Lạ kỳ chè bột lọc bọc thịt heo quay xứ Huế
Thịnh kể, giữa năm 2020, khi đang giữ chức phó giám đốc một khu resort, anh phải nghỉ việc để giảm bớt gánh nặng cho công ty bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Trở về quê, anh quyết định khởi nghiệp trên chính ngôi nhà gia đình đang ở.Từ ngôi nhà cấp 4, anh Thịnh sửa chữa, tân trang lại nhiều thứ. Đồng thời, vay vốn đầu tư trang thiết bị phòng nghỉ, dụng cụ ăn uống chất lượng… để du khách trải nghiệm thoải mái nhất."Tôi lên kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ và làm việc nghiêm túc. Người thân bạn bè thấy tôi tâm huyết nên mỗi người cho mượn một ít vốn, gom lại cũng hơn 100 triệu đồng. Có người cũng lo homestay không có khách, nhưng tôi có niềm tin sau khi hết dịch bệnh, du lịch Việt Nam mở cửa trở lại thì sẽ có khách quốc tế và khách nội địa", anh Thịnh kể.Tháng 10.2020, anh Thịnh xin được giấy phép kinh doanh homestay mang tên Maison du Pays de Bến Tre, với 4 phòng ngủ, sức chứa 10 - 14 khách. Để tạo nên vẻ đẹp homestay gắn với thiên nhiên, anh tự tay chọn lựa, bài trí từng góc nhỏ trong nhà. Trái ô môi, cây chổi bếp bằng rơm, cái nia bằng tre, ghế ngồi bằng cây, lu nước bằng sành… được anh kết lại với nhau tạo nên cảnh vật vùng quê yên bình, xanh mát.Đến với homestay của anh Thịnh, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động. Khách có thể học làm các loại bánh quê, cùng gia chủ nấu cơm nếp ăn kèm tép bạc đất rang nước cốt dừa; đạp xe ngắm cảnh miệt vườn. Chương trình trải nghiệm còn đưa du khách vào vườn hái bưởi, hái rau mang về homestay làm món ăn…Từ chỗ là vùng quê hẻo lánh, sau 3 năm hoạt động, giờ đây homestay của anh Thịnh trở thành điểm sáng thu hút khách du lịch. Anh còn kết nối với một số hộ dân lân cận, điển hình như anh Tám cho khách leo dừa thưởng thức nước dừa tươi; chú Chín Cường cho khách thưởng thức ca cao tươi... "Tôi luôn cố gắng kết nối các hộ dân để góp phần giúp bà con tạo ra sinh kế cho cuộc sống thêm ấm no, bình yên trên chính quê hương mình. Đặc biệt là tạo cân bằng giữa nông thôn và thành thị, giúp người dân thấy được tài nguyên bản địa và người trẻ như tôi tự tin khởi nghiệp bằng cách dùng nội lực sẵn có", anh Thịnh nói. Theo anh Thịnh, mùa khách cao điểm vào cuối tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Khoảng thời gian này, homestay đón tiếp đa phần khách đến từ các nước châu Âu (khoảng 90% khách quốc tịch Pháp). Cuối tuần thì có đoàn khách nội địa, chủ yếu ở TP.HCM, Hà Nội... Công suất phòng mùa cao điểm đạt trên 70%, tạo công ăn việc làm cho hơn 10 - 20 hộ dân địa phương. Người dân liên kết để tạo ra chuỗi du lịch cộng đồng ngày càng chuyên nghiệp. Hiện, anh Thịnh đang xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và trao quyền lại cho người dân để cùng phát triển. Ngoài khởi nghiệp làm du lịch, anh Thịnh còn viết sách về ẩm thực quê hương để quảng bá đến độc giả và du khách. Mỗi dịp cuối tuần, anh và cùng hàng xóm làm các món ngon gửi bán ở TP.HCM nhằm tôn vinh sản vật bản địa và giữ mối liên kết với du khách đã từng đến trải nghiệm hoặc chưa.NATO vươn ra ngoài châu lục
Sáng nay, giá cà phê Tây nguyên cũng hạ nhiệt theo thị trường thế giới, lùi về mốc quanh 120.000 đồng/kg. Đắk Nông, Đắk Lắk 120.000 đồng/kg, Gia Lai 119.500 đồng/kg và Lâm Đồng 119.400 đồng/kg.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 18.5.2024
Chuyến đến thăm TP.HCM là hoạt động của Sebastián Verón trong vai trò đại sứ thương hiệu của nền tảng 4E. Vào tháng 3, nền tảng này đã ký hợp đồng tài trợ toàn cầu với Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Argentina, đánh dấu sự hợp tác giữa đội tuyển đương kim vô địch World Cup và một trong những nền tảng tài chính số hàng đầu thế giới.
Chiều tối 2.1, ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, cho biết tỉnh vừa có thêm 4 hiện vật, nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.Trước đó, ngày 31.12.2024, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký quyết định công nhận bảo vật quốc gia đợt 13 năm 2024 cho 33 hiện vật, nhóm hiện vật.Trong đó, Quảng Nam có 4 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia gồm: bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi (được lưu giữ tại kho hiện vật Bảo tàng Quảng Nam) cùng 2 hiện vật trống đồng Đông Sơn, thạp đồng Đông Sơn thuộc sở hữu của ông Lương Hoàng Long (ở P.Cẩm Phô, TP.Hội An, Quảng Nam).Các bảo vật mới được công nhận đợt này đều là các hiện vật gốc, độc bản với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc, độc đáo.Bộ sưu tập trang sức vàng và hiện vật mã não hình động vật ở khu mộ táng Lai Nghi do Bảo tàng Quảng Nam lưu giữ và lựa chọn xây dựng hồ sơ là các hiện vật phát hiện được từ đợt khai quật khảo cổ ở khu mộ táng Lai Nghi (TX.Điện Bàn, Quảng Nam).Nhóm khuyên tai gồm 4 khuyên tai chất liệu vàng, tiết diện hình tròn, toàn thân có ren xoắn, có khe hở ở thân. Nhóm hạt chuỗi gồm 104 hạt chuỗi vàng có hình dáng như 2 hình nón cụt úp vào nhau, chính giữa thân nối thành đường gờ, 2 đầu phẳng và có lỗ xuyên dọc thân.Các hạt chuỗi vàng hoặc dát vàng có thể được làm bằng phương pháp dập khuôn bao ngoài, dập lỗ bên trong tạo thành hạt chuỗi rỗng ruột…Các hiện vật có niên đại từ thế kỷ 3 đến giữa thế kỷ 1 trước Công nguyên, được phát hiện từ đợt khai quật khảo cổ ở khu mộ táng Lai Nghi năm 2002 - 2004.Báo Thanh Niên từng có bài viết "Cư dân cổ Sa Huỳnh từng rất giàu có" khi giới thiệu bộ trang sức đặc biệt này, thời điểm UBND tỉnh Quảng Nam vừa đề nghị công nhận đây là bảo vật quốc gia.Trong khi đó, qua thẩm định, cả 2 hiện vật trống đồng Đông Sơn và thạp đồng Đông Sơn của ông Lương Hoàng Long đều thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn có niên đại thế kỷ 4-3 trước Công nguyên đến thế kỷ 1-2 trước Công nguyên.Hai hiện vật này có giá trị cao trong việc nghiên cứu văn hóa Đông Sơn, góp phần phục dựng lịch sử cổ đại của đất nước từ kinh tế, xã hội, đời sống tinh thần của ông cha ta.Đây cũng là sản phẩm đầy trí tuệ biểu hiện cho tài năng sáng tạo, sự khéo léo và tinh xảo hiếm có của tổ tiên ta đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á. Điều này cũng góp phần khẳng định trình độ văn hiến của cư dân Đông Sơn đã khá cao so với các cư dân Đông Nam Á đương thời.Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Nam có 7 bảo vật quốc gia đơn lẻ và bộ sưu tập trang sức vàng ở khu mộ táng Lai Nghi (108 đơn vị hiện vật).Ông Nguyễn Thanh Hồng cho hay, việc công nhận bảo vật quốc gia cho thấy sự quan tâm rất lớn của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương; đồng thời khẳng định giá trị văn hóa của địa phương, góp phần quảng bá hình ảnh và tiềm năng phát triển kinh tế - văn hóa cho tỉnh nhà.Điều này cũng cho thấy tầm nhìn chiến lược của địa phương trong việc quảng bá văn hóa và thu hút du lịch; thể hiện nỗ lực và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý văn hóa ở địa phương; phản ánh sự đồng thuận giữa các cấp chính quyền và người dân trong công tác bảo tồn di sản."Việc công nhận bảo vật quốc gia là minh chứng cho sự phong phú của lịch sử và văn hóa dân tộc, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới", ông Hồng nói.
Đắk Nông: Trả 3,5 kg vàng cho bị hại trong vụ án 'cặp đôi trộm cắp vàng'
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?