Bác tin đồn, cổ phiếu Sacombank tăng nhẹ sáng 3.4
Từ 7 giờ, khu vực nhà ga Bến Thành (tuyến metro số 1) đã bắt đầu đông khách. Nhiều người dân chọn nơi đây làm điểm vui chơi, trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ. Hôm nay, nhiều gia đình đến đây đông hơn, dẫn theo con nhỏ, cha mẹ lớn tuổi. Do đó, lượng khách đến ga Bến Thành mỗi lúc một đông. Đến khoảng 9 giờ 30, khu vực hành lang dẫn vào các cổng soát vé không còn chỗ đứng. Hàng dài người dân xếp hàng "rồng rắn" dài đến trăm mét bên dưới ga ngầm. Phía cổng vào F1 là nơi đông nhất, người dân xếp hàng kéo dài từ cổng soát vé và đến tận chân cầu thang lên xuống. Khoảng 15 phút, mới có thể tiến được vài bước lên trên. Phía cổng soát vé đối diện với lối xuống sảnh chờ tàu cũng đông nghẹt. Hành khách xếp hàng chật kín, san sát nhau từng chút. Hệ thống máy lạnh khu vực ga ngầm này dường như không đáp ứng đủ với số đông người dân ở đây. Đôi lúc người dân phải dùng quạt để làm mát trong lúc chờ đợi. Có nhiều người phải đợi đến 2 tiếng mới có thể bước chân lên tàu. Để không xảy ra cảnh chen lấn, như mọi lần, nhân viên nhà ga tích cực phân luồng, mở cổng cho từng tốp người xuống sảnh chờ tàu. Trong khi đó, nhiều người dân đến ga tỏ ra ái ngại, chỉ dạo một vòng bên ngoài cổng soát vé. Số khác đành ra về vì đợi quá lâu. Anh Nguyễn Minh Tâm (ngụ Q.3, TP.HCM) cho biết nhân ngày nghỉ Tết Dương lịch 2025 nên anh cùng vợ con tìm đến metro số 1 để thử trải nghiệm. Từ sáng Tâm đã dẫn con đi chơi nhiều nơi và đến 10 giờ lại đến ga Bến Thành để lên tàu. Ngay khi đến ga anh Tâm bất ngờ vì quá đông người, tuy nhiên, anh vẫn cùng gia đình xếp hàng chờ đợi, mong được trải nghiệm tàu trong ngày đầu năm mới. Đến hơn 11 giờ anh chỉ di chuyển được đến cầu thang, lối dẫn xuống sảnh chờ. Vì chờ đợi quá lâu, mệt mỏi nên anh cùng vợ đành ra về và hẹn ngày khác quay lại. "Tôi không nghĩ hôm nay lại đông người như vậy. Chắc tôi chờ ngày nào đó trong tuần rồi quay trở lại cho con trai đi thử tàu", anh Tâm chia sẻ. Đến khoảng 11 giờ, ở ga Bến Thành chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt", lượng người đến càng lúc càng đông hơn. Trong sáng 1.1, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 cho biết để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong dịp Tết Dương lịch 2025 đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động trong thời gian từ 10 giờ 48 đến 22 giờ sẽ giảm thời gian giãn cách với tần suất: 8 phút/chuyến để đáp ứng nhu cầu hành khách.Chân dung nữ doanh nhân Huỳnh Bích Ngọc
QL13 được coi là "xương sống" nối tỉnh Bình Dương với TP.HCM, được UBND TP đề xuất mở rộng từ năm 2002. Thế nhưng, do hàng loạt vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, cơ chế… nên tuyến đường huyết mạch này ngậm ngùi "gánh còng lưng" mỗi ngày một lượng lớn hàng hóa từ Bình Dương về TP.HCM. Với hơn 13 khu công nghiệp, lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc hàng "khủng", tình trạng ách tắc diễn ra cả ngày lẫn đêm, lan vào cả các đường nối nội đô như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm…Trong phương án do Sở GTVT trình HĐND TP, QL13 nối TP.HCM với Bình Dương, 6,3 km QL13 từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình sẽ được mở rộng lên 60m, đáp ứng 10 làn xe.Trong đó, trên tuyến sẽ xây dựng 3,2 km đường trên cao (cầu cạn) từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước, với vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Bên dưới, đường song hành mỗi bên rộng 3 làn xe, tốc độ tối đa 60 km/giờ.Tại các nút giao quan trọng như cầu Bình Lợi và nút giao Bình Phước, dự án sẽ bổ sung hầm chui hai chiều để tăng khả năng lưu thông. Cầu Vĩnh Bình ở cuối tuyến cũng được mở rộng lên 10 làn xe, đảm bảo kết nối thông suốt giữa TP.HCM và Bình Dương.Đáng chú ý, so với thời điểm đề xuất dự án cách đây hơn 20 năm, tổng mức đầu tư mở rộng tuyến đường huyết mạch này đã tăng hơn 5 lần, chủ yếu do chi phí giải phóng mặt bằng. Cụ thể, năm 2002, chi phí giải phóng mặt bằng trên toàn dự án chỉ mất khoảng 2.500 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Sau 18 năm (khi Sở GTVT trình chủ trương thực hiện năm 2021), tổng mức đầu tư dự án tăng lên tới 9.992 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng đội lên 8.176 tỉ đồng. Đến nay, với phương án đã được chính thức thông qua, tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 21.724 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật chiếm hơn 15.200 tỉ đồng (khoảng 15,6ha đất sẽ bị thu hồi làm dự án, ảnh hưởng đến 1.155 hộ dân). Chi phí xây lắp và thiết bị khoảng 4.331 tỉ đồng, phần còn lại dành cho quản lý dự án, lãi vay và các chi phí dự phòng khác.Trong cơ cấu tài chính, ngân sách TP.HCM sẽ tham gia khoảng 14.707 tỉ đồng (70% tổng mức đầu tư) để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Phần còn lại do nhà đầu tư đóng góp với số vốn khoảng 6.303 tỉ đồng (30%), thời gian khai thác, thu phí hoàn vốn dự kiến kéo dài 21 năm 4 tháng.Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng sẽ bắt đầu từ quý 3 năm nay, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư sẽ thực hiện song song. Quá trình xây dựng dự kiến bắt đầu từ quý 3/2026, hoàn thành và khai thác sau đó 2 năm. Như vậy, muộn nhất tới cuối năm 2028, giấc mơ xóa nút cổ chai QL13 của người dân TP.HCM sẽ thành hiện thực, sau 26 năm chờ đợi.
Thêm một rằm xuân - Truyện ngắn dự thi của Trần Thu Hằng (Đồng Nai)
Đến Việt Nam năm thứ ba, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Susan Burns cũng ba lần trải qua cái Tết truyền thống của người Việt. Tết Ất Tỵ 2025 càng thêm đặc biệt vì đây là sự khởi đầu của chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ.Trước gian trưng bày của Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Đường hoa Nguyễn Huệ, bà Burns đã chia sẻ với Thanh Niên về thói quen ăn Tết cổ truyền ở Việt Nam. "Đây là lần thứ ba tôi ăn Tết ở Việt Nam. Đối với tôi, Tết là thời điểm tuyệt vời của năm. Tôi thật sự thích quan sát mọi người xúng xính trong bộ áo dài dạo phố, chụp ảnh", bà cho biết. Còn tại nhà riêng, bà có thói quen chưng quả vải, để sẵn tiền lì xì, và tất nhiên không thể thiếu việc trưng bày các chậu hoa ngày Tết trong nhà. "Hoa Tết cũng xuất hiện khắp nơi, mang đến không khí vui mừng của dịp lễ hội trên mọi góc phố. Không khí Tết sẽ là điều mà tôi nhớ nhất về thành phố", theo Tổng lãnh sự Mỹ.Bên cạnh đó, bà cho rằng chính quyền thành phố đã làm nên điều tuyệt vời khi tổ chức biểu diễn âm nhạc ngoài đường phố, tạo nên không khí vô cùng sống động cho dịp Tết đến Xuân về. "Tôi sẽ luôn nhớ đến tinh thần của thành phố này", bà Burns nói.Theo bà Tổng lãnh sự, thành phố đã hoàn thành Đường hoa Nguyễn Huệ một cách ấn tượng, thêm rằng bà rất thích đến đây để dạo bước trong những ngày Xuân và Tết năm nay cũng không ngoại lệ. Kể từ năm 2021, đường hoa bắt đầu có sự tham gia của các tổng lãnh sự quán tại TP.HCM, thể hiện qua các gian trưng bày. Và đây là năm thứ tư liên tiếp Tổng lãnh sự quán Mỹ góp mặt trong sự kiện quan trọng của TP.HCM vào những ngày Tết.Năm nay, gian trưng bày của Tổng lãnh sự quán Mỹ nổi bật với sắc màu chủ đạo là đỏ, vàng, trắng. Con số 30 khổng lồ ở phía trên đánh dấu kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ.Bà Burns giải thích: "Chúng tôi đang ăn mừng những thành tựu ấn tượng mà cả Mỹ và Việt Nam đã đạt được trong 3 thập niên, và mong chờ sẽ tiếp tục cùng nhau để giúp hai quốc gia an toàn và thịnh vượng hơn. Tôi thực sự hào hứng trước tương lai đang chờ đón hai nước ở phía trước. Và gian trưng bày là biểu tượng cho tất cả những niềm mong mỏi đó. Việc dùng hoa trang trí và sự hiện diện của Mỹ tại Đường hoa Nguyễn Huệ trong dịp Tết chính là biểu tượng về một tương lai đầy hy vọng. Tôi mong là sẽ có nhiều người đến tham quan và thưởng thức (gian trưng bày).Tổng lãnh sự Mỹ cũng tiết lộ một điều bí mật đằng sau quá trình trang trí gian trưng bày. Theo tinh thần giảm thiểu dấu ấn môi trường ở TP.HCM, đặc biệt là giảm rác nhựa sử dụng một lần, đội ngũ Tổng lãnh sự quán Mỹ cố gắng không dùng đồ nhựa. Và gian trưng bày này cũng thế. "Thông qua việc giảm rác nhựa, chúng tôi muốn thể hiện hành động quan tâm đến môi trường của Việt Nam và trở thành công dân tốt của thành phố", bà cho biết.Bà Burns cũng đánh giá cao mặt lợi ích của đường hoa đối với hoạt động thu hút du lịch, nhất là khi Tết cũng là mùa cao điểm của du lịch ở Việt Nam. Theo bà, đường hoa là một cách thức tuyệt vời để phơi bày vẻ đẹp và không khí Tết của thành phố trước du khách đến từ khắp nơi trên toàn cầu. Vì thế, bà cũng chia sẻ đường hoa như một nét xuân đặc biệt cho các đồng nghiệp Mỹ vừa đến nhận nhiệm vụ ở tổng lãnh sự quán, và khuyên họ nên sớm đến đường hoa để thưởng thức.Vào thời điểm bà Burns bắt đầu nhiệm kỳ từ năm 2022, TP.HCM cũng như những vùng miền khác của Việt Nam vừa trải qua giai đoạn dịch Covid-19. Bà cho hay điều tự hào nhất của bà trong 3 năm trên cương vị Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM chính là thành tựu phát triển kinh tế song phương. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ đạt hơn 130 tỉ USD trong năm 2024. Hai nước cũng chứng kiến sự tăng trưởng của một số ngành công nghiệp mới ở Việt Nam, chẳng hạn như chất bán dẫn vốn là ngành công nghệ cao. Và trong những năm gần đây các công ty Mỹ chuyển đến hoặc mở rộng hoạt động ở Việt Nam. "Tôi thật sự vui mừng vì những diễn biến trên mang đến các cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời cho giới trẻ Việt Nam, cũng như giúp tăng cường an ninh cho phía Mỹ. Đối với chúng tôi, việc xây dựng chuỗi cung ứng ổn định là điều vô cùng quan trọng, và rõ ràng đây là dấu hiệu lạc quan cho cả hai nước', theo bà Burns.Đẩy mạnh hoạt động trao đổi giáo dục song phương cũng là điểm nhấn trong nhiệm kỳ Tổng lãnh sự của bà Burns. Giờ đây, lĩnh vực giáo dục đã phản ánh sự hai chiều. Bên cạnh con số ấn tượng với hơn 30.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Mỹ, Việt Nam cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các đại học Mỹ, mở ra cơ hội đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa đại học hai nước. Bà sẽ tiếp tục ưu tiên cho nỗ lực này trong giai đoạn còn lại của nhiệm kỳ.Tổng lãnh sự Mỹ cũng đã tiết lộ với Thanh Niên kỷ niệm đáng nhớ nhất trong nhiệm kỳ. "Đó là những dịp gặp gỡ các bạn sinh viên của Việt Nam", bà cho biết.Ba năm qua, bà đã đi khắp nơi, từ TP.HCM đến những tỉnh thành khác trên cả nước. Ở mỗi địa phương, bà lại tiếp xúc với những sinh viên trẻ ở các giảng đường đại học, những người mà bà cảm thấy luôn hào hứng chờ đón những cơ hội phía trước. "Họ nói tiếng Anh hết sẩy", bà Burns tán thưởng, và tỏ lời khen ngợi tinh thần lạc quan, đầu óc luôn tràn trề ý tưởng và nguồn năng lượng dồi dào của giới trẻ Việt Nam."Đối với tôi, sức mạnh thật sự của Việt Nam đến từ những con người trẻ tuổi, từ sự năng động, tinh thần kinh doanh của họ. Đó sẽ là ký ức mà tôi sẽ mang theo", bà chia sẻ một cách không giấu diếm sự thưởng thức đối với giới trẻ Việt Nam. "Qua những cuộc gặp như thế, tôi lại cảm thấy vô cùng lạc quan không những cho tương lai của Việt Nam mà cả tương lai của toàn cầu", theo lời tổng lãnh sự.Bà cũng bày tỏ niềm yêu thích đối với những bãi biển tuyệt đẹp của Việt Nam. Theo bà, Việt Nam là đất nước thật may mắn với địa hình và đường bờ biển đáng kinh ngạc, và bà thật sự yêu thích những chuyến đi đến Phú Quốc, Cam Ranh trong năm ngoái."Vì vậy, thật thú vị khi quan sát Việt Nam có thể phát triển năng lực cảng biển đến mức nào, cũng như khai thác những tiềm năng khác dựa vào vị trí địa lý đầy thuận lợi được trời ban", bà nhận xét.Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ, Tổng lãnh sự quán Mỹ đã lên kế hoạch triển khai nhiều sự kiện đặc sắc, như các lễ hội hữu nghị ở 4 thành phố lớn, bao gồm TP.HCM. Người dân các thành phố đều được mời tham gia lễ hội dành cho công chúng này.Hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục cũng được triển khai thông qua các chương trình YSEALI dành cho các thủ lĩnh trẻ ASEAN, chương trình Fulbright tập trung vào giáo dục STEM và khoa học. Phía Mỹ cũng tiếp tục thực hiện công tác xử lý dioxin tại khu vực Biên Hòa, vốn là dự án vô cùng quan trọng, và một số hoạt động hợp tác với Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở TP.HCM.Trên hết, hoạt động hoạt động kinh tế và thương mại sẽ là trọng tâm của chuỗi sự kiện ăn mừng 30 năm thiết lập quan hệ. "Nói tóm lại, 2025 sẽ là năm vô cùng bận rộn. Tôi sẽ nói với đội ngũ Tổng lãnh sự quán Mỹ hãy trong tư thế sẵn sàng để triển khai ngay sau Tết", bà cho biết.Tổng lãnh sự Mỹ cam kết không ngừng làm việc để vun bồi cho quan hệ song phương Việt Nam – Mỹ cho đến tận ngày cuối cùng lên máy bay rời khỏi. "Đó sẽ là ngày vô cùng khó khăn đối với tôi. Thế nhưng, cho đến lúc đó, tôi sẽ làm việc tận tụy mỗi ngày", bà nhấn mạnh.Gửi lời đến bạn đọc và bạn xem đài Thanh Niên, bà Burns chúc mọi người một mùa Tết thật vui vẻ. "Chúc mừng năm mới. Tôi hy vọng năm con rắn sẽ mang đến sự thịnh vượng, thành công và hòa bình. Và tôi thật sự mong đợi quan hệ Việt Nam-Mỹ tiếp tục thăng hoa", bà kết luận.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20.1 chính thức mãn nhiệm và chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm, cũng chính là người tiền nhiệm, Donald Trump. Trước khi rời khỏi Nhà Trắng vào năm 2021, ông Trump đã để lại bức thư chúc mừng cho ông Biden như truyền thống của các nhà lãnh đạo Mỹ dù ông bỏ qua các truyền thống khác như không dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm.Ông Biden có thể trở thành tổng thống đầu tiên vừa nhận và vừa viết thư cho cùng một người.Truyền thống Tổng thống Mỹ viết thư tay cho người kế nhiệm bắt đầu từ thời Tổng thống Ronald Reagan, theo AP. Sau 8 năm tại nhiệm (1981-1989), ông Reagan viết một bức thư chúc mừng cho người kế nhiệm và cũng là cấp phó của ông, ông George H.W. Bush (Tổng thống Bush cha)."George thân mến, rồi sẽ đến lúc cậu muốn sử dụng loại văn phòng phẩm đặc biệt này. Cứ làm đi đừng ngại", ông Reagan nhắn nhủ ông Bush cha về việc viết thư cho người kế nhiệm. Trong thư, ông Reagan khuyên ông Bush không nên để những khó khăn làm nản lòng. "Tôi sẽ nhớ những bữa ăn trưa thứ năm của chúng ta", ông Reagan viết và ký tên Ron.Khi mãn nhiệm 4 năm sau đó, ông Bush cũng để lại thư cho ông Bill Clinton, chúc người kế nhiệm có những khoảnh khắc hạnh phúc tại Nhà Trắng và đừng nản lòng về những lời chỉ trích. "Thành công của ông giờ là thành công của nước ta. Tôi rất ủng hộ ông", ông Bush viết.Việc này trở thành một thông lệ diễn ra trong các đời tổng thống tiếp sau đó là ông Clinton, ông George W. Bush (Bush con), ông Barack Obama, ông Trump và ông Biden.Bức thư của ông Trump gửi ông Biden năm 2021 chưa được công bố. Một số người đọc được cho biết đó là bức thư viết tay dài và ông Biden tỏ ra ngạc nhiên về sự lịch thiệp và rộng lượng của nội dung thư dù giữa hai người có mâu thuẫn chính trị.Ông Trump từng nói rằng đó là bức thư dễ thương và ông đã mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ. Chưa rõ ông Biden có để làm thư cho ông Trump hay không nhưng các nhà nghiên cứu về truyền thống Tổng thống Mỹ cho rằng ông Biden sẽ tiếp tục thông lệ này."Đây là tình huống rất hiếm thấy, cũng như rất nhiều điều khác tại Washington thời hiện đại với ông Donald John Trump", ông Mark Updegrove, Tổng giám đốc Quỹ LBJ (quỹ di sản của cố Tổng thống Lyndon B. Johnson), nói về việc ông Biden sắp viết thư cho cùng người đã để lại thư cho ông.Ông Trump là tổng thống thứ hai trong lịch sử Mỹ làm việc trong 2 nhiệm kỳ không liên tiếp. Người đầu tiên là ông Grover Cleveland, làm từ 1885-1889 và 1893-1897.Ông Matthew Costello, quan chức lãnh đạo về giáo dục tại Hiệp hội Lịch sử Nhà Trắng, cho biết một số tổng thống sắp mãn nhiệm thời trước cũng viết thư tay cho người kế nhiệm nhưng không phải vào ngày nhậm chức và không phải luôn để chúc mừng mà là để mời ăn tối hoặc để báo tin. Tháng 2.1801, Tổng thống John Adams viết thư cho Tổng thống đắc cử Thomas Jefferson để thông báo về việc đi lại."Để giảm bớt trở ngại và tốn kém cho ngài trong việc mua ngựa và xe, điều không cần thiết, tôi phải thông báo với ngài rằng tôi sẽ để lại chuồng ngựa của Mỹ 7 con ngựa và 2 cỗ xe có dây cương thuộc sở hữu của Mỹ. Chúng có thể không hợp với ngài nhưng chắc chắn sẽ giúp ngài bớt một khoản chi phí đáng kể bởi chúng thuộc về gia đình tổng thống", ông Adams viết.
Đà Nẵng: Khởi tranh giải bóng đá của cán bộ gây quỹ từ thiện
Chính sách học phí đặc biệt này dành cho thí sinh tham gia xét tuyển và trúng tuyển đại học vào HUTECH năm 2025 cũng như tất cả sinh viên các khóa đang theo học tại trường.Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (26.4.1995 - 26.4.2025), Trường còn thực hiện xét tặng Học bổng HUTECH trị giá 25% học phí toàn khóa cho tất cả thí sinh trên cả nước có tổng điểm trung bình 3 môn của học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 20 điểm trở lên. Để nắm bắt cơ hội, thí sinh có thể thực hiện đăng ký theo hình thức trực tuyến ngay tại website Trường: hutech.edu.vn/hoc-bong-tuyen-sinh đến hết 31.5.2025.Sau khi áp dụng Học bổng HUTECH, mức học phí của khóa 2025 đối với các ngành đào tạo Cử nhân (3.5 năm, 14 học kỳ) là 11 triệu đồng/học kỳ, toàn khóa là 154 triệu đồng; các ngành đào tạo Kỹ sư (4 năm, 16 học kỳ) là 10 triệu đồng/học kỳ, toàn khóa là 160 triệu đồng; các ngành đào tạo đặc thù gồm Kiến trúc, Dược học, Thú y (4.5 năm, 18 học kỳ) là 12 triệu đồng/học kỳ, toàn khóa là 216 triệu đồng. Học bổng giá trị này cùng chính sách học phí đặc biệt giúp giảm áp lực tài chính đáng kể, tạo động lực để sinh viên yên tâm học tập, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong trong việc tạo dựng môi trường giáo dục tiên tiến, nhân văn và bền vững.Trúng tuyển vào HUTECH năm 2025, sinh viên sẽ thụ hưởng chương trình đào tạo được thiết kế hiện đại mỗi năm có 4 học kỳ (mỗi học kỳ khoảng 10 tuần), đảm bảo cung cấp chất lượng đào tạo vượt trội với chi phí học tập hợp lý. Học phí được thu theo từng học kỳ. Học phí mỗi học kỳ được tính theo số tín chỉ sinh viên đăng ký trong học kỳ đó (khoảng 9 tín chỉ), giúp giảm áp lực tài chính cho mỗi lần đóng, yên tâm trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm trong môi trường hiện đại.Được biết, năm nay HUTECH dự kiến tuyển sinh 61 ngành nghề ở đa dạng lĩnh vực đào tạo theo 03 phương thức gồm xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12 và xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG TP.HCM hoặc kỳ thi VSAT 2025. Trong đó có những ngành hot thu hút sự quan tâm của đông đảo thí sinh như Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Quản trị kinh doanh, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Marketing, Digital Marketing, Truyền thông đa phương tiện, Thiết kế đồ họa, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật,…Xuất phát từ chiến lược đào tạo gắn liền với thực tiễn, ở từng ngành cụ thể, HUTECH đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại để sinh viên thực hành, làm quen và làm chủ nghề nghiệp. Như ngành Truyền thông đa phương tiện có HUTECH Studio với phòng điều khiển trung tâm, phim trường phông xanh, phòng dựng với thiết bị, kho đạo cụ quay - dựng hình; khối ngành ô tô có xưởng thực hành động cơ, khung gầm, xưởng diesel, điện - điện tử ô tô, phòng thí nghiệm hệ thống điều khiển ô tô;…Trong quá trình học, ngay từ năm nhất, sinh viên được tham gia các chuyến kiến tập, thực tập thực tế tại những doanh nghiệp hàng đầu lĩnh vực để tìm hiểu về môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, kỹ năng nghề, yêu cầu nhân sự,... Sự tham gia của chuyên gia đến từ doanh nghiệp tại những hội thảo chuyên đề, chương trình đối thoại cùng CEO, các cuộc thi khởi nghiệp, cũng là dịp để sinh viên tiếp cận kiến thức giá trị, bài học kinh nghiệm sâu sắc và đón đầu nhiều cơ hội hấp dẫn. Từ những kiểu học thú vị giàu tính ứng dụng này, sinh viên sẵn sàng ứng tuyển và săn việc tốt tại các ngày hội việc làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau được tổ chức quy mô lớn ngay tại trường.Song song đó, HUTECH còn kiến tạo môi trường "Đại học Gen Z" năng động, sáng tạo với đa dạng hoạt động ngoại khóa sôi nổi để sinh viên phát triển toàn diện. Hơn 60 câu lạc bộ, đội nhóm từ học thuật, văn hóa, nghệ thuật, thể thao đến các hoạt động tình nguyện cộng đồng, các sân chơi lớn như Miss HUTECH, HUTECH's Got Talent, HUTECH Startup Wings, lễ hội văn hóa đa quốc gia, giao lưu quốc tế là môi trường để những bạn trẻ phát huy năng khiếu, rèn kỹ năng mềm, khả năng hội nhập, phát triển toàn diện.