Hai nữ hành khách nhập cảnh tiểu ngạch từ Trung Quốc dùng giấy tờ giả đi máy bay
“Trong suốt hành trình, em ăn uống, ngủ nghỉ đều nhờ người dân ở dọc đường. Em không nghĩ là có nhiều người sẽ sẵn sàng giúp đỡ mình như vậy. Có người khi nghe em kể chuyện thì họ tỏ ra ngưỡng mộ nghị lực của mình nên mến khách và đối đãi với em rất tốt. Thậm chí, khi em đang đi bộ thì có người còn chạy tới tốt bụng mời em vào nhà để nghỉ ngơi vì phía trước mấy chục cây số không có nhà dân. Sau đó, người ta còn cho em thêm bánh và những thứ lặt vặt để ăn dọc đường”, Linh nhớ lại.Sự thật về hẻm được cho là 'đẹp như ở Nhật Bản'
Ngày 25.2, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu Việt Nam) phát thông báo về trận động đất vừa xảy ra sáng cùng ngày trên địa bàn huyện vùng cao Nam Trà My.Trận động đất xảy ra lúc 10 giờ 56 phút 15 giây ngày 25.2 tại vị trí tọa độ 15,219 độ vĩ bắc - 108,08 độ kinh đông, thuộc địa phận huyện vùng cao Nam Trà My, cường độ 3,5 độ Richter,.Độ sâu chấn tiêu trận động đất này khoảng 8,2 km, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0.Điều đáng nói, tính từ ngày 18.2 đến sáng 25.2, chỉ riêng tại địa bàn huyện vùng cao Nam Trà My, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đã ghi nhận 7 trận động đất có cường độ từ 3 - 3,5 độ Richter, gây rung chấn mạnh.Hiện chính quyền H.Nam Trà My chưa ghi nhận thiệt hại về người và tài sản do những trận động đất này gây ra.
Bất ngờ khi TP.HCM đứng thứ 2 trong 10 điểm đến ẩm thực đường phố ngon nhất châu Á
Theo TechSpot, Meta - công ty mẹ của Facebook, Instagram và Threads, đã công bố kế hoạch đưa nội dung chính trị trở lại các nền tảng sau khi từng hạn chế mạnh mẽ loại nội dung này. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh Meta thừa nhận rằng các biện pháp hạn chế trước đây “khá thô sơ” và cần được điều chỉnh phù hợp hơn.Việc cắt giảm nội dung chính trị trên các ứng dụng của Meta được triển khai từ năm 2021, dựa trên phản hồi từ người dùng muốn giảm bớt sự xuất hiện của loại nội dung này trên bảng tin. Tuy nhiên, những thay đổi mạnh tay gần đây, bao gồm việc ngừng đề xuất nội dung chính trị trên Instagram và Threads vào năm 2024, đã gây ra phản ứng trái chiều. Đặc biệt, động thái này diễn ra trong một năm bầu cử tổng thống tại Mỹ.Các nhà sáng tạo nội dung đã thể hiện lo ngại về việc Meta xác định và quản lý nội dung chính trị. Theo định nghĩa của Instagram, nội dung chính trị bao gồm bất kỳ điều gì liên quan đến luật pháp, bầu cử hoặc các vấn đề xã hội, như biến đổi khí hậu và nhiều thứ khác. Điều này khiến nhiều nhà sáng tạo lo ngại rằng phạm vi tiếp cận của họ bị hạn chế, ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu cá nhân và nguồn thu nhập.Người dùng cũng cho rằng việc Meta kiểm soát nội dung chính trị đã làm giảm khả năng thể hiện quan điểm của họ trên mạng xã hội. Thêm vào đó, một lỗi kỹ thuật xuất hiện trong quá trình triển khai các thay đổi đã khiến cài đặt nội dung của người dùng tự động quay về chế độ mặc định, tiếp tục hạn chế nội dung chính trị từ những tài khoản họ không theo dõi.Trong khi đó, nhu cầu về nội dung chính trị trên các nền tảng của Meta vẫn rất rõ ràng, đặc biệt trên Threads - nền tảng được xem như một đối thủ cạnh tranh của X (trước đây là Twitter). Nội dung chính trị thường xuyên chiếm lĩnh các xu hướng thảo luận trên Threads, cho thấy vai trò quan trọng của loại nội dung này đối với người dùng.Để khắc phục những hạn chế này, Meta tuyên bố sẽ thực hiện các thay đổi nhằm tạo ra cách tiếp cận “cá nhân hóa hơn”. Trên Facebook, nội dung chính trị từ bạn bè hoặc các trang bạn theo dõi sẽ được xếp hạng và hiển thị dựa trên các tín hiệu tương tác, chẳng hạn như lượt thích hoặc lượt xem. Điều này giúp nội dung chính trị không khác biệt quá nhiều so với các loại nội dung khác trong bảng tin.Ngoài ra, Meta cho biết sẽ đề xuất thêm nội dung chính trị dựa trên các tín hiệu cá nhân hóa, đồng thời mở rộng tùy chọn cho phép người dùng kiểm soát mức độ xuất hiện của loại nội dung này. Tuy nhiên, Meta chưa tiết lộ chi tiết về cách thức triển khai hoặc thông báo các tùy chọn này đến người dùng.Tuy nhiên, việc không hạn chế hoặc quản lý chưa chặt chẽ nội dung chính trị trên các nền tảng của Meta có thể dẫn đến những rủi ro về mặt pháp lý, tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng quốc gia. Nhiều quốc gia đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt để kiểm soát thông tin nhạy cảm, bao gồm nội dung liên quan đến chính trị, nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự xã hội và hạn chế thông tin sai lệch.Nếu Meta không thực hiện các biện pháp phù hợp để quản lý loại nội dung này, công ty có thể bị xem là vi phạm các quy định của nhà nước về truyền thông hoặc kiểm duyệt nội dung. Điều này đặc biệt đúng ở những quốc gia yêu cầu nền tảng mạng xã hội chịu trách nhiệm pháp lý đối với nội dung do người dùng đăng tải. Do đó, Meta phải tìm cách cân bằng giữa việc đáp ứng nhu cầu người dùng và tuân thủ các yêu cầu pháp luật tại các khu vực hoạt động.
Ngày 25.1, Trần Thị Thanh Thúy cùng CLB Gresik Petrokimia Pupuk chạm trán với CLB Bandung BJB Tandamata ở lượt trận thứ 6 cũng là lượt đấu cuối giai đoạn lượt đi của giải bóng chuyền nữ Indonesia (Proliga). Đây là trận đấu mà cựu thủ quân đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy thi đấu ấn tượng. Không chỉ tấn công hiệu quả, Thanh Thúy còn hỗ trợ phòng ngự tốt với những pha bám chắn thành công. Tuy nhiên trong ngày các đồng đội thi đấu dưới sức, nhiều lần bắt bước một hỏng, chuyền hai phát động tấn công chưa tốt, một mình "cánh én" Thanh Thúy không thể mang lại "mùa xuân" cho CLB Gresik Petrokimia Pupuk. Trần Thị Thanh Thúy cùng các đồng đội CLB Gresik Petrokimia Pupuk giành chiến thắng 25/22 ở ván đầu sau đó để đối thủ thắng liên tiếp 3 ván còn lại với điểm số lần lượt là 22/25, 16/25, 13/25. Là người ghi điểm số nhiều nhất cho CLB Gresik Petrokimia Pupuk với 17 điểm nhưng Thanh Thúy ngậm ngùi rời sân sau trận thua ngược 1-3 trước đối thủ. Trận thua này khiến CLB Gresik Petrokimia Pupuk mà Thanh Thúy đầu quân đứng trước nguy cơ không phải lọt vào tốp 4 chung cuộc để đấu vòng bán kết. CLB Gresik Petrokimia Pupuk cần có những sự bổ sung kịp thời về lực lượng cũng như khắc phục điểm yếu nếu muốn cải thiện thành tích ở giai đoạn lượt về tại Proliga. Theo lịch thi đấu của giai đoạn lượt về, Trần Thị Thanh Thúy cùng CLB Gresik Petrokimia Pupuk lần lượt đối đầu với CLB Jakarta Popsivo Polwan (ngày 26.1), CLB Jakarta Pertamina Enduro (ngày 8.2), CLB Jakarta Elektrik PLN (ngày 9.2), CLB Bandung BJB Tandamata (ngày 14.2), CLB Jakarta Livin Mandiri (ngày 15.2) và CLB Yogya Falcons (ngày 21.2).
Bao nhiêu cầu thủ Argentina bảo đảm dự Copa America, sau Messi và Di Maria?
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.