Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp mùng 2 năm Giáp Thìn
Trái ngược sự hồi phục của thị trường ô tô Việt Nam, phân khúc sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng tiếp tục sụt giảm, doanh số nhiều mẫu mã từng hút khách hàng đầu phân khúc như Mazda3 tăng trưởng không đáng kể, trong khi KIA K3, Honda Civic lại "lao dốc".Như Thanh Niên đã phản ánh, cùng với cuộc đua giảm giá diễn ra rầm rộ trên thị trường ô tô Việt Nam, nhiều mẫu mã sedan hạng C như Mazda3, Kia K3, Hyundai Elantra, Honda Civic hay Toyota Corolla Altis…cũng được nhà sản xuất, phân phối áp dụng ưu đãi với mức giảm giá lên đến hàng chục triệu đồng trong tháng 2.2025.Dù vậy, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh nhất là áp lực đến từ các dòng ô tô gầm cao cỡ nhỏ khiến phân khúc sedan hạng C có tầm giá dưới 900 triệu đồng dù được ưu đãi, khuyến mãi… vẫn không thể duy trì được sức hút như trước đây. Chính vì vậy, bất chấp thị trường tiếp đà tăng trưởng, doanh số phân khúc sedan hạng C vẫn sụt giảm.Cụ thể, báo cáo bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor công bố mới đây cho thấy, trong tháng 2.2025, tổng doanh số bán ô tô sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng đạt 503 xe giảm 31 xe, tương đương 5,9% so với tháng 1.2025 và chỉ nhiều hơn 10 xe, tương đương 2% so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này cho thấy, dòng sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng đang đánh mất dần sức hút trong bối cảnh thị hiếu khách hàng đang thay đổi, chuyển dịch sang các dòng xe gầm cao.Trong số các mẫu xe thuộc phân khúc này, Mazda3 vẫn là cái tên được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn nhiều nhất. Theo đó, doanh số bán Mazda3 trong tháng 2.2025 đạt 238 xe, tăng 19 xe so với tháng đầu năm 2025. Đây cũng là tháng thứ hai liên tiếp lượng tiêu thụ Mazda3 tăng trưởng, qua đó đạt tổng lượng tiêu thụ gần 460 xe sau hai tháng đã qua của năm 2025. Không giống Mazda3, KIA K3 không còn duy trì được mạch tăng trưởng. Chỉ có 151 chiếc KIA K3 đến tay khách hàng trong tháng 2.2025, giảm 54 xe so với tháng 1.2025. Đây cũng là mẫu xe có mức sụt giảm doanh số lớn nhất phân khúc trong tháng 2 vừa qua. Hyundai Elantra tiếp tục xếp vị trí thứ 3 khi tìm lại đà tăng trưởng doanh số, dù vậy lượng xe bán ra chỉ nhiều hơn tháng trước đó 5 xe.Các mẫu mã nhập khẩu thuộc phân khúc này như Honda Civic, Toyota Corolla Altis vẫn xếp cuối bảng. Trong đó, Honda Civic bán được 42 xe, giảm 9 xe. Toyota Corolla Altis có cả phiên bản hybrid nhưng doanh số bán chỉ đạt 15 xe, tăng 8 xe. Dù vậy, kết quả này không đủ giúp Corolla Altis cải thiện vị trí trong cuộc đua doanh số phân khúc sedan hạng C. Thậm chí, Toyota Corolla Altis còn lọt top 10 ô tô bán ít nhất Việt Nam tháng 2.2025.Mức tăng trưởng "khiêm tốn" của một số mẫu mã như Mazda3, Hyundai Elantra hay Toyota Corolla Altis không đủ để bù đắp cho mức sụt giảm của KIA K3 hay Honda Civic là lý do khiến doanh số bán ô tô sedan hạng C chưa thể lấy lại nhịp tăng trưởng. Cộng dồn hai tháng đã qua của năm 2025, tổng doanh số bán ô tô sedan hạng C tầm giá dưới 900 triệu đồng đạt 1.037 xe, thấp hơn 365 xe, tương đương 26,1% so với cùng kỳ năm 2024.Cầu thủ bóng rổ cao nhất Việt Nam là nội binh xuất sắc nhất VBA 2023
Chiều 25.2, UBND TP.Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết của HĐND TP.Hà Nội về thành lập các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND thành phố và công bố các quyết định về công tác cán bộ.Theo đó, bộ máy hành chính mới của TP.Hà Nội gồm 15 sở và 1 cơ quan tương đương, giảm 6 sở so với trước khi sắp xếp bộ máy. Trong đó, có 8 sở ngành mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất, sắp xếp lại các đơn vị cũ.Cụ thể, thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT với Sở Tài chính; thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT; thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở TT-TT với Sở KH-CN. Thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH; thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT. Tổ chức lại Văn phòng UBND TP.Hà Nội trên cơ sở sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND TP.Hà Nội.Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc thành phố; thành lập Ban quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp TP.Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.Tại hội nghị, UBND TP.Hà Nội cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ đối với lãnh đạo 8 sở, ngành mới thành lập này. Theo đó, Sở Tài chính do ông Nguyễn Xuân Lưu làm giám đốc. Sở Nông nghiệp và Môi trường do ông Nguyễn Xuân Đại làm giám đốc. Sở Khoa học và Công nghệ do ông Nguyễn Hồng Sơn làm giám đốc.Sở Nội vụ do ông Trần Đình Cảnh làm giám đốc. Sở Xây dựng do ông Nguyễn Phi Thường làm giám đốc. Văn phòng UBND TP.Hà Nội do ông Trương Việt Dũng làm chánh văn phòng.Sở Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Nguyên Quân làm phó giám đốc phụ trách. Ông Vũ Xuân Hùng làm Trưởng ban Quản lý Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp thành phố.Ngoài ra, UBND TP.Hà Nội cũng công bố quyết định bổ nhiệm ông Võ Nguyên Phong, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng, làm Giám đốc Sở Công thương; bổ nhiệm bà Bạch Liên Hương, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, làm Giám đốc Sở VH-TT.Trước đó, sáng 25.2, tại kỳ họp thứ 21, 100% đại biểu HĐND TP.Hà Nội đã tán thành thông qua nghị quyết, sau sắp xếp, Hà Nội sẽ có 15 sở, cơ quan tương đương (giảm 6 sở so với năm 2024). Nghị quyết có hiệu lực từ 1.3.Sau sắp xếp, các sở và cơ quan tương đương thuộc UBND TP.Hà Nội gồm: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; Công thương; Nông nghiệp và Môi trường; Xây dựng; KH-CN; VH-TT; GD-ĐT; Y tế; Thanh tra thành phố; Văn phòng UBND thành phố; Dân tộc và Tôn giáo; Du lịch; QH-KT.
Quảng Trị: 500 tình nguyện viên tiếp sức, hỗ trợ cả khẩu trang và sim 4G
Đầu năm 2025, trang Box Office Vietnam công bố tổng doanh thu phòng vé Việt Nam từ ngày 1.1- 31.12.2024 đạt gần 4.700 tỉ đồng. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử điện ảnh Việt. Trong đó, có tất cả 28 bộ phim Việt Nam được phát hành tại rạp và tổng doanh thu đạt khoảng 1.900 tỉ đồng, chiếm 40% tổng doanh thu phòng vé cả nước. Thành công phòng vé của các tác phẩm Việt Nam trong năm 2024 tập trung nghiêng về những câu chuyện gia đình, khai thác mâu thuẫn giữa các thế hệ và chủ yếu là thể loại chính kịch, tâm lý dành cho người lớn. Sự thất bại của các thể loại khác như phim thanh xuân, phim phiêu lưu tuổi thiếu niên... đã cho thấy thiếu sự đa dạng trong thị hiếu. Do xu hướng ưa chuộng mâu thuẫn thế hệ gia đình của khán giả Việt, nên các phim Việt nằm ngoài chủ đề này đều không đạt được kết quả doanh thu phòng vé tốt.“Trong năm 2024, phim về một nhóm người trẻ, hay chuyến đi phiêu lưu và trải nghiệm những điều mới mẻ đã không được nhiều khán giả đón nhận. Đó là câu chuyện xảy ra với phim B4S - Trước giờ yêu, Móng vuốt, Mùa hè đẹp nhất, hay mới nhất là Kính vạn hoa...", trang Box Office Vietnam nhận định.Trong đó, bộ phim điện ảnh Kính vạn hoa: Bắt đền con ma vừa được phát hành vào dịp Noel 2024 do đạo diễn Võ Thanh Hòa thực hiện có thể xem là tác phẩm gây nhiều tranh cãi nhất trong năm 2024. Đằng sau các ý kiến trái chiều quanh bộ phim này, cùng với sự thất bại doanh thu, là những thực tế và bài học đáng giá cần được ngẫm và nghĩ.Liệu việc một bộ phim trong sáng dành cho tuổi thiếu niên được chuyển thể từ tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như Kính vạn hoa, và cả việc đạo diễn Võ Thanh Hòa mạo hiểm làm phim cho tuổi thiếu niên có xứng đáng bị lên án gay gắt và bị “tẩy chay”, công kích như nhiều bình luận của khán giả trên mạng xã hội? Trong bối cảnh điện ảnh Việt vẫn còn hạn chế về mặt tư duy làm phim, đặc biệt là với các bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học, việc Võ Thanh Hòa táo bạo để chuyển thể một tác phẩm nổi tiếng dành cho tuổi thiếu niên - vốn chưa được khai thác nhiều trên thị trường, và thổi vào đó một làn gió mới mẻ hơn có thể coi là một bước đi cần thiết nhằm đa dạng nội dung phim chiếu rạp ở thị trường. Từ trước đến nay, đạo diễn Võ Thanh Hòa đã thể hiện được góc nhìn và gu làm phim nhạy bén trong việc nắm bắt thị hiếu khán giả, với những tác phẩm thành công như Chìa khóa trăm tỉ (2021), Nghề siêu dễ (2022), Siêu lầy gặp siêu lừa (2022)... hay vô cùng "mát tay" trong việc đảm nhận vai trò nhà sản xuất của 2 phim kinh dị ăn khách Quỷ cẩu, Linh miêu. Tuy nhiên, đến với Kính vạn hoa, Võ Thanh Hòa quyết định bước ra vùng an toàn, chuyển sang thể loại mới mẻ hơn nhưng cũng nhiều thách thức hơn.Việc Kính vạn hoa nhận được những phản hồi trái chiều cũng là minh chứng cho việc vô cùng mạo hiểm khi sản xuất phim thuần Việt với dòng phim phiêu lưu trong trẻo dành cho tuổi thiếu niên - một phân khúc khán giả gần như bị bỏ quên trên thị trường. Mặc dù hứng chịu làn sóng phê bình khen chê hỗn loạn trên mạng xã hội, vẫn có một bộ phận khán giả đánh giá tích cực việc đạo diễn Võ Thanh Hòa đã nỗ lực đem lại sự thay đổi nội dung cho thị trường điện ảnh Việt, khi anh chấp nhận thử thách và dám mạo hiểm tái hiện một tác phẩm kinh điển của tuổi thiếu niên, thổi vào đó một góc nhìn tươi mới cho thế hệ trẻ là fan của truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng như bản truyền hình cùng tên 20 năm trước.Thất bại phòng vé của Kính vạn hoa chính là động lực để các nhà làm phim Việt trẻ đã sớm có được thành công như Võ Thanh Hòa cần phải cẩn trọng hơn và phải liên tục vận động tư duy để tiếp tục tìm kiếm những cách tiếp cận mới, sáng tạo hơn để góp phần làm đa dạng thị trường, chứ không thể đi mãi đường cũ.Thực tế, thị trường điện ảnh nào cũng phải có những nhà làm phim dám "dấn thân" - đi một con đường mới. Có như vậy thì mới mang đến nhiều sự lựa chọn đa dạng cho khán giả, thay vì chỉ được xem những câu chuyện quen thuộc về mâu thuẫn gia đình, bố mẹ, hay hài - lãng mạn, tình yêu tay ba tay tư..."Dù các bộ phim thuần Việt chiếu rạp đang ngày càng được khán giả đón nhận và đánh giá cao, nhưng việc tự sản xuất phim không hề dễ dàng. Thị trường điện ảnh Việt đang theo chiều hướng phát triển, nhưng vẫn còn ẩn chứa nhiều thách thức về vốn đầu tư, công nghệ, nhân sự, cũng như sự đón nhận khó lường từ thị hiếu khán giả", đạo diễn Võ Thanh Hòa chia sẻ. Biên kịch Phương Linh nói thêm: "Những nhà làm phim Việt hiện tại không chỉ phải đối mặt với áp lực từ sự kỳ vọng của khán giả, mà còn phải tìm cách vượt qua những khó khăn bủa vây về tài chính, nhân lực và công nghệ để đưa sản phẩm của mình đến với công chúng. Thị trường điện ảnh Việt ngày nay đòi hỏi những sản phẩm vừa phải có yếu tố giải trí, vừa phải có những nội dung ý nghĩa phù hợp với thị hiếu. Đây là một thử thách không hề đơn giản". Quả thật, cú 'ngã ngựa' của Kính vạn hoa được xem như một bài học giá trị, khi giới làm phim thông qua đó nhìn nhận thấu đáo hơn về thị trường điện ảnh, cũng như thị hiếu vốn rất khó đoán của khán giả để thay đổi tư duy trong việc chinh phục người xem - vốn ngày càng khó tính hơn.Dù vậy, thị trường phim Việt vẫn sẽ luôn cần những đạo diễn "tiên phong" làm những đề tài mới như Võ Thanh Hòa hay bất cứ ai dám dấn thân như thế. Mặc dù phim Kính vạn hoa được cho là một thất bại của Võ Thanh Hòa, nhưng không thể phủ nhận những bài học đáng nhớ đi cùng chính là "bước đệm" cần thiết để góp phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng hơn cho thị trường điện ảnh Việt hiện tại.
Tiến sĩ Sathe giải thích thêm rằng dù niệu đạo và cơ quan sinh sản nằm gần nhau nhưng chúng là những cơ quan riêng biệt. Niệu đạo chịu trách nhiệm vận chuyển nước tiểu ra khỏi cơ thể, trong khi cơ quan sinh sản mới là đường đi của "tinh binh". Đứng dậy đi tiểu sau khi quan hệ, một số "tinh binh" có thể rò rỉ ra ngoài. Điều này là bình thường. Nhưng lực lượng đông đảo tinh binh còn lại vẫn đủ để trứng thụ tinh, tiến sĩ Sathe giải thích, theo Indian Express.
Bình Dương phối hợp tổ chức chương trình Gặp gỡ Singapore 2023
Đối với Nguyễn Bảo Minh (Trường THPT Hồng Bàng), về nhất cự ly 3km nam THPT là lời chúc ý nghĩa nhất nhân ngày Nhà giáo Việt Nam: "Em chúc thầy cô ngày càng nhiều sức khỏe và luôn tâm huyết với nghề để đào tạo nên một thế hệ trẻ toàn diện, có ích cho đất nước".