Ghi 6 bàn/trận, "Vua phá lưới" AFF Cup khó thoát khỏi tay Adisak Kraisorn
Ca sĩ Dương Hồng Loan gây chú ý khi đảm nhận vai trò giám khảo Người kể chuyện tình cùng với danh ca Thái Châu và NSƯT Vân Khánh. Theo dõi màn trình diễn của các thí sinh, cô không khỏi bồi hồi khi nhớ lại chặng hành trình theo đuổi đam mê ca hát của mình.Nữ ca sĩ tiết lộ từ nhỏ cô đã sớm bộc lộ tiềm năng khi là gương mặt quen thuộc trong các sự kiện, cuộc thi văn nghệ của nhà trường. Thế nhưng khi trưởng thành, cô lại chọn theo học công nghệ thông tin. Dù vậy, niềm đam mê âm nhạc vẫn luôn thường trực trong lòng cô. Thời điểm sinh viên, bên cạnh công việc dạy kèm, nữ ca sĩ còn nhận đi hát tại những tụ điểm, từ đó, cô quyết định theo đuổi nghệ thuật cho đến hiện tại. Xuất phát điểm không được đào tạo qua một trường lớp chuyên nghiệp nào, thế nên con đường ca hát của giọng ca gốc Đồng Tháp không tránh khỏi khó khăn, gặp nhiều sự cố “dở khóc dở cười”. Nữ ca sĩ kể: “Thời gian đầu không thể tránh khỏi những lời khiếm nhã, không phải là mọi người chê bai tôi mà họ có những hành động khiến tôi tổn thương. Có lần, khán giả muốn tặng hoa nhưng buộc tôi đi xuống đến tận bàn ăn. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ bản thân không xứng đáng để được khán giả tặng hoa”.Hay thời điểm ca sĩ Dương Hồng Loan nổi lên như một hiện tượng trên YouTube khi phát hành những ca khúc trữ tình, bolero. Bên cạnh những bình luận so sánh với những nghệ sĩ nổi tiếng thuộc dòng nhạc trữ tình, giọng ca gốc Đồng Tháp còn bị nghi ngờ về khả năng hát live. Sau quãng thời gian nỗ lực, học luyện thanh, nữ ca sĩ chứng minh được khả năng của mình và nhận được sự yêu thương từ khán giả.Trải qua không ít thử thách để có được sự nghiệp ổn định như hiện tại, nữ ca sĩ tâm niệm: “Tôi nghĩ các bạn trẻ đam mê với âm nhạc, đang theo đuổi ca hát có lẽ nên xem Dương Hồng Loan như một hình tượng để các bạn theo đuổi. Bởi tôi chưa từng nghĩ một ngày nào đó trở thành ca sĩ chuyên nghiệp và được khán giả yêu thương như vậy. Tôi chỉ biết đam mê ca hát và muốn đứng trên sân khấu để phục vụ cho mọi người. Đặc biệt, tôi cũng chưa bao giờ bị cám dỗ bởi đồng tiền”. Bên cạnh sự nghiệp ca hát thăng hoa, đời sống hôn nhân viên mãn và được chồng yêu chiều hết mực của nữ ca sĩ cũng khiến khán giả ngưỡng mộ. Giọng ca gốc Đồng Tháp tiết lộ người bạn đời đã hi sinh công việc riêng để đồng hành, tháp tùng cô trong những chuyến lưu diễn gần xa.Trả lời cho câu hỏi là trụ cột kinh tế chính trong gia đình, giọng ca gốc Đồng Tháp thẳng thắn: “Có thể nói là tôi kiếm tiền nhiều hơn nhưng không hẳn là trụ cột vì tôi và ông xã đều cùng chung tay xây dựng một tổ ấm hạnh phúc. Chúng tôi gắn bó cho đến ngày hôm nay đó chính là sự đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia đến từ hai phía. Trong nhà tôi chưa bao giờ xảy ra một tiếng cãi vã lớn. Khi xảy ra một vấn đề gì đó, chỉ cần tôi 'chiến tranh lạnh' thôi, ông xã đã hiểu tôi không thích điều đó, còn ông xã thì ngược lại”.Kinh tế Việt Nam 2023 còn nhiều dư địa phục hồi và tăng trưởng
Hôm nay (20.3), Báo Phụ nữ TPHCM tổ chức họp báo công bố "Giải pickleball Báo Phụ nữ TPHCM lần thứ 2 năm 2025 - 50 năm thống nhất non sông". Giải đấu hướng đến chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Báo Phụ nữ TPHCM (19.5.1975 - 19.5.2025).Bà Lý Việt Trung, Tổng biên tập Báo Phụ nữ TPHCM cho biết: "Đây là một giải đấu mang ý nghĩa đặc biệt, bởi chúng tôi tin rằng pickleball là môn thể thao gắn kết gia đình. Câu chuyện về sự gắn kết này đã được minh chứng rõ nét tại giải đấu lần đầu tiên vào năm ngoái. Nhiều cặp đôi đã chia sẻ rằng, từ khi cùng nhau chơi pickleball, mối quan hệ gia đình của họ trở nên khăng khít hơn. Thay vì mỗi người một góc với chiếc điện thoại, họ cùng nhau ăn tối, chia sẻ về những trận đấu, những người bạn mới. Nhờ đó, không khí gia đình trở nên ấm áp và gắn bó hơn". Nét đáng chú ý của giải là có đến 9 nội dung tranh tài gồm đôi nữ 4.5, đôi nữ 6.0, đôi nữ mở rộng, đôi mẹ con, đôi cha con, đôi vợ chồng, đôi người nổi tiếng, đôi nam nữ cán bộ công chức, đôi nữ cán bộ công chức. Với nội dung đa dạng là cơ hội để nhiều đối tượng, nhiều VĐV các trình độ khác nhau có cơ hội tham dự giải. Về cơ cấu giải thưởng, giải có tiền thưởng cao nhất là dành cho nội dung đôi nữ mở rộng với mức 10 triệu đồng cho hạng nhất, 5 triệu đồng hạng nhì, 3 triệu đồng hạng ba. Các nội dung còn lại có mức thưởng như nhau là 3 triệu đồng cho hạng nhất, 2 triệu đồng cho hạng nhì và 1 triệu đồng dành cho hạng ba. Giải diễn ra vào ngày 19, 20.4 tại sân pickleball Tana (29 Đào Duy Anh, Q.Phú Nhuận, TP.HCM).
Tin nổi không: Sân bay Tân Sơn Nhất ước giảm hàng vạn khách dịp cao điểm lễ
Hơn 80% trường hợp ung thư tinh hoàn không đau
Ngày cuối cùng của năm 2024 (31.12) cũng là lúc đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đá trận ra quân tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, gặp đội Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM, ở trận đấu thuộc khuôn khổ nhóm 6 bảng E (vòng loại khu vực TP.HCM). Đội bóng do cựu cầu thủ Cảng Sài Gòn - Nguyễn Văn Tuấn đã thể hiện rõ tham vọng giành vé vào vòng chung kết, khi có chiến thắng cực kỳ ấn tượng ngày ra mắt tại giải đấu.Sau 40 phút của hiệp 1, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dẫn trước 2-0. Đến hiệp 2, đội bóng của HLV Nguyễn Văn Tuấn đã thi đấu bùng nổ và có thêm 5 lần chọc thủng lưới đối phương, qua đó giành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 7-0. Tính đến thời điểm này, đây chính là trận thắng đậm nhất tại vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.HLV Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ sau trận đấu: "Đây là trận đấu đầu tiên của đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tại giải đấu năm nay. Tôi xin chúc mừng các cầu thủ của mình, khi đã giành được 3 điểm trong trận đấu ra quân. Bên cạnh đó, đây cũng là tín hiệu tích cực, hy vọng đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ gặp nhiều sự may mắn trong năm 2025".Trong trận đấu này, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dù đã có tỷ số với cách biệt an toàn, nhưng vẫn đẩy cao đội hình lên để tấn công miệt mài, không có dấu hiệu muốn giảm nhịp độ. Khi được hỏi về điều này, cựu cầu thủ CLB Cảng Sài Gòn bày tỏ: "Bóng đá là luôn luôn hướng về phía trước, luôn luôn chơi cống hiến để tìm kiếm bàn thắng. Không phải chúng tôi muốn ghi bàn để tích lũy hiệu số, cố gắng có nhiều bàn để đi tiếp với vị trí nhì bảng. Tôi chỉ muốn cầu thủ duy trì cảm giác ghi bàn tốt nhất, để ở bất cứ trận đấu nào đi nữa, các cầu thủ cũng phải biết cách tận dụng cơ hội để lập công".Nhóm 6 của bảng E (vòng loại khu vực TP.HCM) có đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, đội Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và đội Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM. Tấm vé đi tiếp với vị trí nhất nhóm 6 được cho là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Trong 7 nhóm đấu ở bảng E (vòng loại khu vực TP.HCM), 7 đội đứng nhất nhóm cùng đội nhì có thành tích tốt nhất sẽ vào đá trận play-off, và chỉ có 4 suất được góp mặt ở vòng chung kết giải.Với chiến thắng đậm đà 7-0, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đang nắm lợi thế khi dẫn đầu nhóm 6, với 3 điểm và hiệu số +7. Trong khi đó, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng thắng trận ra quân, hiện đứng nhì nhóm 6, với 3 điểm và hiệu số +4. Ở lượt trận thứ 2, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ chạm trán đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM vào ngày 6.1. Đây là trận đấu mang tính then chốt cho vé đi tiếp vào trận play-off.HLV Nguyễn Văn Tuấn bày tỏ: "Đối với đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, dù có gặp bất cứ đối thủ nào đi nữa, thì chúng tôi cũng nhập cuộc với tinh thần quyết tâm như đá một trận chung kết. Chúng tôi luôn hướng về phía trước, và không chọn đối thủ. Các cầu thủ của của đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM luôn chơi với tất cả những gì mình có, dù gặp ai".
Những trường ĐH nào sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế để xét tuyển?
Mới đây, câu chuyện tìm cha mẹ ruột Việt Nam của người mẫu Pháp gốc Việt tên Emma Pinon (28 tuổi) sống ở Paris được đăng trên Báo Thanh Niên qua bài viết Người mẫu Pháp xinh đẹp 10 năm tìm cha mẹ ruột ở TP.HCM: Emma, đừng bỏ cuộc!, đã nhận được sự quan tâm lớn của bạn đọc.Hành trình hơn 1 thập kỷ tìm lại nguồn cội Việt Nam của Emma hôm nay đã có kết quả đầy bất ngờ và không còn gì để bàn cãi khi xét nghiệm ADN lên tiếng.- Bà Thu Hương: Em ơi! Có một bạn gái ở Pháp về tìm lại người thân. Ngày xưa gia đình mình có cho một bé gái phải không em?- Anh Minh Hiền: Nhầm rồi chị ơi! Nhà em không có cho con nào hết! (cúp máy).Sở dĩ anh Lý Minh Hiền (31 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) vội vã ngắt cuộc trò chuyện qua điện thoại với bà Hương vì nghĩ rằng đây là cuộc gọi… lừa đảo. Bởi có trong mơ anh cũng không nghĩ rằng người em gái ruột mà cha mẹ cho đi gần 30 năm trước đã thực sự tìm về với gia đình.Mọi chuyện bắt đầu từ những ngày nửa đầu tháng 2.2025, khi bà Hương bắt đầu hành trình tìm kiếm người thân cho Emma, thông qua những hồ sơ còn được lưu giữ mà ông Huỳnh Tấn Sinh, hiện đang sống ở Pháp cung cấp. Ông Sinh và người cộng sự đặc biệt là bà Hương đã giúp đỡ cô gái Pháp gốc Việt trên hành trình tìm về nguồn cội này.Theo những hồ sơ còn được giữ gìn suốt 3 thập kỷ, Emma có tên khai sinh là Lý Thị Kiều Trang. Kiều Trang cất tiếng khóc chào đời lúc 2 giờ 25 phút ngày 27.11.1997 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM. Bé gái nặng 3 kg, được "sanh hút vì vết mổ cũ".Trong hồ sơ của mẹ khai rõ tên Lý Thị Bông, khi đó 33 tuổi làm nội trợ. Địa chỉ người mẹ khai ở chung cư Ấn Quang (Q.10, TP.HCM). Trong tài liệu về lý lịch trẻ sơ sinh mà bệnh viện phụ sản gửi cho cô nhi viện có ghi rõ Kiều Trang là trẻ "bị bỏ rơi".Trong giấy khai sinh có thông tin Kiều Trang được chuyển đến Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Tam Bình chăm sóc. Sau đó không lâu, bé gái được một cặp vợ chồng Pháp tốt bụng nhận nuôi, sống một cuộc đời mới tươi đẹp ở thủ đô Paris."Lần theo manh mối trong hồ sơ, tôi đến chung cư Ấn Quang bên Q.10 hỏi thăm. Tuy nhiên suốt 2 ngày liền tôi tìm đến, vẫn không có manh mối. May mắn với sự giúp đỡ của anh Sinh, tôi có được số điện thoại của gia đình rất có thể là gia đình ruột thịt của Emma khi các thông tin đều trùng khớp. Tôi vội vàng gọi để xác minh", bà Hương kể lại.Ban đầu, anh Minh Hiền sau khi nhận được cuộc gọi từ bà Hương, một người phụ nữ xa lạ cứ tưởng đây là cuộc gọi lừa đảo. Tuy nhiên, bà đã kiên trì gọi giải thích, hỏi thăm về câu chuyện của gia đình. Sở dĩ anh Hiền phản ứng như vậy không phải là lạ, bởi suốt từ nhỏ đến lớn, anh chưa từng nghe cha mẹ kể về người em gái từng được cho người nước ngoài nhận nuôi. Cho đến khi nhận được cuộc gọi từ bà Hương, anh đã tò mò hỏi cha, ông Trần Phi Hùng (58 tuổi) rằng: "Hồi đó, cha mẹ có cho con gái cho người ta nuôi không? Có người gọi nói con gái tìm về!".Vừa nghe con hỏi, người đàn ông giật mình, "chưng hửng" rồi chết lặng, bởi đó là bí mật mà vợ chồng ông đã giữ kín suốt gần 3 thập kỷ qua. Ông định thần lại, rồi xác nhận với con trai điều này là chính xác. Cũng từ đây, gia đình ông Hùng và bà Hương bắt đầu kết nối, xác nhận các thông tin trong hồ sơ nhận nuôi của Emma để rồi bàng hoàng nhận ra tất cả đều trùng khớp đến khó tin.Chia sẻ với Thanh Niên, ông Hùng tâm sự tháng 11.1997, vợ chồng ông có sinh một người con gái. Lúc này, gia đình ông ở Q.2 (cũ), nay thuộc TP.Thủ Đức, vợ chồng ông cũng đã có một người con trai là anh Lý Minh Hiền được đặt tên theo họ mẹ là bà Lý Thị Bông (sinh năm 1965).Vì gia cảnh khó khăn, ông phải đạp xích lô nuôi cả gia đình nên vợ ông đã quyết định cho con, mong con gái sống một cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Họ không ngờ rằng quyết định ngày đó là niềm day dứt với 2 vợ chồng suốt những năm tháng về sau.Theo người đàn ông, địa chỉ nhà ở chung cư Ấn Quang được khai trong hồ sơ là địa chỉ gia đình nhà vợ. "Lúc đó, vợ tôi một mình quyết định cho con, không hỏi ý tôi. Khi tôi biết tin xong thì cũng đã quá muộn. Vợ tôi mất cách đây 2 năm vì bạo bệnh, nhưng vợ chồng tôi vẫn không khi nào quên con gái năm xưa. Sau này, chúng tôi có thêm đứa con trai út sinh năm 1999, nhưng vẫn luôn nghĩ về con gái. Vợ chồng tôi cứ nghĩ đã mất con mãi mãi, có trong mơ cũng không tin được rằng một ngày nào đó con sẽ tìm về", người đàn ông xúc động.Về phần mình, chị Emma không giấu được sự bất ngờ, xúc động vì nhờ sự giúp đỡ của ông Huỳnh Tấn Sinh và bà Thu Hương, chị đã có tin của gia đình Việt Nam chỉ sau vài ngày. Trước đó, dù đã về Việt Nam nhiều lần để tìm kiếm trong suốt 10 năm, nhưng cô gái Pháp không có manh mối. "Tôi không nghĩ mọi thứ lại diễn ra nhanh đến như vậy. Thực sự đó là một phép màu. Suốt cả 1 tuần sau khi hay tin, tôi không thể tập trung làm việc được vì trong tôi có quá nhiều cảm xúc đặc biệt", cô gái Pháp xúc động.Sau khi có kết quả tìm kiếm không lâu, 1 tháng sau, Emma đã dành thời gian về Việt Nam để đoàn tụ cùng gia đình ruột thịt của mình. Trước đó, họ đã có một cuộc gặp online với sự hỗ trợ của ông Huỳnh Tấn Sinh.Sau cuộc gặp đó cũng như dựa vào các thông tin trong hồ sơ, Emma tin chắc rằng đã tìm thấy cha mẹ, anh em ruột Việt Nam của mình. "Tuy nhiên nhiều người xung quanh tôi bất ngờ, cho rằng có thể điều này là không chính xác. Đó là lý do mà tôi và gia đình muốn xét nghiệm ADN để không còn ai phải nghi ngờ gì nữa", cô gái Pháp chia sẻ.Ngày Emma trở về Việt Nam, cả gia đình ông Hùng đã có mặt ở sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình) từ sớm để đón. Dẫu có những trở ngại về ngôn ngữ, khi Emma không thể nói được tiếng Việt, nhưng thông qua những cử chỉ, ánh mắt dành cho nhau, họ đã xóa bỏ được những ngại ngùng ban đầu và trò chuyện, chia sẻ với nhau nhiều hơn."Ngay khoảnh khắc nhìn thấy con gái bên ngoài, tôi đã biết rằng đây là con gái mình chứ không chạy đi đâu được. Nhìn con y hệt mẹ của nó hồi trẻ, không khác được. Nhưng mình vẫn xét nghiệm ADN. Nếu lỡ không may mà kết quả ra không đúng, thì mình vẫn xem con nó như con nuôi mình. Nghĩ thì nghĩ vậy chứ tôi chắc chắn!", ông Hùng chia sẻ với chúng tôi.Ngay sau khi 2 cha con xét nghiệm ADN, chỉ 1 ngày sau, với sự hỗ trợ của trung tâm xét nghiệm, ông Huỳnh Tấn Sinh và bà Thu Hương đã nhận được tin vui. Kết quả ADN cho thấy ông Trần Phi Hùng và chị Emma "có quan hệ huyết thống cha - con".Báo cho chúng tôi tin tức này, bà Thu Hương đã vô cùng hạnh phúc khi hành trình tìm mẹ 10 năm của Emma cuối cùng đã có một kết thúc có hậu. Cô gái Pháp đã thực sự tìm thấy phép màu ở cuối con đường, khi được đoàn tụ trong vòng tay của gia đình ruột thịt. Những ngày đoàn viên của Emma sau gần 3 thập kỷ rời xa gia đình, bên cạnh cha, anh trai và em trai ruột thế nào? (còn tiếp)...