TW, TS chạy đua 'vũ trang' cho chiếc vé đến CKTG 2023
Nhiều tiểu thương than thở vì so với năm ngoái khách có phần lưa thưa, chỉ bán được chủ yếu hoa cúc, vạn thọ, mào gà. Chị Nguyễn Thị Bé Năm (32 tuổi), tiểu thương tại khu chợ hoa tết ở TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), chia sẻ: "Năm nay bán chậm hơn so với năm rồi, đã 28 tết mà tôi vẫn còn nguyên lô bông, bán chưa được 70 cặp hoa vạn thọ nữa". Chị Bé Năm cho biết thêm giá hoa năm nay không có gì thay đổi dao động từ bán 80.000 - 120.000 đồng/cặp hoa nhưng nhiều người còn trả giá. "Gì mà bông cúc cặp nhỏ chút xíu mà bán 80.000 đồng dữ vậy, 60.000 đồng là vừa giá rồi chị ơi", lời của một vị khách vừa vút đi sau khi không nhận được sự đồng ý giảm giá từ chị Bé Năm. Chị Bé Năm cho hay: "Bán được là đỡ, chứ nhìn mấy anh bán quất hay mai kiểng kìa, năm nay người ta thất thu luôn, không có còn tâm trạng ăn tết gì nữa hết". Khi hỏi về tình hình buôn bán của mấy ngày này, anh Nguyễn Minh Khải (31 tuổi), một tiểu thương bán quất, anh cho biết: "Năm nay lỗ chắc, khách thưa chưa từng thấy. Tôi nhập gần 200 chậu quất và ươm thêm vài chục chậu mai kiểng nhỏ nhưng mà bán không tới nửa số chậu".Anh Khải cho biết quất và mai kiểng nếu không bán hết thì sẽ đem về ươm tiếp, nhưng lỗ công và tiền thuê mặt bằng. Anh Khải tâm sự: "Nguyên năm chỉ mong mấy ngày bán tết để kiếm thêm ít tiền, nhưng mà năm nay chắc phải lỗ vốn và cả công vì đã 28 tết rồi mà chỉ thưa thớt người đi mua, tình hình như vậy thì không mấy khả quan". "Năm rồi mấy ngày đầu cũng le ngoe khách như vậy, nhưng khoảng 27 - 28 tết là đông khách. Còn giờ đã qua 28 tết rồi mà cứ tưởng như 23 - 24 tết không, quá vắng người", Anh Khải bộc bạch. Theo anh Khải, năm nay nhìn chung mọi người cũng thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm đồ trang trí, do vậy mà dẫn đến tình hình ế khách. Nhưng anh không nghĩ là sẽ vắng như vậy. Đến mua hoa cùng mẹ, Nguyễn Khánh Vy (22 tuổi), ngụ P.Lái Hiếu, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), cho hay: "Mình và mẹ định mua một hai chậu quất về chưng tết nhưng nhìn giá khá cao, vượt mức chi trả của gia đình. Nên chỉ mua một cặp hoa cúc vàng để về đón tết". Khánh Vy cho biết thêm năm nay tình hình kinh tế khó khăn nên ai cũng không muốn dốc ví để trang trí nhà cửa, do vậy mà chợ hoa cũng trở nên ế ẩm. "Tiền còn không đủ ăn thì sao lo được đến mấy chuyện như mua hoa chưng tết", Khánh Vy nói. Nguyễn Thị Quỳnh Như (24 tuổi), nhân viên dựng phim cho một công ty truyền thông tại Q.3, TP.HCM về quê đón tết tại TP.Ngã Bảy (Hậu Giang) cho biết cũng phải đi mấy vòng chợ hoa để tham khảo giá. Quỳnh Như chia sẻ: "Mình khảo giá kỹ mới dám mua. Mình cũng đợi tới 28 tết để đi mua hoa mong được giá rẻ hơn một tí". Quỳnh Như cho hay chỉ dám mua 2 cặp hoa cúc và vạn thọ để về chưng trước cửa nhà. Cô cũng không mạnh tay chi hầu bao để mua thêm những vật trang trí khác. "Năm nay ngành truyền thông của mình khá khó khăn nên lương thưởng cũng không được bao nhiêu. Mặt khác, mình còn phải tiết kiệm tiền để qua tết có tiền dự phòng quay lại TP.HCM tiếp tục công việc". Quỳnh Như hy vọng năm mới mọi thứ sẽ ổn định hơn, để tết năm sau mọi người có thể nhộn nhịp sắm tết chứ không phải là không khí lác đác mua sắm kỳ kèo như năm nay.Ngư dân Ninh Thuận trúng đậm tôm hùm giống
Chiều 17.1, Sở TT-TT TP.HCM phối hợp Sở KH-CN tổ chức hội nghị góp ý dự thảo chương trình hành động của Thành ủy và kế hoạch của UBND TP.HCM thực hiện Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM, cho biết dù cuối năm phải tập trung công tác chăm lo Tết Nguyên đán nhưng lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm đến việc triển khai sớm Nghị quyết 57 với tinh thần khẩn trương, quyết liệt.Trong dự thảo chương trình hành động và kế hoạch triển khai, TP.HCM xác định nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị kèm theo tiến độ.Ông Thắng đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu góp ý cho 9 nội dung. Đầu tiên là góp ý định hướng cho lĩnh vực chiến lược mang tính lợi thế, mang lại hiệu quả nhanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội thành phố.Cùng với đó là giải pháp huy động tất cả nguồn lực xã hội cùng tham gia; cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp, Nhà nước và xã hội.Một vấn đề trọng tâm khác là giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước để giảm tải cho đội ngũ công chức, cung cấp dịch vụ công tốt hơn. Đối với hệ thống các chỉ số đánh giá, ông Thắng cho rằng cần bám sát chỉ số quốc tế, chỉ tiêu quốc gia và dấu ấn của TP.HCM.Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở TT-TT cũng mong muốn đón nhận các giải pháp thúc đẩy kinh tế số và trí tuệ nhân tạo, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu vực công và tư nhân. Cuối cùng, bên cạnh các nhiệm vụ chiến lược cũng cần xác định những công việc tập trung trong năm 2025 để tạo kết quả ngay, thấy chuyển biến rõ nét.Chia sẻ câu chuyện Tập đoàn Vingroup trong thời gian ngắn có giải thưởng VinFuture, TS Võ Văn Khang, Phó chủ tịch Chi hội An toàn thông tin phía nam quan tâm đến việc vinh danh nhà khoa học, và coi đây là một trong những giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.Ông Khang cho biết, TP.HCM cũng có giải thưởng nhưng mức thưởng chỉ 50 - 100 triệu thì chưa xứng tầm, đồng thời đề xuất tăng giải thưởng lên 100.000 - 500.000 USD. Chính sách vinh danh với mức thưởng cao sẽ giúp nhà khoa học vừa có thu nhập, vừa nổi tiếng, có thêm động lực nghiên cứu.PGS-TS Nguyễn Văn Phương, Trưởng trung tâm đào tạo và nghiên cứu quản lý công, Trường đại học Quốc tế TP.HCM, cho rằng cần có chính sách hỗ trợ bậc sau đại học làm nền tảng phát triển nghiên cứu sâu hơn. Việc hỗ trợ cần đa dạng hình thức, không nhất thiết phải gửi nhân sự ra nước ngoài bởi lẽ nhiều trường đại học trong nước đủ năng lực đào tạo nhân lực trình độ quốc tế.Đối với nguồn vốn, chuyên gia này phân tích nếu tăng nguồn vốn cho khoa học công nghệ mà không có cách giải ngân hiệu quả thì cũng vô nghĩa. PGS Phương đề xuất phát hành trái phiếu cho các quỹ khoa học công nghệ, tăng đầu tư mạo hiểm, mạnh dạn đầu tư từ các ý tưởng nghiên cứu.Mặt khác, nếu các dự án không dùng vốn ngân sách thì quy trình cần thông thoáng, thủ tục đơn giản theo tiêu chuẩn của đơn vị tài trợ vốn và chuẩn mực quốc tế.Góp ý cho những công việc cần ưu tiên, PGS Phương đề xuất 5 năm tới, TP.HCM cần phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển công nghệ lõi trong năng lượng tái tạo, công nghệ y sinh và dược liệu, logistics.TS Trần Thanh Tùng, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường đại học Quốc tế, cho biết các nhà khoa học ở trường đại học công bố rất nhiều nghiên cứu nhưng hiện đang thiếu cơ chế khai thác những nghiên cứu đó. Bản thân các nhà khoa học thường không giỏi cùng lúc vừa nghiên cứu vừa kinh doanh.Do vậy, TS Tùng đề xuất thành lập bộ phận tìm đến những chuyên gia này, thương thuyết, tìm cách chuyển giao để thương mại hóa, khai thác hiệu quả các công trình nghiên cứu đó.Trong khi đó, thạc sĩ Bùi Hồng Sơn, chuyên gia Ngân hàng Thế giới, nhìn nhận việc tạo lập dữ liệu hiện được quan tâm nhưng chưa được chia sẻ, ngay cả trong các cơ quan nhà nước."Có những dữ liệu rất quý nhưng bỏ trong két mà không lấy ra xài, dù bỏ ra hàng chục tỉ đồng, thậm chí có dự án bỏ ra hàng trăm tỉ đồng mà không phát huy được", ông Sơn trăn trở, đồng thời đánh giá nếu không có dữ liệu thì khó có thể phát triển trí tuệ nhân tạo.Chuyên gia này cho rằng việc vận hành nền tảng chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan hành chính là cần thiết nhưng cần phát triển dữ liệu chuyên ngành, thúc đẩy việc chia sẻ. Đơn cử như muốn làm thủ tục cấp phép xây dựng nhanh, ngoài dữ liệu của Sở Xây dựng ra còn có dữ liệu của chuyên ngành của 3 lĩnh vực quy hoạch, địa chính, phòng cháy chữa cháy."Nếu các dữ liệu này mà không liên thông, chia sẻ được với nhau thì không thể hình thành một phương thức vận hành mới", chuyên gia nhận định.Ngoài ra, ông Sơn cũng đề xuất TP.HCM cần có những chính sách đột phá để khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu tạo giá trị mới, từng bước hình thành một xã hội chia sẻ dữ liệu, phát triển một nền kinh tế dữ liệu. Chuyên gia gợi mở TP.HCM có thể đặt mục tiêu khiêm tốn đến năm 2030 hình thành một mô hình thử nghiệm về kinh tế dữ liệu.Theo thống kê, chỉ số năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) của TP.HCM giai đoạn 2016 – 2024 luôn tăng và ở mức cao, trong đó khoa học, công nghệ đóng góp vào tăng trưởng TFP là 74%.TP.HCM có hệ sinh thái khoảng 2.200 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chiếm 50% cả nước; hơn 200 quỹ đầu tư mạo hiểm, 53 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, 97 trường đại học và cao đẳng, hơn 500 sự kiện khởi nghiệp và gần 80 cuộc thi khởi nghiệp mỗi năm.Hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo TP.HCM ngày càng lớn mạnh và đang tiến gần đến nhóm 100 thành phố có hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năng động nhất toàn cầu.
Có nên chi tiền cho iCloud để mở rộng bộ nhớ iPhone?
Năm 2025, Chính phủ đặt quyết tâm tăng trưởng GDP tối thiểu từ 8% trở lên, tạo nền tảng cho tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2026 - 2030. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, bên cạnh các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng, huy động nguồn lực là vấn đề cốt lõi.Việt Nam cần nguồn vốn rất lớn là hơn 4 triệu tỉ đồng, tương đương khoảng 160 tỉ USD. Bên cạnh những nguồn vốn chuẩn bị từ ngân sách nhà nước, thị trường vốn là kênh huy động rất quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt là để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng.Phát biểu tại hội thảo "Tâm điểm tín dụng Việt Nam 2025" do FiinRatings và S&P Global Ratings phối hợp tổ chức ngày 27.2 tại Hà Nội, bà Phạm Thị Thanh Tâm, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính), cho biết thời gian qua, thị trường vốn Việt Nam có những bước phát triển tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu.Quy mô thị trường cổ phiếu và trái phiếu cuối năm 2024 đạt 93,3% GDP. Chỉ số VN-Index tăng 12,1% trong năm 2024 với tổng giá trị huy động vốn trên thị trường đạt gần 930.000 tỉ đồng, cao gấp 1,3 lần so với năm 2023.Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc FiinRatings, phân tích: "Nói đến các ngành đòi hỏi nguồn vốn lớn và thâm dụng vốn lớn như hạ tầng, năng lượng, giao thông, cao tốc, bất động sản... thì không thể dựa trên một thị trường vốn như hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh huy động vốn mới trên thị trường chứng khoán còn rất hạn chế, huy động trái phiếu doanh nghiệp còn rất nhỏ và với kỳ hạn bình quân chỉ 3,5 năm…Chúng ta cần có một thị trường vốn được cải thiện, vận hành một cách hiệu quả để có thể giúp khai thông nguồn vốn nội địa và nguồn vốn quốc tế".Ông Thuân cho biết, sau 5 năm hoạt động, FiinRatings đã xếp hạng tín nhiệm hơn 60 doanh nghiệp. Năm 2024, 29 doanh nghiệp trong số đó đã huy động được 111.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Đáng chú ý, phần lớn các doanh nghiệp này không phải là đối tượng thuộc diện bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm.Nhiều chuyên gia phân tích, xếp hạng tín nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu được tổ chức uy tín xếp hạng tín nhiệm cao, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhanh chóng với lãi suất ưu đãi; giao dịch với đối tác trong và ngoài nước được ưu đãi về giá cả, dịch vụ…Bà Tâm nhìn nhận, thời gian tới, để phát triển thị trường vốn bền vững, lành mạnh và nâng cao minh bạch, vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ ngày càng lớn.Để tiếp tục thúc đẩy việc cung cấp và sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam, Bộ Tài chính đang tích cực phối hợp với các tổ chức trong nước, quốc tế triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và nhà đầu tư về xếp hạng tín nhiệm; khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm áp dụng thông lệ quốc tế với 4 nguyên tắc chất lượng, độc lập, minh bạch và bảo mật."Bộ Tài chính đang rà soát khung pháp lý về xếp hạng tín nhiệm để tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn hiện nay; đồng thời khuyến khích doanh nghiệp trong nước mở rộng hợp tác với các tổ chức uy tín trên thế giới để nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường vốn", bà Tâm nói.Ông Andrew Wood, Giám đốc Xếp hạng tín nhiệm quốc gia & tài chính công quốc tế, khu vực châu Á - Thái Bình Dương của S&P Global Ratings, cho rằng những giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn chính sách cho các ngành chủ chốt như bất động sản, ngân hàng, năng lượng… sẽ tác động mạnh tới thị trường vốn của Việt Nam thời gian tới.Ngoài ra, vấn đề tổ chức lại bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu năng… về dài hạn sẽ giúp Việt Nam có thêm dư địa tài khóa để đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho tăng trưởng. Về tầm nhìn, cải cách này cũng giúp Việt Nam cải thiện tín nhiệm quốc gia."Thời gian tới, Việt Nam cần lưu ý điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa phải dựa trên tín hiệu thị trường. Khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam cần được trao bàn đạp để phát triển hơn nữa…", ông Andrew Wood bày tỏ.
Không kể khối ngân hàng liên tục có lãi lớn, nhiều doanh nghiệp cũng kết thúc năm vừa qua với lợi nhuận tăng cao. Chẳng hạn, Công ty CP Tasco (mã chứng khoán HUT) công bố năm 2024 đạt doanh thu hợp nhất khoảng 30.700 tỉ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước. Đây cũng là con số cao kỷ lục mà doanh nghiệp đạt được sau khi sáp nhập SVC Holdings. Năm 2024, Tasco lên kế hoạch tổng doanh thu 24.750 tỉ đồng. Như vậy, doanh nghiệp đã vượt 24% chỉ tiêu năm.Lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - mã chứng khoán POW) công bố kết quả sản xuất điện năm 2024 toàn tổng công ty đạt 16 tỉ kWh, trong đó 3 nhà máy điện vượt kế hoạch được giao. Doanh thu toàn tổng công ty ước đạt 31.979 tỉ đồng, vượt 1% kế hoạch năm 2024 và tăng 10% so với năm 2023. Kết quả lợi nhuận trước thuế toàn tổng công ty năm qua ước đạt 1.462 tỉ đồng, tăng nhẹ hơn 1% so với năm 2023 và vượt 47% so với kế hoạch năm.Hay Công ty CP Dược phẩm Agimexpharm (mã chứng khoán AGP) công bố báo cáo tài chính quý 4/2024, với phần lớn các chỉ tiêu quan trọng đều tăng vọt. Tính chung cả năm 2024, Agimexpharm đạt doanh thu 793 tỉ đồng doanh thu, tăng 9% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế thu về gần 49 tỉ đồng, tăng 12%. Đây đều là các con số kinh doanh cao kỷ lục của công ty trong thời gian qua. Với kết quả trên, công ty cũng đã thực hiện được 103% và 104% kế hoạch doanh thu, lợi nhuận cả năm.Đáng chú ý, một số doanh nghiệp đã hồi phục trở lại so với mức giảm sâu của năm 2023. Chẳng hạn, lãnh đạo Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã chứng khoán DBC) cho biết phải đối mặt với một năm đầy thách thức khi nền kinh tế toàn cầu và trong nước chịu nhiều tác động tiêu cực, từ những căng thẳng địa chính trị, xung đột leo thang, biến đổi khí hậu, đến sức mua sụt giảm và thiên tai nghiêm trọng. Dù vậy, các chỉ tiêu kinh doanh đều hoàn thành tốt. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của tập đoàn đạt 857 tỉ đồng. So với mức thực của năm 2023, lợi nhuận trước thuế của Dabaco năm 2024 tăng gần 10 lần.Hay Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel - mã chứng khoán TVN) cũng chấm dứt mạch thua lỗ trước đó. Năm 2024, sản lượng sản xuất và tiêu thụ toàn hệ thống đều tăng trưởng so với năm 2023. Tổng doanh thu hợp nhất năm 2024 đạt 33.000 tỉ đồng, đạt trên 104% kế hoạch năm và tăng gần 7% so với năm 2023. Lợi nhuận trước thuế trên báo cáo tài chính riêng đạt 18 tỉ đồng, vượt 20% kế hoạch và tăng 34,5% so với năm 2023. Còn lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 ước đạt 230 tỉ đồng, vượt gần 92% chỉ tiêu năm, trong khi năm 2023 tổng công ty báo lỗ 252 tỉ đồng...
Tôi mê bún chả que tre Hà Nội
Cũng như ngày trước đó, thị trường mở cửa với sắc xanh và mức tăng vài chục USD kéo dài đến giữa phiên. Từ nửa cuối phiên đến khi kết thúc thị trường tăng mạnh; lúc 19 giờ 30 phút đã tăng trên 100 USD/tấn còn khi 22 giờ là 150 USD/tấn. Giá cà phê các kỳ hạn đều tăng đồng loạt 3 con số. Khối lượng hàng hóa giao dịch rất lớn.