Học sinh Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa bùng nổ với ngày hội thể thao
nghĩ còn may hơn hàng chục vạn anh em khácVượt đèn đỏ do bị khuất tầm nhìn, có bị phạt?
Loại pin hạt nhân siêu bền nói trên, được đặt tên là Zhulong-1, có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho máy tạo nhịp tim (hiện có thể hoạt động tới 15 năm), cũng như tàu vũ trụ và các thiết bị được triển khai trong các môi trường khắc nghiệt như vùng cực và biển sâu, theo tờ South China Morning Post dẫn lại thông báo ngày 13.3 từ Đại học Sư phạm Tây Bắc ở tỉnh Cam Túc của Trung Quốc.Dù không đề cập ô tô điện, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Sư phạm Tây Bắc cho hay các đặc tính xanh và ít carbon của pin hạt nhân mới có thể "thúc đẩy việc nâng cấp chuỗi công nghiệp năng lượng mới của Trung Quốc".Pin hạt nhân Zhulong-1 được thiết kế để hoạt động trong 50 năm, nhưng tuyên bố của Đại học Sư phạm Tây Bắc cho hay loại pin mới này có thể hoạt động hơn 100 năm trong điều kiện khắc nghiệt.Pin có thể hoạt động ổn định trong phạm vi nhiệt độ từ âm 100 độ C đến 200 độ C, với mật độ năng lượng cao hơn 10 lần so với pin lithium-ion thương mại và tỷ lệ suy giảm dưới 5% trong vòng đời thiết kế là 50 năm, theo Tân Hoa xã dẫn lời trưởng dự án Cai Dinglong.Ngoài ra, ông Zhang Guanghui, đứng đầu kỹ thuật về dự án pin hạt nhân của Đại học Sư phạm Tây Bắc, cho hay: "Về mặt lý thuyết, pin này có thể hoạt động trong hàng ngàn năm nhờ chu kỳ bán rã dài của carbon-14 là 5.730 năm". Chu kỳ bán rã là thời gian cần thiết để một đồng vị phóng xạ phân rã xuống còn một nửa giá trị ban đầu.Nhóm nghiên cứu đang tiến hành mô hình thế hệ thứ hai, Zhulong-2, với nỗ lực tập trung vào việc giảm chi phí sản xuất và thu nhỏ kích thước. "Zhulong-2 dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, chỉ có kích thước bằng một đồng xu", ông Cai cho hay.
Túi xách sợi nhựa thời trang - sang chảnh đến văn phòng mùa mưa, ẩm
Dưới đây là một số hình ảnh tại giải đấu:
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.
Những tấm lòng vàng 1.3.2023
Trước thực tế, thời tiết miền Bắc đang là điều kiện thuận lợi cho cúm lây lan, tăng mạnh, bác sĩ Đồng Thế Uy (Trung tâm Thận tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai), lưu ý về thêm về nguy cơ lây nhiễm: "Cúm chủ yếu lây qua giọt bắn hô hấp khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện gần. Quan hệ tình dục thường kèm tiếp xúc gần, hôn môi, ôm ấp…đều là điều kiện lý tưởng để virus phát tán".Trước một số thắc mắc "khi bị cúm, cơ thể cần nghỉ ngơi hay vẫn có thể vận động nhẹ, như quan hệ tình dục", bác sĩ Uy chia sẻ: "Khi bị cúm, cơ thể cần tập trung năng lượng để chống virus. Quan hệ tình dục là hoạt động tiêu hao thể lực, có thể khiến người bệnh mệt mỏi hơn, thậm chí kéo dài thời gian hồi phục. Nếu bạn sốt cao, đau đầu, ho liên tục, hãy ưu tiên nghỉ ngơi. Chỉ nên cân nhắc "yêu" khi triệu chứng nhẹ như hắt hơi, sổ mũi". "Nếu triệu chứng nhẹ, việc "ân ái" có thể kích thích cơ thể giải phóng endorphin - hormone giúp giảm đau nhức, cải thiện tâm trạng. Đây cũng là cách để các cặp đôi duy trì kết nối, giảm cảm giác cô đơn khi ốm. Tuy nhiên, cần đảm bảo cả hai cùng đồng ý và sức khỏe cho phép", bác sĩ Uy cho biết.Theo bác sĩ Uy: "Dù cúm không lây qua đường tình dục như HIV hay herpes, nhưng ở gần người bệnh vẫn khiến bạn dễ nhiễm. Đặc biệt, người bệnh có thể lây virus từ 1 ngày trước khi phát triệu chứng đến 5 - 7 ngày sau đó".Chuyên gia về thận - tiết niệu cũng cũng lưu ý, quan hệ tình dục khi một trong hai người nhiễm cúm, vẫn cần lưu ý ngừa lây nhiễm: tránh hôn môi, tiếp xúc mặt đối mặt vì đây là đường lây chính; rửa tay sạch trước và sau khi quan hệ; che miệng bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi và vứt ngay vào thùng rác; vệ sinh cơ thể sau khi quan hệ để loại bỏ mồ hôi, dịch tiết chứa virus. Cần ngừng hoạt động ngay lập tức và nghỉ ngơi nếu xuất hiện khó thở, tức ngực, chóng mặt, buồn nôn hoặc sốt cao trên 39 độ C không hạ. Những triệu chứng này cho thấy cơ thể đang quá sức, và cần được theo dõi y tế nếu không cải thiện. "Tránh quan hệ nếu bạn tình thuộc nhóm dễ biến chứng như: phụ nữ mang thai hoặc người có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, hen suyễn. Virus cúm có thể gây nguy hiểm cho những đối tượng này", bác sĩ Uy khuyến cáo.Cũng theo bác sĩ Uy, quyết định "yêu" phụ thuộc vào mức độ bệnh và sự đồng thuận của cả hai. Hãy ưu tiên sức khỏe, áp dụng nghiêm túc biện pháp phòng ngừa và "chuyện ấy" đến khi khỏe hẳn. Người bệnh nên thăm khám bác sĩ ngay nếu có triệu chứng bất thường. Các bệnh nhân cúm có các vấn đề liên quan đến thận, có thể đến Trung tâm Thận tiết niệu và lọc máu Bệnh viện Bạch Mai để được các bác sĩ khám và tư vấn điều trị; hoặc đặt lịch khám qua tổng đài của bệnh viện 1900.888.866.