Trùng trục xào hành răm ngọt ngào phù sa sông Tích
Ngày 11.3, một lãnh đạo xã Tam Thái (H.Tương Dương, Nghệ An) xác nhận sự việc trên vừa xảy ra trên địa bàn xã. Theo thông tin ban đầu, tối 10.3, sau khi uống rượu ở nhà người thân, anh L.V.G (31 tuổi, ngụ bản Cánh Tráp, xã Tam Thái) để điện thoại và sạc pin dự phòng trong túi quần rồi đi bộ về nhà. Đến rạng sáng hôm sau, người dân đi làm rẫy phát hiện anh G. đang nằm bất động ven đường, cách nhà khoảng 200 m, trong tình trạng quần bị cháy hết, 2 chân và vùng kín bị bỏng nặng. Kiểm tra hiện trường, người thân phát hiện điện thoại của anh G. để trong túi quần bị cháy hỏng, sạc pin dự phòng không còn. Anh G. sau đó được đưa đến Trung tâm Y tế H.Tương Dương cấp cứu. Bước đầu, người thân anh G. nghi trên đường đi bộ về nhà, chiếc điện thoại hoặc sạc pin dự phòng để trong túi quần phát nổ khiến anh bị thương và ngất xỉu cho đến khi được phát hiện. Tại Trung tâm Y tế H.Tương Dương, các bác sĩ tiến hành sơ cứu vết thương ban đầu cho nạn nhân. Do vết thương rất nặng nên các bác sĩ đã cho chuyển bệnh nhân đến Bệnh đa khoa tỉnh Nghệ An để cấp cứu và điều trị.Phát hiện mới về lợi ích của chạy bộ đối với sức mạnh phòng the nam giới
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Những tấm lòng vàng 1.6.2023
Không ai trong số những người tham gia bị ung thư tuyến tiền liệt khi bắt đầu nghiên cứu.
Liên quan vụ hai nữ sinh đi học rồi mất liên lạc với gia đình, tối 28.2, chị Nguyễn Thị Hương (42 tuổi, ở xã Vĩnh Lộc B, H.Bình Chánh, TP.HCM) mẹ ruột hai nữ sinh cho biết đã tìm thấy con của mình.Theo chị Hương, sau khi Báo Thanh Niên đưa tin, người dân thấy hai bé gái đi chung nhóm người giống con gái chị nên gọi báo gia đình. Gia đình chị Hương sau đó đi đến đường Sư Vạn Hạnh (Q.10, TP.HCM) thì thấy hai con gái của mình, nhóm người đi chung với con chị đã bỏ chạy.Theo chị Hương, toàn bộ số vàng hai con đeo trên người, cùng một máy tính xách tay đem theo trước đó đã không còn. "Bé nói vàng, máy tính xách tay bị người ta lấy. Hiện tâm trạng bé còn rất hoảng sợ nên tôi chưa hỏi nhiều", chị Hương cho biết.Trước đó, như Báo Thanh Niên đưa tin, hai người con gái của chị Hương là em H.N.M (15 tuổi) học sinh lớp 9/4 và em gái là H.M.T (14 tuổi) học sinh lớp 8/3 của Trường Tôn Thất Tùng (P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú).Cả hai con gái của chị Hương cùng học bán trú. Ngày 26.2, M. học một buổi ở trường, rồi về nhà (do trường tổ chức dã ngoại). Riêng T. học cả ngày trong trường. Chiều cùng ngày, M. chạy xe đạp điện đến trường rước T. và nói với gia đình là cả hai cùng đến chỗ học thêm tiếng Anh.Tuy nhiên, đến tối cùng ngày không thấy cả hai chị em M., T. về nên gia đình đi tìm thì mất liên lạc với cả hai đến nay.Cũng theo chị Hương, hai con gái trước đó không có biểu hiện bất thường, chỉ có bỏ học thêm từ sau tết mà gia đình không hay biết."Trước đó, thấy con xem điện thoại nhiều sợ ảnh hưởng đến việc học nên ba của hai cháu có la rầy, lấy lại điện thoại không cho sử dụng. Khi đi, con tôi có đeo đôi bông tai vàng và có mang theo một máy tính xách tay", chị Hương nói.Sau khi mất liên lạc với M. và T., gia đình chị Hương đi tìm nhiều nơi nhưng chưa gặp nên báo Công an xã Vĩnh Lộc B (H.Bình Chánh), Công an P.Sơn Kỳ (Q.Tân Phú) nhờ trợ giúp tìm kiếm.
Thanh niên phải xung kích, đi đầu trong xây dựng nông thôn mới
Tối 6.1, sau khi bay từ Thái Lan về Hà Nội, Xuân Son đã được đưa đến Bệnh viện Vinmec để kiểm tra và phẫu phuật. Giáo sư Trần Trung Dũng và ê-kíp đã áp dụng những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất để Xuân Son có thể hồi phục và trở lại với bóng đá một cách tốt nhất.Trả lời một số câu hỏi của Báo Thanh Niên, giáo sư Dũng chia sẻ: "Chấn thương liên quan đến cơ, xương và những thứ xung quanh. Nếu thực hiện mổ mở thì sẽ ảnh hưởng đến màng xương và những tổ chức cơ xung quanh, khiến quá trình liền xương bị chậm lại. Vì thế, chúng tôi thực hiện kỹ thuật phức tạp hơn một chút, đòi hỏi phải có những thiết bị hiện đại nhiều hơn, đó là đóng đinh bằng kim, tức là không mở chỗ gãy ra để đảm bảo sự nguyên vẹn cho phần cơ. Chúng tôi đóng đinh xuyên qua chỗ gãy và cố định lại.Chúng tôi cũng tính toán rất kỹ cho từng con vít, đảm bảo làm sao vừa khít với mặt xương, không được nhô ra một chút nào. Để khi lành lặn và Son tập luyện trở lại sau 6, 9 tháng hay 1 năm, chấn thương này không còn ảnh hưởng gì hết. Đối với người bình thường, nếu bị nhô ra 1, 2 mm thì cũng không có vấn đề gì nhưng với cầu thủ như Xuân Son thì phải tính toán kỹ đến từng mm, phải đo đạc trên máy tính. Yêu cầu mà chúng tôi đưa ra không chỉ là giúp Son hồi phục mà còn là các đinh, vít không được gây ra trở ngại khi Son trở lại tập luyện. Với người bình thường, sau 1 năm rưỡi thì có thể rút đinh nhưng với VĐV thì cần lâu hơn một chút".Bác sĩ nói thêm về tình hình hiện tại của Xuân Son: "Giờ Son có thể nói là tạm ổn rồi. Bạn ấy có thể tập luyện một số bài tập thụ động. Ngoài ra, chúng tôi cũng cần phải theo dõi cơ kỹ càng vì với chấn thương như vậy thì cơ cũng bị đụng dập. Trước khi mổ, chúng tôi cũng phải kiểm tra các nguy cơ thuyên tắc mạch do Son phải di chuyển hơn 2 tiếng trên máy bay. Chúng tôi theo dõi Son rất kỹ càng. Son giờ đã có thể di chuyển bằng nạng được rồi. Tuy nhiên, chúng tôi đang tích cực điều trị tại chỗ, ở phòng bệnh rất tiện nghi nên Xuân Son chỉ cần di chuyển ra nhà vệ sinh thôi". Sáng 7.1, Xuân Son cũng được các lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đến thăm hỏi, động viên. Ngoài ra, các đồng đội của anh ở đội tuyển Việt Nam như Nguyễn Tiến Linh, Đỗ Duy Mạnh cũng đến và gửi nhiều lời chúc tốt đẹp cho tiền đạo này.