Riot Games kết thúc quan hệ đối tác với Prime Gaming
Một dấu ấn của năm 2024 là thêm nhiều hoạt động tư vấn tuyển sinh diễn ra ở cấp chính phủ và cấp trường học tại Việt Nam. Chẳng hạn, đây là năm đầu chính quyền bang New South Wales (Úc) tổ chức triển lãm du học ở Việt Nam, và cũng là lần đầu Lãnh sự quán Đức tại TP.HCM phối hợp cùng các cơ quan chính phủ khác của nước này tổ chức buổi hướng nghiệp và tư vấn du học nghề cho người Việt.Ngoài ra, đây cũng là năm đầu cơ quan giáo dục Macau (Trung Quốc) cùng toàn bộ các trường ĐH tại đặc khu hành chính này đến Việt Nam tư vấn tuyển sinh, và nhiều trường ĐH trong tốp hàng đầu thế giới ở Malaysia, Hàn Quốc... cũng lần đầu đến Việt Nam tư vấn. ĐH Quản lý Singapore hồi tháng 4 cũng chính thức mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và là trường ĐH đầu tiên tại Singapore thực hiện điều này.Về mặt chính sách, một số quốc gia du học cũng đưa ra các quy định cởi mở hơn. Chẳng hạn, Mỹ và New Zealand đang đẩy nhanh hơn nữa thời gian xử lý đơn xin visa (thị thực) du học cho người Việt. Nhiều khu vực tại Hàn Quốc thì xây dựng các đơn vị đặc thù để hỗ trợ du học sinh sinh sống ở địa phương, trong đó Trung tâm hỗ trợ sinh viên quốc tế Busan (BISSC) là mô hình tiên phong đang được nhiều nơi khác học hỏi.Trong khi đó, Hồng Kông mới đây cho phép du học sinh tự do làm thêm, thay vì bị giới hạn 20 giờ mỗi tuần chỉ trong khuôn viên trường hay phải thực tập liên quan đến chuyên ngành trong năm học và vào kỳ nghỉ hè như trước. Singapore hồi tháng 8 cũng nới lỏng quy định định cư, cho phép người có thẻ sinh viên xin thường trú nhân tại quốc đảo này nếu đậu ít nhất một kỳ thi quốc gia hay nếu đang tham gia một chương trình tích hợp.Không chỉ "nới cửa" tuyển sinh, chính phủ và trường học ở nhiều nước cũng tăng mạnh học bổng cấp cho học sinh và sinh viên Việt Nam. Như ở New Zealand, chính phủ nước này hồi tháng 11 công bố trao học bổng chính phủ bậc ĐH cho người Việt (NZUA) với tổng giá trị hơn 3,1 tỉ đồng, trở thành nước tiếng Anh đầu tiên có đủ học bổng chính phủ từ trung học tới sau ĐH tại Việt Nam.Chung động thái, chương trình học bổng GREAT do chính phủ Anh phối hợp thực hiện với Hội đồng Anh mới đây đã mở đơn đăng ký trở lại, tăng thêm 3 suất cho người Việt với giá trị mỗi suất tối thiểu là 10.000 bảng Anh (320 triệu đồng). Chương trình này các năm gần đây cũng liên tục tăng suất học bổng cho sinh viên Việt Nam, hiện số lượng đã gấp 3 lần so với năm đầu triển khai.Nhiều trường ĐH và CĐ tại các nước đông du học sinh Việt như Mỹ, Canada cũng đang tăng số lượng lẫn giá trị học bổng cho người Việt, theo chuyên gia. Bên cạnh đó, những điểm đến châu Á như Hồng Kông, Macau, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và các nước châu Âu như Ý, Pháp, Đức cũng có nhiều suất học bổng từ chính phủ hay các trường ĐH, với giá trị lên đến toàn phần.Bên cạnh những tín hiệu chào đón du học sinh, không ít quốc gia cũng đưa ra nhiều quy định thắt chặt, thậm chí hạn chế sinh viên quốc tế đến học nhằm giảm lượng người nhập cư. Sớm nhất trong số đó là Anh, khi nước này đầu năm nay cấm sinh viên quốc tế mang theo thân nhân, trừ những ai học các khóa nghiên cứu sau ĐH hay do chính phủ tài trợ, cùng nhiều quy định khác với mục tiêu cắt giảm 300.000 người nhập cư ròng mỗi năm.Chung mục tiêu, Canada năm qua liên tục ban hành nhiều quy định thắt chặt, từ hạn chế cấp giấy phép du học, tăng chuẩn ngoại ngữ và các yêu cầu khác với giấy phép làm việc sau tốt nghiệp, đồng thời ngưng cho phép người Việt du học diện miễn chứng minh tài chính. Mặt khác, quốc gia này mới đây đã cho phép du học sinh làm thêm nhiều hơn, lên tối đa 24 giờ/tuần thay vì chỉ 20 giờ như trước.Hà Lan gần đây ban hành dự luật Cân bằng quốc tế hóa với mục tiêu giảm chương trình đào tạo dạy bằng tiếng Anh và tăng học phí với du học sinh. Trong khi đó, sau thời gian dài chờ đợi, Úc chính thức không thông qua dự luật áp trần tuyển sinh và thay đổi chính sách cấp visa du học. Song, điều này khiến không ít cơ sở giáo dục và công ty du học e ngại vì sợ chính quyền đương nhiệm sẽ dùng chính sách mới để giới hạn tuyển sinh.Tại Trung Quốc, từ năm 2024, chính phủ nước này yêu cầu tất cả du học sinh muốn xin học bổng chính phủ hay xin học vào một trong 142 trường thuộc dự án "Song nhất lưu" phải thi tuyển sinh ĐH với hình thức trực tuyến tại nhà hoặc trực tiếp tại trường ở Trung Quốc và quy định này chỉ áp dụng với hệ cử nhân. Tùy vào chuyên ngành ứng tuyển và ngôn ngữ đào tạo, thí sinh sẽ được chia vào phân ban với số môn thi tương ứng.Những thay đổi chính sách nêu trên trong năm qua đã ảnh hưởng ít nhiều đến danh tiếng của các điểm đến du học phổ biến, theo các báo cáo được thực hiện trong năm qua. Đơn cử, khảo sát từ 1.082 công ty du học từ 68 quốc gia, vùng lãnh thổ do tập đoàn giáo dục Navitas thực hiện mới đây cho thấy du học sinh trên toàn cầu đang ít yêu thích Úc, Anh và Canada hơn trước.'Lỡ hẹn với ngày xanh' tập 14: Duyên và Giang sẽ trở thành tình địch?
Ngày 11.3, Công an P.1 (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan điều tra vụ nhiều người truy đuổi, đập phá ô tô công nghệ trên đường Lê Văn Duyệt.Sáng cùng ngày, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh chiếc ô tô đang lưu thông trên đường thì bị 2 người đàn ông và 1 phụ nữ chạy bộ ra giữa đường chặn lại, đập phá làm hư hỏng gương ô tô.Nam tài xế xuống đường, dùng điện thoại ghi hình lại thì bị một người phụ nữ khác chạy tới chửi tục, chỉ vào mặt. Tiếp đó, nam tài xế bị thêm khoảng 3 người khác đe dọa, truy đuổi, chạy bộ giữa dòng phương tiện qua lại trên đường. Vụ việc làm giao thông qua khu vực bị ảnh hưởng.Nam tài xế T.V.T (28 tuổi, ở TP.Thủ Đức) cho hay, lúc 23 giờ 25 ngày 10.3, anh T. chạy ô tô công nghệ trên đường Lê Văn Duyệt, khi gần tới giao lộ Phan Đăng Lưu (P.1, Q.Bình Thạnh) thì bị những người nói trên truy đuổi, đe dọa, đập phá làm hư hỏng gương chiếu hậu. Vụ việc chỉ dừng lại khi nhiều người đi đường can ngăn. Nam tài xế đã chi 6 triệu đồng để khắc phục hư hỏng.Anh T. dùng điện thoại ghi hình lại diễn biến vụ việc và trình báo Công an P.1. Bước đầu, nguyên nhân được xác định là do mâu thuẫn tham gia giao thông, nhóm người cho rằng tài xế ô tô công nghệ ép xe nên xảy ra vụ việc.Vụ việc đang được công an khẩn trương điều tra làm rõ.
21 phim hoạt hình sẽ tranh giải Oscar 2013
Giới chức y tế New Orleans cho biết vụ tai nạn gây thương vong hàng loạt xảy ra tại giao lộ phố Canal và Bourbon và cơ quan chức năng đã lập tức có mặt tại hiện trường, CNN đưa tin.Vụ tai nạn đã khiến 10 người thiệt mạng, trong khi 30 người bị thương được đưa đến 5 bệnh viện trong thành phố. Vụ đâm xe chết người xảy ra vào rạng sáng ngày 1.1 theo giờ địa phương, nằm ở khu phố Bourbon nhộn nhịp về đêm, nơi nhiều người đang đón chào năm mới.Theo lời kể của nhân chứng, lễ hội giao thừa đã biến thành nỗi kinh hoàng khi chiếc xe lao vào đám đông. "Tất cả những gì tôi thấy là một chiếc xe tải đâm vào mọi người ở phía bên trái vỉa hè phố Bourbon. Một thi thể như bay về phía tôi", một nhân chứng nói với CNN. Nhân chứng thứ 2 tên Whit Davis kể rằng mọi người bắt đầu la hét và tìm chỗ trốn. “Cảnh sát đã hướng dẫn chúng tôi rời khỏi khu vực. Tôi thấy một vài thi thể thậm chí chưa được che đậy và nhiều người đang được sơ cứu”, anh Davis nói với CNN.Vụ việc xảy ra tại thành phố New Orleans, nơi sẽ diễn ra trận bóng bầu dục nổi tiếng The Sugar Bowl giữa các trường đại học vào tối 1.1. Cảnh sát cho biết đã tăng cường công tác an ninh để bảo vệ người dân trong năm mới và đảm bảo an toàn cho trận bóng bầu dục. Cảnh sát New Orleans sẽ phối hợp với các cơ quan địa phương, cấp tiểu bang và liên bang để thiết lập vòng bảo vệ trên toàn thành phố.Viết trên mạng xã hội X, Thống đốc Louisiana Jeff Landry gọi vụ đâm xe là “hành động bạo lực khủng khiếp” và gửi lời cầu nguyện đến các nạn nhân, trong khi Thị trưởng New Orleans LaToya Cantrell khẳng định đây là “tấn công khủng bố” và sẽ điều tra chi tiết.Cơ quan chức năng cho biết có 2 cảnh sát bị trúng đạn và bị thương. Theo thông tin từ cảnh sát, tài xế gây tai nạn đã cố tông nhiều người nhất có thể. Tuy nhiên, đặc vụ của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Althea Duncan nói rằng đây không phải sự kiện khủng bố.Bà Duncan thông tin một số thiết bị nổ tự chế đã được tìm thấy tại hiện trường và cơ quan chức năng đang khám nghiệm để xác định xem chúng có sử dụng được hay không. Bà cũng đề nghị công chúng rời xa hiện trường.
Năm 2024 vừa đi qua chứng kiến bước hồi phục về doanh số bán hàng của toàn thị trường ô tô Việt Nam, dù vậy lượng tiêu thụ ô tô thuộc phân khúc sedan hạng B có tầm giá dưới 600 triệu đồng lại tiếp đà lao dốc. Những mẫu xe lắp ráp trong nước tiếp tục chiếm ưu thế về doanh số, tuy nhiên trật tự cạnh tranh đã có nhiều sự xáo trộn.Sau khi đánh mất vị thế của một phân khúc ô tô hút khách nhất thị trường ô tô, sedan hạng B với các mẫu xe trong tầm giá từ 380 - 600 triệu đồng tiếp tục suy giảm về doanh số bán hàng trong năm 2024. Áp lực cạnh tranh trên thị trường đang khiến sedan hạng B dần "mất khách" vào những phân khúc xe đa dụng vốn đang nở rộ tại Việt Nam.Số liệu được Thanh Niên tổng hợp từ báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor - đơn vị lắp ráp phân phối xe Hyundai tại Việt Nam cho thấy, trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô sedan hạng B tại Việt Nam chỉ đạt 46.366 xe, giảm 4.662 xe, tương đương 9,1% so với năm 2023. Đây đã là năm thứ 2 liên tiếp, lượng tiêu thụ ô tô sedan hạng B tại Việt Nam sụt giảm.Đáng chú ý, trái ngược hoàn toàn với năm 2023 - thời điểm thị trường được cho là suy thoái, sự sụt giảm doanh số bán ô tô sedan hạng B năm 2024 diễn ra trong bối cảnh sức mua đã tìm lại nhịp tăng trưởng. Hàng loạt mẫu mã liên tiếp được các nhà sản xuất, phân phối áp dụng những chương trình ưu đãi, giảm giá bán… Thậm chí các mẫu xe lắp ráp trong nước còn được hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ, tuy nhiên tất cả đều không thể giúp vực dậy doanh số cho phân khúc sedan hạng B. Qua đó, cho thấy rõ thực tế sedan hạng B - phân khúc ô tô từng hút khách nhất thị trường cũng không thể chống chọi với sự suy thoái của dòng xe sedan nói chung tại thị trường Việt Nam.Thị hiếu người tiêu dùng ô tô đang có sự thay đổi, chuyển dịch cộng với áp lực cạnh tranh đến từ những phân khúc ô tô đa dụng như Crossover hạng B hay SUV đô thị cùng tầm giá, cộng với tốc độ phát triển của mảng ô tô điện… gián tiếp khiến sedan hạng B cũng như dòng xe sedan nói chung không còn giữ được vị thế trên thị trường. Tương tự những năm trước đây, các mẫu mã ô tô lắp ráp trong nước vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trong cuộc đua doanh số phân khúc sedan hạng B dưới 600 triệu đồng năm 2024. Cụ thể, cả vị trí dẫn đầu phân khúc này trong năm 2024 tiếp tục thuộc về Hyundai Accent, Toyota Vios và Honda City. Ngoài lợi thế về kiểu dáng thiết kế, trang bị tính năng và danh tiếng đã tạo dựng được với người tiêu dùng, việc chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước tiếp tục được triển khai trong năm 2024 thông qua Nghị định 109/2024/NĐ-CP cũng giúp các mẫu sedan hạng B lắp ráp trong nước tăng thêm sức hút cũng như lợi thế cạnh tranh.Một trong những thay đổi đáng chú ý ở phân khúc sedan hạng B tại Việt Nam trong năm 2023 là cuộc đổi ngôi giữa Toyota Vios và Hyundai Accent. Mẫu xe mang thương hiệu Hàn Quốc từng vươn lên lật đổ thế thống trị của Toyota Vios vào năm 2023, bước sang năm 2024 Hyundai Accent còn tạo sự chú ý khi thế hệ mới với hàng loạt thay đổi được tung ra thị trường. Tuy nhiên, kết thúc năm 2024 tổng doanh số bán Hyundai Accent chỉ đạt 13.538 xe, giảm gần 4.000 xe so với năm 2023.Trong khi đó, Toyota Vios sau bước chạy đà không mấy khả quan đã dần tìm lại phong độ tăng trưởng doanh số bắt đầu từ nửa cuối năm 2024 nhờ các chương trình ưu đãi được Toyota Việt Nam áp dụng. Kết thúc năm 2024, doanh số bán Toyota Vios đạt 14.210 xe, tăng gần 700 xe so với năm 2023, qua đó chính thức đòi lại ngôi vương sedan hạng B bán chạy nhất thị trường từ tay Hyundai Accent.Vị trí thứ 3 vẫn thuộc về Honda City với 10.500 xe bán ra, tăng 606 xe so với năm 2023. Trong khi đó, vị trí thứ 4 cũng chứng kiến cuộc đổi ngôi giữa hai mẫu xe nhập khẩu Mazda2 và Mitsubishi Attrage. Cụ thể, Mazda2 với hơn 5.000 xe bán ra đã gián tiếp lấy vị trí thứ 4 từ tay Mitsubishi Attrage (đạt 2.499 xe. Trong khi đó, sau nhiều năm chật vật tìm chỗ đứng nhưng không thành, Suzuki Ciaz đã âm thầm rời cuộc đua. Như vậy, trong năm 2023 các mẫu sedan hạng B của những thương hiệu ô tô Nhật Bản cho thấy sự áp đảo về mặt doanh số ở phân khúc này. Bước sang năm 2025, trước xu hướng lựa chọn ô tô tại Việt Nam vẫn đang có sự thay đổi, chuyển dịch… doanh số xe sedan hạng B tầm giá dưới 600 triệu đồng được dự báo khó có thể tăng trưởng.
‘Ăn bánh chưng bánh tét không quên tập luyện’
Thời tiết lạnh không gây tổn thương khớp nhưng có thể khiến khớp cứng hơn. Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp làm cơ bắp và mô liên kết ở khớp co lại. Hệ quả là làm giảm độ linh hoạt của khớp, từ đó tăng nguy cơ chấn thương khi tập thể dục, đặc biệt nếu không khởi động kỹ, theo chuyên trang sức khỏe Heathline (Mỹ).Ngoài ra, những người đã có các bệnh lý liên quan đến khớp, chẳng hạn như viêm khớp, thường cảm thấy các triệu chứng như sưng, đau nhức trở nên tồi tệ hơn vào mùa đông. Nguyên nhân chủ yếu là do áp suất khí quyển thay đổi và giảm lưu thông máu đến khớp, cơ bắp.Những sai lầm cần tránh để bảo vệ khớp khi tập luyện trong thời tiết lạnh gồm:Không khởi động đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ bị chấn thương. Do đó, người tập cần dành từ 5 đến 10 phút khởi động với các động tác kéo giãn nhẹ nhàng, các chuyển động cường độ thấp như đi bộ, hít đất để cải thiện lưu thông máu và làm nóng các khớp.Mặc quần áo không đủ ấm sẽ không thể bảo vệ tốt các khớp, đặc biệt là khớp gối, trước nhiệt độ lạnh. Do đó, khi tập luyện trong phòng gym hay ngoài trời, mọi người cần mặc quần áo ấm, đặc biệt là ở các vị trí như tay, đầu gối. Nếu cần thiết, người tập có thể dùng găng tay hay ống tay áo bảo vệ đầu gối để giữ ấm cho khớp, giảm tình trạng cứng khớp.Mất nước không chỉ là vấn đề xảy ra vào mùa hè mà còn cả mùa đông. Uống đủ nước khi tập luyện vào mùa đông rất quan trọng vì giúp duy trì dịch bôi trơn khớp, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.Cảm giác đau nhức hay khó chịu mức độ nhẹ ở khớp khi tập luyện là điều hết sức bình thường. Thế nhưng, nếu cảm giác đau nhức tăng lên tới mức đau nói, làm cản trở động tác tập luyện thì cần ngưng lại. Tiếp tục tập sẽ dễ dẫn đến chấn thương khớp gối.Người tập cần đến kiểm tra bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu như sưng đau khớp gối, cơn đau kéo dài nhiều ngày và mỗi lúc một nặng, gây hạn chế vận động, có tiếng kêu răng rắc trong khớp gối, theo Heathline.