Khi chủ tịch Hội phụ nữ liên kết chị em… 'biến rác thải' thành tiền
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.Anh sẽ có tên lửa bội siêu thanh nội địa vào năm 2030?
Ngoài vấn đề lưu thông máu, tỏi còn được cho là có tác dụng tăng cường sức khỏe tình dục và sản xuất testosterone ở nam giới, theo một đánh giá hệ thống năm 2018 bao gồm 18 nghiên cứu thực nghiệm, được công bố trên tạp chí y khoa Journal of Herbmed Pharmacology.
Nhặt được túi xách ở biển Đà Nẵng, người dân địa phương tìm du khách trả lại
Vết da đỏ có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như cháy nắng, dị ứng, nổi đề đay hay vẩy nến. Do đó, dấu hiệu này nếu liên quan đến ung thư sẽ dễ bị phớt lờ vì nhiều người không nghĩ đó là vấn đề lớn, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Nếu đã loại trừ hết các nguyên nhân thường gặp, đồng thời tình trạng da đỏ vẫn không khỏi dù đã làm mọi cách thì người bệnh cần sớm đi khám. Tổ chức Skin Cancer Foundation (Mỹ) cho biết ung thư da là một trong những loại ung thư phổ biến nhất thế giới.Ung thư da có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, nếu biểu hiện ra ngoài là vết da đỏ thì đó là ung thư biểu mô tế bào vảy. Bị ung thư này thì da không chỉ đỏ mà còn có cảm giác thô ráp khi chạm vào, đôi khi đóng vảy. Nguyên nhân của loại ung thư này thường là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.Ngoài ra, phản ứng viêm do tế bào ung thư gây ra cũng khiến da đỏ. Chẳng hạn, ung thư xương sẽ gây đau ở vùng có khối u, đồng thời làm da ở vị trí này bị viêm đỏ. Nếu không chú ý đến dấu hiệu đau nhức xương và da đỏ thì khối u xương sẽ ngày càng phát triển lớn hơn. Trong các loại ung thư xương thì u xương là loại phổ biến nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên.Các chuyên gia cảnh báo da biến đổi sang màu đỏ, tím, nâu hay bất kỳ màu nào thì cũng không được chủ quan. Ngay cả các dấu hiệu này không phải là ung thư hay bệnh nghiêm trọng nhưng cũng là lời cảnh báo bất ổn sức khỏe.Trong những trường hợp mà sự thay đổi màu sắc ở một vị trí trên da xuất hiện không rõ nguyên nhân, từ trước giờ chưa bao giờ gặp thì cần đi khám ngay. Người mắc không nên tự trấn an là vết da đổi màu bất thường đó sẽ biến mất. Trong một số trường hợp, việc trì hoãn điều trị sẽ khiến bệnh tình thêm nặng, theo Healthline (Mỹ).
Chiều 14.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Võ Thu Tùng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng, cho biết hiện nay tình hình bệnh sởi có xu hướng tăng nhanh và tăng cao trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, đã có 1 trường hợp là trẻ em tử vong do bệnh sởi.Theo thông tin do Phó giám đốc Sở Y tế TP.Đà Nẵng cung cấp, vào tháng 1 vừa qua, 1 học sinh lớp 5, trú tại Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng) đã tử vong do bệnh sởi. Đây là trường hợp không được tiêm chủng bệnh sởi. Theo báo cáo của Sở Y tế TP.Đà Nẵng, từ ngày 1.1 đến ngày 9.2, TP.Đà Nẵng ghi nhận 599 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 245 trường hợp xác định mắc sởi. Trước tình trạng này, UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tiêm chủng đầy đủ, đúng liều các loại vắc xin. Đối với các trẻ tham gia tiêm chủng dịch vụ, thực hiện tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ hoặc tư vấn người dân cho trẻ đến các trạm y tế xã, phường để tiêm chủng vắc xin sởi lúc trẻ đủ 9 tháng tuổi. Đồng thời, không hướng dẫn và không để trẻ đợi đến 1 tuổi mới tiêm mũi 1 vắc xin có thành phần sởi. Liên quan đến tình hình bệnh cúm, TP.Đà Nẵng đang ghi nhận ở mức bình thường so với cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, tháng 11 - 12.2024 ghi nhận 185 trường hợp cúm mùa điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh (trong tổng số 989 trường hợp của cả năm 2024, chiếm tỷ lệ 18,7%). Tháng 1.2025 ghi nhận 122 trường hợp cúm mùa điều trị nội trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2024.UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu các ngành chức năng, các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, bệnh cúm trong phạm vi, lĩnh vực quản lý. Địa phương khuyến khích người dân tiêm vắc xin phòng bệnh cúm; khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời…Ngành giáo dục TP.Đà Nẵng cần tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, bệnh cúm mùa theo hướng dẫn của ngành y tế tại các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn. UBND TP.Đà Nẵng cũng giao UBND các quận, huyện kiểm tra, đôn đốc chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dạy trẻ trên địa bàn phối hợp với ngành y tế đẩy nhanh tiến độ rà soát tiền sử tiêm chủng và tiêm bù vắc xin cho học sinh mầm non, tiểu học theo kế hoạch.
Tài sản 4 tỉ phú Việt Nam ‘bốc hơi’ hàng trăm triệu USD sau 3 tháng
Chiều 7.2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên họp 42, xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao. Theo tờ trình của Viện KSND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao đề nghị kết thúc hoạt động, sáp nhập và sắp xếp lại một số đơn vị cấp vụ thuộc Viện KSND tối cao có chức năng, nhiệm vụ tương đồng hoặc có quy mô không lớn.Cụ thể, sáp nhập Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3) và Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5); tên đơn vị sau sáp nhập là Vụ Công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế, tham nhũng.Viện KSND tối cao cũng đề nghị kết thúc hoạt động của Vụ Thi đua - Khen thưởng, chuyển nhiệm vụ về Văn phòng Viện KSND tối cao;Sáp nhập Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội (T2) và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM (T3). Tên đơn vị sau sáp nhập là Trường ĐH Kiểm sát, có phân hiệu Trường ĐH Kiểm sát tại TP.HCM trên cơ sở cơ cấu lại Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM.Cơ cấu, sắp xếp lại 2 đơn vị Vụ Pháp chế và quản lý khoa học và Tạp chí Kiểm sát thành 2 đơn vị: Vụ Pháp chế và Viện Khoa học kiểm sát.Ngoài ra, một số đơn vị cấp Vụ thuộc Viện KSND tối cao có tên đơn vị khá dài, chưa có tính khái quát cao, nên VKSND tối cao đề nghị chỉnh sửa tên của một số đơn vị thuộc Viện KSND tối cao đảm bảo ngắn gọn, khái quát, vẫn giữ nguyên chức năng nhiệm vụ của đơn vị và có tính tương đồng nhất định với TAND tối cao và Bộ Công an.Dự thảo nghị quyết cũng quy định Viện trưởng Viện KSND tối cao quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao.Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao về bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao. Theo nghị quyết vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, bộ máy làm việc của Viện KSND tối cao, gồm: