Bỗng dưng bị cả đám đông... 'ném đá hội đồng'
Vào lúc 14 giờ ngày 7.1, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ". Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, Fanpage facebook, kênh YouTube Báo Thanh Niên.Tại Việt Nam công nghiệp bán dẫn và các ngành công nghệ số cốt lõi như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn... đang được Chính phủ đẩy mạnh phát triển. Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới có kế hoạch phát triển các trung tâm nghiên cứu, mở rộng đầu tư, kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam, trong đó có tập đoàn công nghệ số 1 thế giới NVIDIA. Trong bối cảnh đó, cơ hội với người theo học lĩnh vực công nghệ thông tin và các ngành công nghệ sẽ ra sao?Trong chương trình tư vấn, các chuyên gia chia sẻ về tầm quan trọng của công nghệ thông tin và những ngành học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, dữ liệu lớn... trong bối cảnh thế giới bùng nổ công nghệ như hiện nay. Đó còn là thông tin về những ngành công nghệ xu hướng đang được đào tạo tại các trường ĐH. Vì sao những ngành học này được mở ở các trường trong 2 năm trở lại đây? Nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn của thế giới đang đến VN, nhu cầu nhân lực lớn nhưng để đáp ứng yêu cầu của họ, sinh viên cần trang bị những gì?Chương trình diễn ra từ 14 giờ-15 giờ, gồm các chuyên gia:Mở đầu chương trình, tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân, chia sẻ về tầm quan trọng của công nghệ thông tin và những ngành học công nghệ, đặc biệt là AI, bán dẫn, dữ liệu lớn... trong bối cảnh thế giới bùng nổ công nghệ như hiện nay. Sau năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng nổ toàn cầu, thực sự công nghệ thông tin nói chung đóng vai trò cốt yếu trong thúc đẩy mọi hoạt động của đời sống; vai trò của AI càng trở nên nổi bật hơn. Vì vậy, để thực hiện kỷ nguyên vươn mình của dân tộc trong thời gian tới, vai trò của lĩnh vực này càng quan trọng.Từ 2020 đến nay, Chính phủ đã có các quyết định, đề án, công điện nhằm thúc đẩy nhân lực công nghệ cao lĩnh vực bán dẫn và AI. Trong đó, đến năm 2030 hướng đến đào tạo ít nhất 50.000 kỹ sư phục vụ trong ngành công nghiệp bán dẫn… Điều này tác động đến định hướng đến ngành đào tạo các trường ĐH và tạo cơ hội để người học tiếp cận và phát triển trong lĩnh vực này.Tiến sĩ Nguyễn Hà Giang, Trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM, cho biết về những ngành công nghệ xu hướng đang được đào tạo tại các trường ĐH. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số, tác động đến xu hướng của các ngành đào tạo. Một số ngành các trường ĐH tập trung phát triển trong 2 năm qua liên quan đến lĩnh vực máy tính và CNTT: khoa học dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, một số ngành công nghệ mang tính liên ngành cũng được chú trọng trong thời gian gần đây. Thậm chí, ngay trong các ngành học cũ nhưng chương trình đào tạo cũng có những điều chỉnh để phù hợp hơn với xu thế. Năm 2025, trường mở thêm ngành mới luật thương mại quốc tế. Trường dự kiến 3 phương thức xét tuyển: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ và xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực. Về chính sách học phí, khóa 2025 trường thực hiện công khai học phí đầu khóa và không thay đổi trong suốt khóa học. Trung bình 20 triệu đồng/học kỳ, năm có 4 học kỳ (học phí bao gồm các cấp độ tiếng Anh). Bên cạnh đó, trường cũng công bố 5 loại học bổng tuyển sinh cho thí sinh trúng tuyển khóa 2025.4 điều sinh viên cần trang bị khi học khối ngành công nghệTiến sĩ Cao Văn Kiên, Phó trưởng Khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng sinh viên cần trang bị 4 điểm để học tập các khối ngành công nghệ.Tiến sĩ Võ Thanh Hải cho hay năm nay ĐH Duy Tân dự kiến sử dụng các phương thức tuyển sinh ổn định như năm 2024. Trường xét tuyển căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, học bạ THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM và kỳ thi V-SAT. Trong đó, trường dự kiến dành 100-200 chỉ tiêu cho nhóm ngành mới - những ngành khan hiếm nhân lực.Tiến sĩ Cao Văn Kiên thông tin năm 2025, trường đào tạo 51 ngành, trong đó nhiều ngành về công nghệ và công nghệ thông tin. Đáng chú ý, trí tuệ nhân tạo là một trong các ngành mới của trường năm nay. Trường dự kiến xét tuyển theo 4 phương thức: Xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội, ưu tiên xét tuyển thẳng.Một tghi1 sinh thắc mắc: "Tại sao có trường thì trí tuệ nhân tạo lại nằm trong một ngành, có trường lại có ngành trí tuệ nhân tạo riêng? Chuyên ngành AI với ngành AI thì có khác nhau hay không? ĐH Duy Tân tuyển sinh ngành này có khó không, em cần xét những môn nào và mức điểm khoảng bao nhiêu thì đậu?''.Tiến sĩ Võ Thanh Hải giải đáp: ''Trước năm 2022, trí tuệ nhân tạo chỉ là một chuyên ngành của ngành trong lĩnh vực CNTT. Nhưng từ năm 2022, ĐH Duy Tân đã mở ngành trí tuệ nhân tạo, thí sinh xét tuyển vào trường có thể đăng ký trực tiếp ngành này trên phần mềm đăng ký xét tuyển của Bộ GD-ĐT. Điều kiện theo học ngành này khá kén, các năm trước tỷ lệ chọi không cao ở mức 2 “chọi” 1, thí sinh có cơ hội trúng tuyển lớn. Tuy nhiên, năm nay mức độ cạnh tranh còn chờ vào tình hình xét tuyển cụ thể''.Môt bạn đọc gửi đến chương trình câu hỏi: ''Em thấy ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Kinh tế tài chính có nhiều chuyên ngành khác nhau như trí tuệ nhân tạo, mạng máy tính, an toàn không gian mạng. Vậy khi em xét tuyển em có cần đăng ký chuyên ngành ngay từ đầu hay khi trúng tuyển rồi mới chọn chuyên ngành? Khi chọn chuyên ngành nào thì học chuyên sâu chỉ một chuyên ngành đó hay sao?''Tiến sĩ Nguyễn Hà Giang giải đáp: ''Ngành công nghệ thông tin của trường có 4 hướng chuyên ngành: như trí tuệ nhân tạo, mạng máy tính, an toàn không gian mạng. Khi đăng ký xét tuyển, thí sinh chỉ cần đăng ký ngành, chưa cần đăng ký chuyên ngành. Sau 2 năm học, sinh viên mới định hướng lựa chọn hướng chuyên ngành''.Ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử không "hot" như trí tuệ nhân tạo hay bán dẫn, thì cơ hội việc làm có cao hay không? Ngành này học những kiến thức gì? Trước thắc mắc này, tiến sĩ Cao Văn Kiên, cho biết: ''Ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là ngành học tiềm năng, cơ hội việc làm rộng mở vì đây là lĩnh vực nền tảng cho nhiều ngành nghề khác. Sinh viên học ngành này tại trường được trang bị kiến thức về cơ khí, điện tử tự động hóa, lập trình, công nghệ mới…".Bạn đọc có thể xem lại phần 1 của chương trình TẠI ĐÂYDiễn viên Ngọc Lan tiết lộ lý do ít nhận đóng phim
Sáng nay 15.1, tại phiên tòa xét xử vụ án Hạc Thành Tower, trong phần xét hỏi, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã xét hỏi cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đầu tiên.Trước HĐXX, bị cáo Trịnh Văn Chiến nói rằng có 5 vấn đề ông không đồng ý với cáo trạng truy tố và cũng không đồng ý khi bị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí."Tôi không biết thời điểm tính giá đất năm 2013 của dự án Hạc Thành Tower. Việc xác định giá đất 21 triệu đồng/m2 tôi đồng ý và giao anh Xứng (bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - PV) ký như cáo trạng nêu là không phù hợp. Cáo trạng nói tôi ký văn bản đồng ý chủ trương chuyển nhượng thì đây chỉ là chủ trương thôi, trong khi kết luận điều tra đã kết luận tôi ký chủ trương là đúng, không sai. Việc xác định giá hơn 45 triệu/m2 là không phù hợp. Việc xác định thiệt hại trong vụ án là hơn 55,8 tỉ đồng là không đúng", bị cáo Chiến nêu các vấn đề không đồng ý với cáo trạng truy tố ông.Về tội danh, bị cáo Chiến cho rằng, cáo trạng truy tố ông tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí là không đúng, bản thân chỉ "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".Khi nói về trách nhiệm của từng cá nhân, nhất là trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, các phó chủ tịch UBND tỉnh, bị cáo Chiến đã viện dẫn từng khoản, từng điều rất rõ ràng để minh chứng cho bản thân "nhẹ tội" hơn, chứ không nặng nề như cáo trạng truy tố.Ông Chiến cho biết, năm 2013, khi giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông đã ký quyết định giao nhiệm vụ phân công nhiệm vụ từng cá nhân. Trong đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng (thời điểm năm 2013), theo khoản 6 điều 4 về quy định nhiệm vụ thì được giao phụ trách lĩnh vực kinh tế - tài chính, giá cả và theo dõi chỉ đạo nhiều sở, trong đó có Sở Tài chính và Văn phòng UBND tỉnh. Về các lần bút phê vào việc xem xét giá đất dự án Hạc Thành Tower, bị cáo Chiến cho biết, ông rất lăn tăn và cho rằng việc định giá 21 triệu đồng/m2 mà Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa trình cho ông xem xét khi đó là "có vấn đề", nên ông nhiều lần giao lại cho Văn phòng UBND tỉnh xem xét, căn cứ theo quy định để trình lại hồ sơ."Văn phòng trình lên tôi giá giao đất. Tôi xem rồi bút phê làm rõ cơ sở thu 21 triệu đồng/m2. Nhưng văn phòng sau đó gửi lại vẫn 21 triệu đồng/m2. Đến lần thứ 3 văn phòng vẫn giữ nguyên giá 21 triệu/m2 để gửi tôi. Khi này tôi phê hoàn chỉnh hồ sơ gửi anh Xứng phê duyệt. Tiếp đó, lần 4 văn phòng vẫn gửi hồ sơ tôi xem là giá 21 triệu đồng/m2, và tôi đã đồng ý chủ trương", ông Chiến khai trước tòa.Bị cáo Chiến cũng cho rằng quá trình xem xét hồ sơ về định giá đất ông rất "phân vân", nên giao đi giao lại cho Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, với trách nhiệm tham mưu, thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật để trình lại."Văn phòng tổng hợp ý kiến các phó chủ tịch, thì khi đó ông Nguyễn Đức Quyền và Phạm Đăng Quyền (đều là Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2013) cho ý kiến đồng ý với giá 21 triệu đồng/m2, còn anh Việt (ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2013 - PV) lúc đầu cũng chưa đồng ý, sau mới đồng ý. Riêng phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Hồi chỉ thống nhất về nguyên tắc, nhưng cáo trạng nói tất cả các phó chủ tịch đều thống nhất giá đất là không đúng"" bị cáo Chiến nói.Ông Chiến thừa nhận do ông không học lĩnh vực kinh tế tài chính mà học ngành trồng trọt nên trình độ, nhận thức về lĩnh vực định giá đất còn hạn chế.Khi được HĐXX cho phép đưa ra nhận định về quá trình xảy ra các sai phạm trong dự án Hạc Thành Tower, bị cáo Trịnh Văn Chiến khẳng định rằng: "Tôi khẳng định, tôi, anh Xứng và một số cán bộ khi xử lý công việc đó không hề biết là sai quy định của pháp luật. Chúng tôi không có động cơ, mục đích, vụ lợi, không ai tham ô, tham nhũng, hối lộ. Chúng tôi làm việc đó như hàng ngàn vụ việc khác, đều vì sự phát triển của tỉnh".Bị cáo Chiến cũng đề nghị HĐXX xác định lại giá trị thiệt hại trong vụ án, vì mức thiệt hại được xác định là hơn 55,8 tỉ đồng là quá cao so với giá trị thực tế khi đó."Tôi thấy khi xác định thiệt hại, cần nghiên cứu lại xác định thiệt hại như nào cho phù hợp. Không thể nào chỉ trong thời gian 2 năm 9 tháng mà mà giá đất tăng hơn 2 lần, từ 21 triệu lên hơn 45 triệu đồng/m2", bị cáo Chiến nói.Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, gồm: cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến (64 tuổi); cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng (62 tuổi); Cù Đình Hiền (70 tuổi) và Bùi Văn Nam (55 tuổi; đều nguyên là Phó trưởng phòng Kinh tế - Tài chính, thuộc Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa); Đinh Cẩm Vân (59 tuổi), cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa; Nguyễn Bá Hùng (58 tuổi), cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa, cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Xuân; Văn Xuân Hùng (65 tuổi), cựu Trưởng phòng Quản lý công sản - giá cả Sở Tài chính Thanh Hóa; Nguyễn Mạnh Sơn (66 tuổi), cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Mã; Đinh Xuân Hướng (54 tuổi), cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Thanh (Thanh Hóa), cựu Tổng giám đốc Công ty CP Sông Mã; Trần Công Tỏ (68 tuổi), cựu Trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp Sở Tài chính Thanh Hóa; Ngô Đình Chén (68 tuổi), cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa.
Sống để máu, chết để xác
Sáng 30.12, Bộ Y tế phối hợp UBND TP.HCM, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức Lễ Phát động "Đăng ký hiến mô, tạng - Cho đi là còn mãi". Nối tiếp thành công lễ phát động đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động ngày 19.5.2024 tại Hà Nội, sự kiện này đã lan tỏa ý nghĩa lớn trong cộng đồng, số lượng người đăng ký hiến tạng tăng cao.Tại lễ phát động, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cam kết với lãnh đạo trung ương sẽ đầu tư cơ sở vật chất, các điều kiện để tiến hành phát động đăng ký hiến mô tạng tại TP.HCM nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đồng thời, ông Mãi cho biết TP.HCM sẽ chỉ đạo ngành y tế, sở ngành các cấp triển khai công tác đồng bộ, tập trung cao cho công tác tuyên truyền, vận động. Bên cạnh đó, nghiên cứu các chính sách, các hình thức tôn vinh để có thể động viên kịp thời các tổ chức, các cá nhân tham gia hiến mô, tạng.Việt Nam hiện đã làm chủ được chuyên môn, kỹ thuật công nghệ và tổ chức điều phối thực hiện ghép tạng. Nhưng hiện nguồn hiến mô, tạng từ người sau chết còn khan hiếm so với nhu cầu người bệnh được ghép. Tỷ lệ hiến tạng Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất thế giới, trong khi đó tỷ lệ ghép lại cao nhất khu vực Đông Nam Á với hơn 1.000 ca/năm. Dù số lượng được ghép cao như vậy nhưng danh sách những người chờ ghép tạng vẫn còn rất dài, có rất nhiều người không có tạng để ghép.Một người chết não hiến tạng có thể cứu sống 6 - 8 người, giúp cải thiện sức khỏe cho gần 100 người, giúp giảm gánh nặng bệnh tật cho người bệnh, gia đình người bệnh và xã hội. Trung bình mỗi năm Việt Nam có từ 10 đến 12 ca hiến tạng sau khi chết. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, năm 2024, Việt Nam có 39 ca chết não gia đình đồng ý hiến tặng mô, tạng. Con số này chiếm gần 13% trong tổng số ca ghép tạng. "Đây được xem là số ca cao kỷ lục của Việt Nam tính từ trước đến nay. Tuy vậy, số ca này vẫn còn ít so với nhu cầu của người đăng ký nhận tạng, số ca chờ ghép tạng.Trong năm 2024, số ca được chẩn đoán chết não đến ngày 13.12 là 189 ca, có thể thấy số ca hiến còn quá khiêm tốn. So với các nước phát triển như Tây Ban Nha, Mỹ, Hàn Quốc có tỉ lệ hiến tạng khi chết não là 90% thì ở Việt Nam chỉ mới hơn 1%.", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.Để đạt được số ca hiến gọi là kỷ lục ở giai đoạn này, bên cạnh công tác truyền thông, các bệnh viện cần đẩy mạnh công tác tư vấn, vận động tại bệnh viện, thành lập tổ tư vấn để vận động tới gia đình khi phát hiện có bệnh nhân chết não tiềm năng. Theo Ban tổ chức, điều đặc biệt để tạo nên thành công là cần sự vào cuộc của cả cộng đồng xã hội, chung tay ủng hộ việc hiến tặng mô, tạng sau chết. Cần sự hoàn thiện về pháp luật để nguồn hiến mô, tạng phát triển trong thời gian tới.
Ngày 21.3, thông tin từ Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định tạm giữ Nguyễn Văn Võ Quá (37 tuổi, trú thôn Lãnh Vân, xã Xuân Lãnh, H.Đồng Xuân, Phú Yên), để điều tra về hành vi sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Cụ thể, Quá đã làm sổ đỏ giả để đi lừa đảo hàng tỉ đồng.Theo kết quả điều tra ban đầu, thông qua mạng xã hội, Nguyễn Văn Võ Quá đã đặt làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau đó dùng sổ đỏ giả này để bán 21,8 ha đất rừng trồng tại xã Phú Mỡ, H.Đồng Xuân cho bà N.T.M (42 tuổi, trú xã Phước Mỹ, TP.Quy Nhơn, Bình Định) với số tiền 870 triệu đồng.Vào 14 giờ ngày 12.3, khi đang nhận tiền từ bà M., Quá bị CSĐT Công an tỉnh Phú Yên phối hợp Công an xã Xuân Lãnh, H.Đồng Xuân bắt quả tang.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, vào ngày 12.2, Văn phòng Đăng ký đất đai H.Đồng Xuân tiếp nhận hồ sơ đăng ký đo đạc của ông Lê Văn Kỷ (47 tuổi, thường trú tại thôn Phố Trạch, xã Phước Thuận, H.Tuy Phước, Bình Định) tại thửa đất số 701, tờ bản đồ số 27, diện tích 11,5 ha, đất rừng sản xuất, có địa chỉ thửa tại thôn Lãnh Vân, xã Xuân Lãnh, H.Đồng Xuân do Sở TN-MT tỉnh Phú Yên cấp năm 2024. Sau khi xác minh, nhân viên văn phòng này phát hiện đây là sổ đỏ giả.Theo lời của ông Kỷ tại Văn phòng Đăng ký đất đai H.Đồng Xuân, ông mua lại miếng đất này từ Nguyễn Văn Võ Quá với giá 700 triệu đồng và được Quá hứa chịu trách nhiệm làm sổ đỏ.
Bom tấn quái vật Hàn Quốc 'Parasyte: The Grey' hứa hẹn bùng nổ
Tham dự chương trình có ông Huỳnh Vĩnh Ái, Chủ tịch Hiệp hội Paralympic Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL; ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM; bà Nguyễn Trần Phượng Trân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM; ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam; ông Trần Xuân Điền, Phó trưởng ban Dân vận Thành ủy TP.HCM...