Phản tiền lệ
Tối ngày 2.1, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Quốc Việt Phó giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau và Đinh Cẩm Nhung kế toán đơn vị này để điều tra về hành vi lập quỹ trái phép."Quyết định được tống đạt vào chiều cùng ngày, công tác khám xét nơi làm việc, nơi ở của 2 bị can trên cũng được thực hiện và 2 bị can đều được tại ngoại để điều tra", nguồn tin từ Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau xác nhận.Trước đó, tháng 3.2024, bị can Việt và bị can Đinh Thị Cẩm Nhung (kế toán trung tâm) bị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan đến kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại trung tâm. Sau đó, đến tháng 7.2024, Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau có quyết định cho bị can Trần Quốc Việt, từ Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau, giữ chức vụ phó giám đốc trung tâm.Như Thanh Niên thông tin, trước đó Thanh tra tỉnh Cà Mau có kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau. Đồng thời, đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm tại trung tâm sang cơ quan điều tra.Cụ thể, trong niên độ thanh tra 2013 - 2022, Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau được xác định có nhận 455 triệu đồng từ các khoản thu do các công ty chi hoa hồng, khen thưởng tập thể, bán giấy vụn... nhưng không nhập quỹ cơ quan mà thành lập quỹ đời sống. Trung tâm không đưa vào hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi, quản lý; không lập chứng từ thu, chi; không hạch toán kế toán, không có báo cáo tài chính. Các khoản chi từ nguồn này không thông qua tập thể cơ quan mà do giám đốc trung tâm tự quyết định chi, nhưng không có hồ sơ, chứng từ chứng minh. Theo kết luận thanh tra, hành vi trên có dấu hiệu phạm tội lập quỹ trái phép.Riêng khoản tiền các cá nhân nộp lại từ tiền công chỉnh lý tài liệu 3,6 tỉ đồng, Thanh tra xác định, các khoản mà giám đốc trung tâm báo cáo đã chi hỗ trợ cho các tập thể và cá nhân ngoài trung tâm với số tiền 888 triệu đồng. Tuy nhiên xác minh, có 1/7 tập thể không thừa nhận có nhận số tiền 8 triệu đồng, có 52/58 cá nhân không thừa nhận đã nhận số tiền 373 triệu đồng. Điều này cho thấy, các khoản chi nêu trên không có căn cứ xác định là có thật toàn bộ; hiện nay khoản tiền trên không còn tồn quỹ tiền mặt và không thể hiện trên số dư tài khoản tiền gửi. Thanh tra cho rằng, hành vi này có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản.Kết luận thanh tra cũng nêu, việc thành lập quỹ đời sống không thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm; những khoản thu, chi không thông qua ban giám đốc và không thông qua tập thể trung tâm. Hiện nay, kế toán và thủ quỹ Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau đã làm mất danh sách có ký tên của người nộp tiền, chỉ còn số liệu theo sổ theo dõi của kế toán.Quảng Ngãi: Hơn 100 vận động viên tham gia giải đua thuyền truyền thống trên sông Vệ
Tuy nhiên, việc tu bổ công trình trước thực trạng xuống cấp còn nhiều hạn chế vì công trình này chưa được xếp hạng là di tích. Vì vậy, trước mắt, chính quyền và người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ giữ gìn nghi môn đình được coi là "hồn quê" của làng Phù Tinh.
Nhan sắc gây chú ý của con gái Lý Hải
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp.Theo Bộ Nội vụ, chính sách, chế độ đối với chuyên gia cao cấp được ban hành qua nhiều giai đoạn, chưa được sửa đổi, hoàn thiện.Từ năm 2004 đến nay, chỉ thực hiện chế độ tiền lương (bảng lương chuyên gia cao cấp có 3 bậc, từ 8,80; 9,40; 10,00), phụ cấp phục vụ, chăm sóc sức khỏe, các chế độ khác không còn áp dụng, chưa có chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ chuyên gia cao cấp đáp ứng yêu cầu, nhất là những người làm việc ngoài khu vực công, các chuyên gia giỏi, nhà khoa học có uy tín ở nước ngoài.Từ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nêu trên, Bộ Nội vụ cho rằng, việc ban hành nghị định này là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng chính sách vượt trội đối với chuyên gia cao cấp tại các cơ quan tham mưu ở T.Ư.Về chế độ tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức khi bổ nhiệm chức danh chuyên gia cao cấp được hưởng các chính sách tiền lương sau:Được xếp lương theo quy định tại bảng lương chuyên gia cao cấp ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.Được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương hiện hưởng (bao gồm: mức tiền lương theo hệ số lương chuyên gia cao cấp và các khoản phụ cấp lương theo quy định của pháp luật). Phụ cấp tăng thêm không dùng để tính đóng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế.Được nâng bậc lương trước thời hạn hoặc nâng lương vượt một bậc nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.Đối với người làm việc ngoài hệ thống chính trị hoặc người đã nghỉ hưu, không thuộc biên chế của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị (bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài) được bổ nhiệm chức danh chuyên gia cao cấp áp dụng các chính sách sau:Được hưởng mức tiền lương theo thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương bậc 1 chuyên gia cao cấp cộng với phụ cấp tăng thêm.Được tăng lương theo thỏa thuận nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền công nhận.Về điều kiện làm việc, chuyên gia cao cấp được bố trí, nhân lực, vật lực, trang thiết bị, phương tiện làm việc để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trường hợp cần thiết được đầu tư nguồn lực, các trang thiết bị đặc biệt để thực hiện các nội dung của chương trình, đề án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học đã được cấp có thẩm quyền đánh giá là khả thi, đề nghị áp dụng trong thực tiễn.Được chi trả toàn bộ chi phí theo định mức áp dụng đối với chức danh bộ trưởng khi đi công tác, hội thảo ở trong và nước ngoài nếu có liên quan trực tiếp tới việc chủ trì thực hiện chương trình, đề án, nhiệm vụ khoa học được giao mà cấp có thẩm quyền cử. Được hưởng các ưu đãi khác theo thỏa thuận với cơ quan sử dụng chuyên gia cao cấp theo quy định của pháp luật.Về nhà ở, chuyên gia cao cấp được ưu tiên thuê nhà công vụ theo định mức áp dụng đối với chức danh bộ trưởng hoặc vay tiền mua nhà để ở, tự xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà để ở theo bảo lãnh của cơ quan sử dụng chuyên gia cao cấp từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi theo quy định của Chính phủ. Được bố trí nhà ở công vụ theo quy định của cấp có thẩm quyền nếu có đóng góp quan trọng cho quốc gia.Chính sách về nghỉ dưỡng, chuyên gia cao cấp được bố trí kỳ nghỉ dưỡng 7 ngày trong nước cùng gia đình (không quá 5 người). Cơ quan sử dụng có trách nhiệm bố trí và chi trả cho kỳ nghỉ dưỡng hằng năm đối với chuyên gia cao cấp theo quy định.Được cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện đơn giản hóa giấy tờ và cấp thị thực, giấy cư trú, giấy phép lao động tại Việt Nam. Thành viên gia đình của chuyên gia cao cấp (bao gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi dưới 18 tuổi) được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tạo điều kiện, hỗ trợ về thủ tục khi tìm kiếm việc làm và tuyển sinh, học tập tại các cơ sở giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.Chuyên gia cao cấp và thành viên gia đình được cấp thị thực nhiều lần hoặc thẻ tạm trú với thời hạn tương ứng với thời gian ký kết hợp đồng lao động với cơ quan tham mưu ở T.Ư theo quy định tại dự thảo Nghị định.Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp được bố trí từ kinh phí ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Cao Cường đã công bố Nghị quyết về việc thành lập, tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Hà Giang và Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang về công tác cán bộ.Theo đó, thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Sở Nội vụ. Bà Chu Thị Ngọc Diệp, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, được điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo; các ông Cự Minh Long, Trần Đức Nghĩa giữ chức phó giám đốc.Thành lập Sở NN-MT trên cơ sở hợp nhất Sở TN-MT và Sở NN-PTNT. Ông Hoàng Nhị Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT, được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở NN-MT; các ông, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đỗ Tấn Sơn, Trịnh Văn Bình, Vũ Văn Hiếu, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Văn Lượng, Phạm Ngọc Dũng giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính. Bà Phạm Kiều Vân, Giám đốc Sở Tài Chính, tiếp tục được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Tài Chính; các ông, bà Bùi Mạnh Tuyên, Đào Thị Thu Loan, Sèn Thăng Long, Vũ Văn Hồng giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng. Ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc Sở Xây dựng, tiếp tục giữ chức Giám đốc Sở Xây dựng; các ông, bà Lê Minh Đức, Triệu Sơn Tiến, Nông Văn Hưng, Cù Duy Man, Nguyễn Thu Thủy giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở TT-TT và Sở KH-CN. Ông Phan Đăng Đông, Giám đốc Sở KH-CN, tiếp tục giữ chức Giám đốc Sở KH-CN; các ông Nguyễn Trung Hiếu, Vũ Văn Hưng, Lã Đình Điền, Trần Kim Ngọc giữ chức phó giám đốc.Tổ chức lại Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở LĐ-TB-XH và Sở Nội vụ. Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH, được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ; các ông Lê Văn Đạt, Trần Trọng Thủy, Dinh Chí Thành giữ chức phó giám đốc.Thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Hà Giang, ông Ấu Quốc Công, Phó giám đốc Sở TN-MT, giữ chức Giám đốc Trung tâm. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cũng bổ nhiệm ông Đỗ Thái Hòa, Giám đốc Sở TT-TT, giữ chức vụ Giám đốc Sở Ngoại vụ; ông Nguyễn Trung Ngọc, Giám đốc Sở KH-ĐT, giữ chức vụ Giám đốc Sở VH-TT-DL.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hầu A Lềnh đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, ngành trong tham mưu, triển khai thực hiện Nghị quyết 18.Ông Hầu A Lềnh cho rằng, kết quả này mới chỉ là bước đầu, do đó, UBND tỉnh cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị để sớm ổn định tổ chức bộ máy và hoạt động hiệu quả theo mô hình mới; dồn sức thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 19.2.2024
Định cư Mỹ luôn là giấc mơ của nhiều cá nhân tài năng mong muốn tìm kiếm cơ hội mới trên vùng đất của sự phát triển và thịnh vượng. Trong đó, chương trình EB-2 NIW (National Interest Waiver) nổi lên như một lựa chọn hấp dẫn, đặc biệt dành cho những cá nhân xuất sắc trong các lĩnh vực như công nghệ, khoa học, kỹ thuật. Tuy nhiên, để hiện thực hóa giấc mơ này, một luật sư di trú giàu kinh nghiệm đóng vai trò không thể thiếu.EB-2 NIW là chương trình định cư đặc biệt, cho phép người nộp đơn tự mình hoàn thiện hồ sơ mà không cần thư mời làm việc hay giấy chứng nhận lao động. Thay vào đó, ứng viên cần chứng minh dự án của mình mang lại lợi ích quốc gia cho nước Mỹ thông qua ba yếu tố then chốt:Quy trình xin EB-2 NIW không hề đơn giản và đòi hỏi sự chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng. Đây là lúc một luật sư di trú có kinh nghiệm bước vào với vai trò dẫn dắt hành trình định cư của bạn.Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, Harvey Law Group (HLG) đã khẳng định vị thế là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế. Đội ngũ luật sư của HLG không chỉ giàu kinh nghiệm mà còn tận tâm, minh bạch và luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.HLG tự hào đã hỗ trợ hàng trăm gia đình hoàn thành hồ sơ EB-2 NIW và các chương trình đầu tư định cư khác. Thành công của chúng tôi không chỉ đến từ số lượng hồ sơ được chấp thuận mà còn từ sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng.