Hàng loạt ứng dụng hẹn hò có thể bị soán ngôi bởi Au 2 PC
Ở mùa giải trước, đội Trường ĐH Trà Vinh thắng thuyết phục 7-1 trước đội Trường ĐH FPT Cần Thơ, qua đó vào đá trận play-off và giành được tấm vé duy nhất vào vòng chung kết giải.Năm nay, tại vòng loại khu vực Tây Nam bộ, lá thăm tiếp tục đưa 2 đội chung nhóm B. Trước lượt trận thứ 2, Trường ĐH Trà Vinh thể hiện được sức mạnh của mình. Ở trận mở màn, đại diện từ Trà Vinh đã có chiến thắng đậm đà 4-0 trước Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, qua đó đang đứng nhất nhóm B với 3 điểm (hiệu số 4/0). Trường ĐH Trà Vinh tiếp tục được xem là ứng cử viên sáng giá nhất cho tấm vé vào VCK cho dù trước giải, đội đã chia tay một số cầu thủ chủ chốt. Lúc này, trong tay HLV Trầm Quốc Nam vẫn còn đó các quân bài quan trọng như Huỳnh Đăng Khoa, Võ Phạm Nhật Duy, Cao Lữ Minh Thuận, cùng chiều sâu đội hình rất đáng gờm. Ở trận đầu tiên, chính Cao Lữ Minh Thuận đã ghi cú hattrick vào lưới Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long, qua đó mang về chiến thắng cũng như lợi thế lớn cho đại diện Trà Vinh.Phía đội Trường ĐH FPT Cần Thơ, qua lần thứ 3 dự giải, đội đã cho thấy sự tiến bộ đáng kể. Ở trận đấu mở màn nhóm B, Trường ĐH FPT Cần Thơ và Trường ĐH Tây Đô đã có màn rượt đuổi tỷ số rất kịch tính. Phải rất khó khăn, Trường ĐH Tây Đô mới có thể giành thắng lợi 3-2. Khá đáng tiếc cho Trường ĐH FPT Cần Thơ khi về cuối trận, thủ môn của đội bị truất quyền thi đấu sau pha phạm lỗi nguy hiểm sát vòng cấm với tiền đạo đội bạn. Thi đấu thiếu người đã khiến Trường ĐH FPT Cần Thơ không thể san bằng cách biệt dù đã rất cố gắng. Với trận thua 2-3, đội Trường ĐH FPT Cần Thơ đang tạm xếp cuối nhóm B.Trường ĐH Trà Vinh cần một chiến thắng để củng cố ngôi đầu nhóm B, còn Trường ĐH FPT Cần Thơ cũng cần thể hiện nhiều hơn để tiếp tục nuôi hy vọng. Mặc dù, xét về thực lực, Trường ĐH Trà Vinh được đánh giá cao hơn nhưng với lợi thế khán giả nhà, đội Trường ĐH FPT Cần Thơ sẽ không dễ dàng để đội khách áp đảo.Đường xuống cấp, nhiều ổ gà
Cuộc trò chuyện với nữ triệu phú dâu tây không dùng bất kỳ một chữ tiếng Anh nào như chúng tôi hình dung.Sorry, are you Ms Lâm Ti? – Tôi hỏi. Vâng, chào anh. Lâm Ti nghe đây ạ, nay mình có cuộc hẹn ở nông trại của Lâm Ti phải không? - giọng tiếng Việt chuẩn, thật ngọt ngào nữ tính ở đầu dây bên kia khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Hơn 30 năm ở Úc mà chất giọng Việt Nam của người phụ nữ quản lý phụ trách cả ngàn nhân viên từ khắp nơi trên thế giới vẫn rõ ràng và mạch lạc. Một giọng Việt thuần bản ngữ, có pha chút giọng gió miền Trung không lẫn vào đâu, không hề lơ lớ tí xíu nào càng khiến sự tò mò về người phụ nữ đặc biệt này.Gần 1 tiếng lái xe, chị Mai Hương – anh Huy Tuấn đưa chúng tôi đến khu ngoại ô Bullsbrook của Perth để đến với TI Group of Companies. "Làm farm" là từ thông dụng mà nhiều bà con người Việt khi nhắc đến Úc bởi một nền nông nghiệp phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và tạo ra những sản phẩm luôn tươi ngon như dâu, xoài, việt quất… Nữ "tổng quản" của khu nông trại trong chiếc áo tay dài váy ngắn càng khiến chúng tôi bất ngờ bởi làm nông nhưng không hề… sợ nắng! Cái nắng cuối xuân ở Perth không quá gay gắt, bất ngờ dịu mát hơn bởi nông trại dâu to mênh mông của Lâm Ti. Nó bạt ngàn, phủ một màu xanh và những điểm đỏ dâu ngọt. Cuối xuân cũng là cuối vụ thu hoạch dâu, những hàng dâu thẳng tắp chỉ còn sót lại màu xanh tươi của lá và những trái dâu to mọng xanh đỏ xen kẽ nhau. Cầm tờ đặc san doanh nhân do chúng tôi gửi tặng, chị Lâm Ti bất ngờ thốt lên: "Đúng rồi, báo Thanh Niên ra đời năm 86, gần 40 năm rồi. Chữ viết này rất là thân thuộc với Lâm Ti…". Những dòng chữ Việt thân thuộc như hiện về với nữ Tổng giám đốc này. Cùng gia đình sang Úc khi đang học lớp 7 vào năm 1991, vốn tiếng Việt của cô bé 14 tuổi khi đó vẫn giữ vững, phát triển hơn không chỉ ở nói, viết mà không hề bị mai một. Có lẽ khá lâu rồi cô mới đọc một tờ báo tiếng Việt.Cùng gia đình sang ngay Tây Úc này từ thập kỷ 90, vừa đi học, Lâm Ti học nghề nông trại từ ba nuôi. Ông vốn là một nhà nhập xuất khẩu trái cây bản xứ lâu đời. Cái vận "nông dân" ứng lại với cô gái trẻ này. Ở đất nước tạo ra cơ hội như Úc, nữ tổng giám đốc TI of Companies tự nhận mình: "Ti không hề giỏi, không hề hay hơn ai nhưng vì cơ hội nếu mình chịu làm, chịu khó. Chỉ cần chịu cực để làm việc lao động thì kết quả sẽ đến". Ký ức của 33 năm về trước với người phụ nữ giỏi giang này. Quê Nha Trang Khánh Hòa, từ nhỏ chị đã quen thuộc với cây cỏ trong vườn nhà, cây gì, trái nào, sinh trưởng ra sao. Sinh ra ở vùng gió biển, xứ cát trắng, nữ giám đốc này hiểu thế nào về khu rẫy nhà mình với sự sinh trưởng của các loại cây trái ở vùng đất khắc nghiệt cho trồng trọt. Ký ức tuổi thơ của chị chính là những cây khoai mì, cây lúa, hay đậu phộng. Những cây cối tự nhiên trong vườn nhà, trong ký ức tuổi thơ là hành trang để chị đi tiếp với quả dâu trong suốt hơn 20 năm qua như một cái duyên mà khó người nào lý giải được. Nó là "vốn liếng" ít ỏi cho chị để hiểu hơn về những cây trái, đặc biệt là trái dâu khi được trồng ở Úc. Với lãnh thổ rộng lớn nhưng chắc ít người biết rằng, 2/3 lãnh thổ nước Úc không có người sinh sống vì địa hình địa lý khác biệt. Phụ ba trong công ty, nghiệp nông dân lại vận vào người phụ nữ duyên dáng này. Ba nuôi của chị có sẵn công ty xuất khẩu trái cây, rau củ nên vừa học vừa làm vừa phụ ba trong suốt giai đoạn trưởng thành. Một may mắn mà chị thừa nhận là khi đó cộng đồng người Việt tại Perth và Tây Úc trồng trái cây rất nhiều, công việc giúp chị quen biết kết nối dần với bà con nông dân cùng là đồng hương nơi xứ người. Cái duyên VN giúp chị dễ kết nối gần gũi hơn với bà con và khi ba chị bán công ty, chị vẫn tiếp tục làm việc cho ông chủ mới thêm 2 năm để tích lũy kinh nghiệm.Nhưng đâu phải cuộc đời của Lâm Ti chỉ luôn là nông dân. Đã từng có một thời gian, người phụ nữ ấy đã theo đuổi điều mong muốn khác. Là phụ nữ, lại yêu cái đẹp nữ giám đốc ngày nay khi đó cũng muốn "thay đổi cuộc đời" không làm nông dân nữa, chị nghỉ việc và theo học kinh doanh, marketting… Quyết tâm không làm nông dân cũng lớn dần trong khao khát của người thiếu nữ khi đó. "Tại sao mình là phụ nữ, tại sao không trở thành họa sĩ, người mẫu mà lúc nào cũng đi làm rẫy?", câu hỏi đó cứ thôi thúc chị vì mua bán nông sản khi đó rất cực, theo dõi canh tác, buôn bán nội địa nên đi học về ngủ đến 3-4 giờ sáng chị đã phải dậy vận chuyển hàng hóa giao cho các chợ, siêu thị. "Mình không thể tiếp tục thế này bởi sau này còn gia đình, con cái", chị nghĩ vậy và thế là chị nghỉ ngang đi học marketting, học kinh doanh, lấy bằng mua bán bất động sản. Nghiệp nông dân chính thức kết thúc sau khi chị đi làm, bán được 2 căn nhà trong 6 tháng. Những tưởng bà chủ dâu ở Perth sẽ trở thành một doanh nhân địa ốc thế nhưng cuộc gọi điện của chú Berry - ông chủ cũ mua lại công ty của ba chị (cũng là bạn của ba) muốn chị trở lại phụ công ty là một bước ngoặt rất lớn. Công ty chỉ mua bán nội địa nên khả năng phát triển gần như không thể bùng nổ được nữa, với kiến thức học được về markertting, chị mạnh dạn đề xuất nếu chị quay trở lại, công ty phải chuyển hướng dần sang xuất khẩu. Thế là duyên nợ "nông dân" lại trở về với cô Lâm Ti sau cuộc gọi điện đó. Về làm mảng xuất khẩu, chị được giao cho chiếc vé máy bay khứ hồi bay sang Hồng Kông để thương thuyết đưa hàng vào 2 siêu thị lớn nhất Hồng Kông khi đó. Mọi bài vở chuẩn bị sẵn bỗng chốc tan biến khi gặp ông chủ lớn nhưng thật may mắn kết cục đơn hàng thành công. Kinh nghiệm và kiến thức đàm phán, kết nối bạn hàng quốc tế chính thức được tích lũy từ đây. Về phụ thêm một thời gian, cô nông dân ngày nào mạnh dạn chính thức ra riêng dù còn rất trẻ. Đó là một quyết định lịch sử để tạo nên tập đoàn TI dâu như hiện nay. TI Group Companies của bà chủ Lâm Ti được thành lập vào năm 2003 sau câu tư vấn nhẹ nhàng của ba nuôi chị: Bây giờ con đi làm mà con có được vui với công việc của con không? Vui rồi, thì tiền bạc mà người trả cho con có vui hay không? Nếu đã vui đã đủ thì có cái gì mà con lo đâu, con mới có 26 tuổi, 3 năm nữa con cũng chỉ mới 29 tuổi và vẫn dưới 30 tuổi mà, nếu có sai thì mình vẫn còn thời gian làm lại. Chị thừa nhận lúc đó: "Mình lo lắm, thiếu kiến thức, còn trẻ đủ thứ cả nhưng câu nói của ba nuôi khiến mình cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng gì cả". Cái hay của người nữ giám đốc này là nhận ra thời cuộc. Hơn 20 năm trước, Nhưng với đầu óc nhạy bén nhìn ra cơ hội của trái dâu nên thời điểm 2008 – vài năm sau khi thành lập công ty chị bắt đầu "bén duyên" và tạo nên một tập đoàn trồng và xuất khẩu trái dâu như hiện nay. Với kiến thức học được, sớm nhận ra thị trường táo, đào đang phải cạnh tranh gay gắt với Nam Phi hay táo New Zealand nên đã chủ động chuyển hướng sang quả dâu. Điều quan trọng để chị chuyển hướng chính là việc hơn 95% cộng đồng gốc Việt tại Tây Úc chủ yếu chỉ trồng dâu. Cùng là đồng hương, cùng kết nối trong bao nhiêu năm, mối mang, bạn hàng. Với lợi thế cùng giao tiếp bằng tiếng Việt, nên bà con cảm thấy thoải mái, tin tưởng. Quan trọng hơn hết chị Lâm Ti cùng người bạn trai khi đó anh Jame (rất đẹp trai) thực hiện một cuộc "cách mạng về nông nghiệp" cho bà con bởi cách đây gần 20 năm trồng trọt bên Úc cũng theo kiểu gia đình truyền thống. Sản lượng và chất lượng mỗi nhà đều khác nhau. Điều đó là rất khó để xuất khẩu, chào hàng cho các nước khác. Chị và người bạn đồng hành của mình quyết định bao tiêu đầu ra, đặc biệt là chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt chuyển giao cho các nông dân gốc Việt. Trong suy nghĩ của người viết, đó là một quyết định lịch sử nhưng người phụ nữ khiêm nhường như chị chỉ đánh giá rằng: "Nó là một bất ngờ và may mắn, giúp mình nắm lấy cơ hội để phát triển đến hôm nay". Chàng nông dân Jame chắc hẳn là một anh nông dân đẹp trai nhất tôi từng biết, to con lực lưỡng và rất đẹp trai, từ khi quen Lâm Ti anh cũng bén duyên luôn với nông nghiệp. Người bạn đời này (trước đây) đã dồn toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu, khoa học kỹ thuật để cho chất lượng quả dâu được tốt nhất. Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp là một bước đi lịch sử đúng thời điểm khi đó để bà con yên tâm canh tác, thu hoạch. Khi những đơn hàng bắt đầu đều đặn, bà chủ Lâm Ti chính thức mở nông trại. "Mở farm thì mình vui lắm nhưng cũng cực lắm luôn. Không biết tại sao mình lại mở farm làm gì?", chị nói.Giữa nông trại dâu mênh mông cuối mùa, những quả dâu to mọng xanh đỏ to gấp đôi ngón tay cái là rất nhiều thành quả mà công sức và tình yêu trái dâu của Lâm Ti và James dồn vào đấy trong suốt 22 năm qua. Cả 2 đều yêu quả dâu, đều yêu cái nắng – cát của miền Tây Úc mênh mông. 21 năm qua cặp đôi trên vừa là đồng nghiệp, vừa là nhà đồng sáng lập và cũng là bạn đời của nhau với 2 người con nay đã 14 và 12 tuổi. Thế nhưng chữ duyên chung nhà dừng lại 10 năm qua. Trong 10 năm ấy, cả hai vẫn là 2 người bạn tốt đồng hành cùng nhau điều hành TI Group Companies và dồn toàn tâm toàn ý tình yêu vào quả dâu tươi. Thế bí quyết thành công của TI Group Companies là gì để mỗi ngày có thể xuất khẩu khoảng 20 tấn dâu đi các thị trường khó như: Singapore, Hồng Kông, Thái Lan? – chúng tôi hỏi. Mỉm cười nhẹ nhàng, nữ giám đốc không nói điều gì to tát mà chỉ đơn giản bằng 2 chữ: "chuyên nghiệp!". Chuyên nghiệp trong nâng cao chất lượng sản lượng quả dâu bằng khoa học kỹ thuật – yếu tố tiên quyết trong xuất khẩu nông sản. "Chưa bao giờ Lâm Ti giới thiệu hàng của mình là ngon nhất, chất lượng nhất và giá rẻ nhất mà mình hãy làm tốt nhất có thể trong khả năng và công việc của mình để đối tác cảm nhận và đánh giá", chị Lâm Ti khiêm tốn chia sẻ. Nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất mong muốn một ngày nào đó, quả dâu tươi từ Úc của chị sẽ chính thức được nhập khẩu vào Việt Nam, hoặc những chuyến trở về quê hương nguồn cội chị và Jame sẽ có cơ hội được chia sẻ những kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân ở quê nhà. Anh nông dân Jame nhận xét nông nghiệp VN rất có tiềm năng nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức. Trong nhiều chuyến đi đến VN, được trải nghiệm và tận mắt chứng kiến bà con nông dân sản xuất canh tác, anh Jame cho biết thói quen tập quán cũ và câu chuyện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết mà VN cần thay đổi để thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển. Ngoài tình yêu nông trại và trái dâu, nữ giám đốc Lâm Ti cũng rất nhiệt tình trong các hoạt động cộng đồng của bà con, kiều bào tại TP.Perth. Tại lễ hội Xuân Quê hương vừa qua, chúng tôi tình gặp lại lại chị với nụ cười dịu dàng khi không ngại ngồi dự khán dưới ánh nắng chói chang theo dõi nhiều tiết mục văn hóa truyền thống của Việt Nam. Với Lâm Ti, một phụ nữ Úc rất Việt Nam và rất thuần nông giản dị, phát triển nông nghiệp ở Úc là để trả ơn nước Úc và cũng là một cầu nối để có thể giúp quê hương nguồn cội VN của mình qua nhiều hình thức khác nhau từ lao động đến nông sản, nông nghiệp, một cách nhẹ nhàng, duyên dáng nhất!Sự thành công của những người phụ nữ Việt tại Tây Úc được xây dựng trên nhiều yếu tố quan trọng. Trước hết là tinh thần kiên trì, bền bỉ và sự chăm chỉ của họ. Người phụ nữ Việt Nam luôn có sự kiên nhẫn và tinh thần vượt khó, điều này đã giúp họ vượt qua những thử thách và khó khăn trong cuộc sống và công việc. Thứ hai, là sự linh hoạt và khả năng thích nghi. Các phụ nữ Việt tại Tây Úc đã thể hiện khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường mới, từ việc nắm bắt ngôn ngữ, văn hóa đến việc hòa nhập vào cộng đồng địa phương. Họ không ngại thử thách và luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân. Thêm vào đó là sự tự tin và quyết tâm. Những người phụ nữ Việt tại Tây Úc luôn tự tin vào khả năng của mình và không ngừng cố gắng để đạt được mục tiêu. Họ biết rằng sự thành công không đến từ may mắn mà từ sự nỗ lực không ngừng. Và trên hết là tinh thần tự hào dân tộc, luôn hướng về quê hương, đất nước. Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên những người phụ nữ Việt Nam thành công, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của cộng đồng người Việt ở sở tại.Tổng lãnh sự Việt Nam tại Perth - Nguyễn Thanh Hà
Tài sản các tỉ phú Việt giữa vòng xoáy Covid-19
Suốt một thế kỷ gắn bó với triết lý "vì con người", Panasonic không chỉ khẳng định uy tín qua những sản phẩm chất lượng cùng công nghệ vượt trội mà còn ghi dấu trong hành trình nỗ lực vì cộng đồng, đặc biệt là ở lĩnh vực giáo dục. Sự kiện bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM ngày 14.1.2025 là dẫn chứng cho cam kết đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam trên con đường chinh phục tri thức và công nghệ tiên tiến.Trong khuôn khổ buổi lễ, các bạn sinh viên trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM đã có dịp tham quan phòng thí nghiệm, tận mắt chứng kiến quy trình vận hành của các thiết bị hiện đại và trải nghiệm công nghệ HVAC tiên tiến trong thực tiễn.Đặc biệt, buổi đào tạo chuyên sâu cùng chuyên gia Panasonic vào buổi chiều cùng ngày đã giúp sinh viên có thêm kiến thức hữu ích, đồng thời mở ra cơ hội thực tập tại Tập đoàn thông qua chương trình Fresher Program. Đây chính là bước đệm vững chắc giúp thế hệ trẻ Việt Nam vươn xa trong ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh.Bạn Ngô Thiên Phúc - Sinh viên năm 2, Bộ môn Công nghệ Nhiệt lạnh trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM hào hứng chia sẻ: "Đây là cơ hội tuyệt vời để chúng em tiếp xúc gần hơn hệ thống thực và có thêm những kinh nghiệm thực tế để có kiến thức toàn diện trong ngành HVAC. Qua đó chúng em được tiếp thêm động lực để trở thành một kỹ sư giỏi trong tương lai.""Panasonic hiểu rằng để thúc đẩy đổi mới và tạo nên những bước đột phá trong tương lai, việc đào tạo thế hệ trẻ là yếu tố tiên quyết. Dự án phòng thí nghiệm HVAC tại trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TP.HCM chính là một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược này, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ tiên tiến và chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp tương lai", ông Nguyễn Lý Tưởng - Trưởng phòng cấp cao, phòng kinh doanh dự án Điều hòa không khí, Panasonic Air-Conditioning Việt Nam khẳng định.Không chỉ dừng lại ở một hoạt động đơn lẻ, Panasonic trước đó đã triển khai nhiều chương trình tài trợ ý nghĩa cho các trường đại học trên cả nước. Tiêu biểu như Sự kiện bàn giao Trung tâm Giải pháp HVAC cho Trường Bách Khoa - Đại học Cần Thơ; Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE), tạo môi trường học tập, nghiên cứu hiện đại cho sinh viên qua trải nghiệm trực quan các giải pháp HVAC chuyên nghiệp gồm giải pháp điều hòa không khí, hệ thống thông gió, lọc không khí và hệ thống quản lý chất lượng không khí toàn diện.Panasonic là thương hiệu Nhật Bản có lịch sử nghiên cứu và phát triển trong ngành HVAC hơn 100 năm trên toàn cầu. Từ năm 1913, thương hiệu liên tục cho ra đời những sản phẩm và cải tiến công nghệ mới, đóng góp bền vững vào sự phát triển của ngành HVAC thế giới.Những dấu ấn chuyên gia của Panasonic còn được thể hiện rõ nét khi Tập đoàn phát triển thành công bộ phát nanoe™X lọc khí đầu tiên vào năm 2003. Đến nay, nanoe™X đã phát triển đến thế hệ thứ 3 với khả năng tạo ra 48 nghìn tỷ gốc OH mỗi giây (gấp 100 lần so với nanoe truyền thống), trở thành một trong những công nghệ lọc khí tiên tiến nhất hiện nay.Bên cạnh đó, Panasonic còn cung cấp hệ thống quản lý chất lượng không khí toàn diện, các giải pháp HVAC đều có thể kết nối và điều khiển thông minh từ xa, đáp ứng xu hướng "smart living" trong thời đại 4.0. Nổi bật như Panasonic Comfort Cloud - Ứng dụng cho phép người dùng điều khiển, theo dõi điều hòa mọi lúc mọi nơi, hay Panasonic AC Smart Cloud – Giải pháp quản lý thiết bị HVAC linh hoạt dành riêng cho doanh nghiệp.Về mặt tiết kiệm điện năng, Panasonic sở hữu hệ sinh thái sản phẩm HVAC có hệ số hiệu quả năng lượng COP và tỉ lệ năng lượng EER ưu việt. Đối với điều hòa dân dụng, công nghệ Inverter kết hợp với chế độ ECO tích hợp công nghệ A.I giúp tự động điều chỉnh nhiệt độ, tiết kiệm điện năng đến 20% (so với chế độ thường trên cùng model inverter 1.5HP). Trong phân khúc điều hòa thương mại, Panasonic không ngừng cải tiến với hệ thống VRF FSV-EX Series MS3 đạt chỉ số EER ấn tượng lên đến 5,3 (model 8HP).Với nội lực mạnh mẽ cùng những bước đi tiên phong trên hành trình phát triển sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động vì xã hội, Panasonic đã giữ vững vị trí chuyên gia giải pháp HVAC suốt hơn 1 thế kỷ, góp phần tạo nên những xu hướng và chuẩn mực mới trong ngành HVAC toàn cầu.Tìm hiểu thêm về HVAC của Panasonic tại đây.
Với những nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, ngành nuôi trồng thủy sản trên biển của Quảng Ninh đạt được những kết quả nhất định. Năm 2023, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 42.292 ha; trong đó nuôi nội địa đạt 32.092 ha, nuôi biển đạt 10.200 ha. Tổng sản lượng thủy sản đạt 175.324 tấn; trong đó khai thác thủy sản đạt 81.608 tấn, nuôi trồng thủy sản đạt 93.716 tấn. Giá trị sản xuất đạt 6.943,9 triệu đồng, giá trị tăng thêm đạt 3.929,6 triệu đồng, chiếm gần 50% giá trị nông nghiệp.
Bí quyết làm giàu: Nuôi dúi thu nhập trăm triệu mỗi năm
Trương Thiều Hàm sinh năm 1982, là một trong những mỹ nhân sở hữu nhan sắc trẻ trung đáng ngưỡng mộ dù đã bước vào tuổi tứ tuần.Nhà thiết kế Hà Thanh Việt cho biết sau show diễn Fly Me To The Moon, anh được stylist của nhiều nghệ sĩ quốc tế liên hệ đặt hàng. Việc Trương Thiều Hàm chọn thiết kế từng được Hoa hậu H'Hen Niê diện khiến anh rất xúc động vì anh cũng là một fan của nữ nghệ sĩ này.Bộ trang phục được mỹ nhân Đài Loan chọn, lấy cảm hứng từ cánh chim đại bàng, một biểu tượng của quyền lực và khao khát tự do. Trang phục mang phong cách thời trang vị lai (Futuristic) tông màu bạc, bao gồm phần váy lệch vai xếp nếp và tạo hình mô phỏng đôi cánh kim loại vừa sắc sảo vừa mạnh mẽ vươn lên giữa dải ngân hà.Sở hữu gương mặt thanh tú trong veo và nhiều tài năng nghệ thuật, Trương Thiều Hàm bước vào làng giải trí Trung Quốc trong vai trò diễn viên phim thần tượng và sau đó là lĩnh vực ca hát. Cô được khán giả Việt Nam biết đến qua các phim truyền hình như Công chúa tiểu muội, Chuyện tình biển xanh, Người tình Valentine…Không chỉ nổi tiếng về khả năng diễn xuất và giọng hát ngọt ngào giàu nội lực, mỹ nhân Đài Loan còn gây thương nhớ với nhan sắc xinh đẹp ấn tượng. Thập niên 2000, cô là một trong những mỹ nhân nổi tiếng hàng đầu và được đặt cho biệt danh “tiểu thiên hậu Đài Loan".Sau hơn hai thập kỷ hoạt động, nữ nghệ sĩ đa tài vẫn khiến người hâm mộ mê mẩn bởi thần thái tươi trẻ và nhan sắc không tuổi. Cô từng tiết lộ bí quyết "đóng băng tuổi tác" chính là việc duy trì lối sống lành mạnh, dinh dưỡng cân bằng và chăm sóc da kỹ lưỡng lên tới 3 giờ mỗi ngày.