Phở 'treo gió' chỉ Hà Giang mới có
Ngày 15.2, Trung tâm Y tế (TTYT) H.Bù Đăng, tỉnh Bình Phước xác nhận trên địa bàn có thêm một bé gái tử vong vì mắc bệnh ho gà.Theo xác minh của TTYT H.Bù Đăng: Bé gái T.A.V (7 tháng tuổi, ngụ xã Đắk Nhau) sau khi sinh có sức khỏe bình thường, trẻ bú tốt, tỉnh táo. Đến ngày 5.1, bé có những triệu chứng ho kéo dài từng cơn, sốt nhẹ. Sau 2 ngày không thuyên giảm, gia đình đưa bé đi khám tại phòng khám tư nhân với chẩn đoán viêm phế quản lấy thuốc uống 4 ngày.Tuy nhiên, sau thời gian điều trị tại nhà, bệnh không giảm mà nặng thêm với các triệu chứng mệt mỏi, bú ít, cơn ho kéo dài hơn. Đến ngày 11.1, bé được mẹ đưa đi khám tại TTYT H.Bù Đăng với chẩn đoán viêm phổi nặng và được chuyển tuyến xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước, sau đó tiếp tục chuyển tiếp xuống Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) vào tối cùng ngày.Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 bé được chăm sóc đặc biệt với chẩn đoán viêm phổi nặng, hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, ho gà, giãn não thất. Đến ngày 5.2, qua quá trình điều trị tích cực bệnh không tiến triển, Bệnh viện Nhi Đồng 2 trả về tới nhà thì tử vong.Đáng chú ý, đây là ca tử vong thứ 2 do bệnh ho gà được ghi nhận tại H.Bù Đăng trong 3 tháng vừa qua. Trước đó, ngày 27.12.2024, bệnh nhi P.T.T.N (2 tháng tuổi, ngụ thôn Sơn Phú, xã Phú Sơn) đã tử vong sau hơn 1 tuần điều trị bệnh ho gà.Hiện TTYT H.Bù Đăng đã tiến hành giám sát các hộ gia đình có con nhỏ xung quanh, không phát hiện ca bệnh ho sốt; đã tuyên truyền vận động các hộ gia đình đưa con em đi chích ngừa; phối hợp với các đơn vị liên quan phun độc khử trùng, vệ sinh môi trường xung quanh khu vực bệnh nhi ở và các khu vực nghi ngờ; tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh ho gà.Tiếp tục thực hiện triệt để việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ, rà soát đối tượng thuộc diện tiêm chủng mở rộng...Tư vấn mùa thi tại Đà Nẵng: Sẵn sàng đón hàng nghìn học sinh, phụ huynh
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.
Vườn thú ở Trung Quốc nhuộm chó thành gấu trúc
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, sự việc xe container chắn dòng nước để xe máy qua đường xảy ra chiều 12.2 tại đoạn QL1A qua xã Tịnh Phong (H.Sơn Tịnh, Quảng Ngãi). Chủ nhân của clip này là anh Nguyễn Anh Đôn (30 tuổi, ở Quảng Ngãi).Chiều 13.2, trao đổi với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Anh Đôn cho biết, khoảng 17 giờ 40 ngày 12.2, khi đi làm về ngang qua xã Tịnh Phong, anh Đôn thấy ống nước dọc QL1A bị vỡ, dòng nước với áp lực lớn phun thẳng ra đường. Thời điểm này, công nhân tại Khu công nghiệp Tịnh Phong, VSIP tan ca nên dòng người ùn ứ vì ống nước vỡ mỗi lúc một đông.Theo anh Đôn, nước rất mạnh nên nhiều xe máy không đi qua được. Những người qua được đoạn này đều bị ướt. Khi anh Đôn dùng điện thoại ghi lại khoảnh khắc này, một chiếc xe container đi đến, tài xế đã dừng xe chắn ngang dòng nước để xe máy đi qua."Thấy hình ảnh đẹp nên tôi ghi lại rồi đăng lên tài khoản Facebook cá nhân, Tiktok. Không ngờ hình ảnh này được một số trang mạng xã hội chia sẻ, thu hút rất nhiều bình luận tích cực và khen hành động tử tế của tài xế", anh Đôn nói.Đoạn ống nước bị vỡ gây ra sự việc trên thuộc quản lý của Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi.Theo lãnh đạo Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi, nguyên nhân sự cố xuất phát từ việc người dân đốt rác làm ống nước bị cháy. Từ đây, nước có áp lực mạnh đã phun thẳng ra đường, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân."Ngay sau khi nhận tin báo vụ việc, chúng tôi đã cử lực lượng đến xử lý tạm thời, sau đó tiếp tục khắc phục triệt để", lãnh đạo Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Quảng Ngãi nói.
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.
Việt Nam đã phục hồi hơn 4.000 ha rừng ngập mặn
Khai thác bệnh sử ghi nhận, bệnh nhân từng điều trị tại bệnh viện địa phương nhưng không tiến triển với chẩn đoán ban đầu ung thư phổi, khối u ác tính xâm lấn vào phế quản và phổi.Ngày 21.2, Phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Vũ Hữu Vĩnh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết người bệnh có khối phình động mạch phổi trái, với đường kính lên đến 15cm, kéo dài từ gốc động mạch phổi trái đến cả hai thùy trên và dưới của phổi trái. Khối phình động mạch phổi không chỉ gây ra tình trạng tràn máu và mủ vào khoang màng phổi trái, mà còn làm tổn thương nghiêm trọng các cấu trúc quan trọng như phế quản và vách trung thất. "Đây là một ca bệnh rất hiếm gặp, dễ bị chẩn đoán nhầm với u phổi và quá trình phẫu thuật điều trị vô cùng phức tạp, nhưng nếu không được can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ tử vong", bác sĩ Vĩnh cho hay.Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, một cuộc hội chẩn toàn viện được triển khai. Các bác sĩ thống nhất phương pháp điều trị, đồng thời chuẩn bị kỹ lưỡng trước, trong và sau khi phẫu thuật để tránh nguy cơ chảy máu hoặc nguy kịch hơn, có thể dẫn đến tử vong.Phó giáo sư Vũ Hữu Vĩnh cùng với ê kíp tiến hành đặt catheter động mạch và catheter tĩnh mạch trung tâm nhiều nòng cho bệnh nhân. Đây là bước chuẩn bị quan trọng, giúp đảm bảo an toàn tối đa trong suốt quá trình can thiệp. Việc đặt catheter động mạch giúp theo dõi huyết áp liên tục theo từng nhịp tim, cung cấp đường lấy máu nhanh chóng để xét nghiệm. Trong quá trình mở lồng ngực, ê kíp nhận thấy phổi trái của bệnh nhân dính vào thành ngực, bên trong chứa dịch vàng đục kèm giả mạc, gây cản trở việc bóc tách, xác định các cấu trúc xung quanh. Đặc biệt, khối tổn thương lớn với kích thước 15x15cm ở thùy dưới phổi không chỉ bám chặt vào thùy trên mà còn đập theo nhịp mạch, buộc các bác sĩ phải thực hiện bóc tách một cách tỉ mỉ và chính xác. Quá trình phẫu thuật càng trở nên căng thẳng hơn khi các bác sĩ đã phải đối mặt với tình trạng động mạch phổi bị phình to, bờ nham nhở và dính chặt vào các mô xung quanh, có thể vỡ ra và chảy máu ồ ạt bất cứ lúc nào dẫn đến nguy cơ tử vong của bệnh nhân. Phế quản thùy lưỡi và thùy trên bị tổn thương nặng. Tuy nhiên, ê kíp phẫu thuật đã nỗ lực kiểm soát tình trạng khoang màng phổi trái bị lấp đầy máu và mủ do khối phình động mạch xuất huyết, gây hoại tử gần như toàn bộ phổi trái. Đồng thời, làm sạch giả mạc, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng lan rộng. Sau cùng, phổi trái đã được cắt bỏ toàn bộ, khoang màng phổi được bơm rửa kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu. Hiện tại sau hậu phẫu ngày thứ 3, bệnh nhân L. đã ổn định và tiếp tục hồi phục dưới sự theo dõi sát sao của các bác sĩ tại bệnh viện."Ngay khi cơ thể có những triệu chứng như đau ngực, khó thở hay những bất thường khác, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, ngăn chặn những rủi ro nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe", bác sĩ Vĩnh khuyến cáo.