dấu hiệu cấu thành tội cố ý gây thương tích; gây bức xúc dư luận, nên cần xử lý nghiêm để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.