$615
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của lịch bóng đá. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ lịch bóng đá.Theo ghi nhận của Thanh Niên, trưa 24.1 sân bay Tân Sơn Nhất đông người về quê ăn tết. Nhiều người xếp hàng chờ đến lượt làm thủ tục check – in, ai nấy đều mang theo nhiều hành lý về quê trong kỳ nghỉ kéo dài nhiều ngày. Mọi người ngước nhìn lên bảng điện tử để theo dõi tình trạng chuyến bay của mình Họ hy vọng mọi thứ diễn ra suôn sẻ, chuyến bay không bị hoãn để sớm về với gia đình. Nhân viên an ninh sân bay túc trực thường xuyên để giám sát và hướng dẫn người dân di chuyển đúng vị trí, tránh tình trạng ùn ứ.Chị Nguyễn Thị Hoài Thu (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) có chuyến bay về Vinh lúc 14 giờ 30 ngày 24.1 (25 tháng chạp). 9 giờ sáng cùng ngày, chị bắt taxi từ H.Trảng Bom (Đồng Nai) và có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 11 giờ. Chị sợ kẹt xe, đông người nên phải đi từ sớm cho chủ động, vừa làm thủ tục vừa hy vọng chuyến bay không bị hoãn. Cô gái có hành lý về quê rất gọn nhẹ, chỉ có chiếc balo đựng vài đồ cá nhân nhỏ."Vợ chồng tôi làm việc ở dưới Đồng Nai nhưng nay chỉ có một mình tôi ra sân bay về quê. Lý do là vì vé máy bay năm nay rất đắt, chồng tôi phải đi xe khách để tiết kiệm chi phí, anh ấy sẽ về sau tôi một ngày. Lúc đầu tôi định đi xe khách về theo chồng nhưng sợ bị say xe nên anh ấy đặt vé máy bay cho tôi. Hành lý của tôi chồng sẽ mang về khi đi xe khách, năm ngoái vì mang hành lý xách tay nặng hơn số kg được phép nên tôi bị phạt 400.000 đồng. Năm nay rút kinh nghiệm, nhờ chồng gửi xe khách mang về, tôi cầm balo gọn nhẹ ra sân bay", chị Thu nói. Chị Lê Thị Khánh Linh (26 tuổi, ở Q.10) có chuyến về sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa) lúc 15 giờ. Dù vậy vì lo lắng sợ đông người, kẹt xe hay thủ tục check – in có vướng mắc nên chị đến sân bay từ 10 giờ 30. "Dù đông nhưng tôi thấy việc làm thủ tục diễn ra đơn giản, cứ xếp hàng tới lượt là được. Tôi đọc báo, xem trên mạng xã hội thấy sân bay mấy ngày tết đông người nên chủ động đi sớm. Giờ hy vọng máy bay cất cánh đúng giờ để sớm về ăn tết với ba mẹ. Tôi làm giáo viên mầm non, thu nhập không có bao nhiêu nhưng vé máy bay ngày tết rất đắt. Dù vậy, dịp tết là khoảng thời gian quây quần với gia đình nên cố gắng tích góp mua vé để về. Tôi chưa đặt vé vào lại TP.HCM, đang chờ tháng lương cuối năm rồi mới tính đến", chị Linh nói. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của lịch bóng đá. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ lịch bóng đá.Mới đây, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.HCM đã ra thông báo yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động, tổ chức quản lý người tham gia BHYT, cơ sở giáo dục và đào tạo, tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố (gọi chung là đơn vị) cũng như người tham gia cập nhật số căn cước công dân (CCCD) hay mã định danh cá nhân trước ngày 31.3.Nếu quá hạn, BHXH TP.HCM sẽ từ chối giải quyết hồ sơ tăng, giảm, điều chỉnh BHXH, BHYT; tạm dừng cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT; không xác nhận quá trình đóng BHXH, cấp tờ rời sổ BHXH đối với những trường hợp chưa được cập nhật số CCCD, mã định danh cá nhân. Đồng thời, đơn vị và người tham gia tự chịu trách nhiệm nếu việc chậm trễ ảnh hưởng đến quyền lợi liên quan chính sách BHXH, BHYT.Ngày 18.3, BHXH TP.HCM cho biết đơn vị và người tham gia nên chủ động kiểm tra trạng thái cập nhật của mình.Trong đó, BHXH TP.HCM yêu cầu các đơn vị rà soát, lập hồ sơ điện tử 608 (đính kèm ảnh CCCD, thông báo mã định danh cá nhân) và gửi về cơ quan BHXH quản lý để cập nhật.Người tham gia có thể tra cứu, kiểm tra trạng thái cập nhật số CCCD trên hệ thống thu BHXH, tại trang web của cơ quan BHXH (https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx).Lưu ý, người dân cần chọn và nhập đầy đủ thông tin tại các trường có đánh dấu hoa thị đỏ. Trường CMND thì người dân nhập số CCCD. Sau đó, người dân chọn "Tôi không phải là người máy", rồi lấy mã tra cứu. Nếu người tham gia đã được cập nhật số CCCD thì hệ thống sẽ gửi mã OTP về địa chỉ email mà đơn vị của người lao động đã đăng ký với hệ thống thu BHXH của cơ quan BHXH.Nếu chưa, hệ thống sẽ phát thông báo "Số CMND không khớp với hồ sơ cá nhân".Theo BHXH TP.HCM, theo quy định hiện nay (điều 27, Công văn 2089 của BHXH Việt Nam), nếu thay đổi CMND sang CCCD thì người dân không cần xin cấp lại sổ BHXH mới. Việc cấp lại sổ BHXH chỉ áp dụng cho các trường hợp do sổ BHXH mất, hỏng, gộp sổ BHXH hay có thay đổi tên, họ, chữ đệm; ngày, tháng năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch.Thay vào đó, người dân cần làm thủ tục cập nhật CCCD trên sổ BHXH để thống nhất cơ sở dữ liệu trên toàn hệ thống bảo hiểm của cả nước.Để thay đổi từ số CMND sang CCCD, người tham gia có thể làm theo các bước sau:Bước 1: Lập hồ sơ 608 để cập nhật số CCCD trên hệ thống thu BHXH của cơ quan BHXH. Người tham gia BHXH đang làm việc tại một công ty thì có thể nhờ bộ phận nhân sự hỗ trợ nộp hồ sơ giúp.Bước 2: Sửa thông tin trên Cổng dịch công BHXH Việt Nam. Cụ thể, người dân có thể truy cập Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam tại địa chỉ https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/, chọn "Đăng nhập" và điền các thông tin.Tài khoản VssID (gồm mã số BHXH và mật khẩu) là tài khoản của Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam. Trong trường hợp chưa có tài khoản, người dân có thể chọn "Đăng ký" và làm theo hướng dẫn.Sau khi đăng nhập thành công, người dân chọn "Thông tin tài khoản" để thay đổi số CMND/CCCD, đồng thời đính kèm hình ảnh mặt trước và mặt sau của CCCD.Sau khi thay đổi thông tin, người dân cần nhập mã kiểm tra và chọn "Ghi nhận" để hoàn tất thủ tục. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan BHXH Việt Nam sẽ phê duyệt hồ sơ và cập nhật thông tin mới lên hệ thống bảo hiểm cả nước. ️
Ngày 31.12, TAND cấp cao tại TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai công tác năm 2025.Theo báo cáo, về công tác xét xử phúc thẩm, năm 2024, TAND cấp cao tại TP.HCM thụ lý hơn 4.400 vụ án, đã giải quyết hơn 3.800 vụ, đạt tỷ lệ hơn 86%. Trong đó, án hình sự, thụ lý hơn 1.400 vụ, giải quyết hơn 1.200 vụ (hơn 82%); án hành chính, thụ lý hơn 1.490 vụ, giải quyết hơn 1.300 vụ (hơn 91%); án dân sự chung, thụ lý hơn 1.400 vụ, giải quyết hơn 1.200 vụ (hơn 85%).Mặc dù số vụ mới thụ lý năm 2024 tăng cao so với năm 2023, nhưng tỷ lệ giải quyết, đặc biệt là án dân sự (hơn 85%) và án hành chính cao (vượt chỉ tiêu Quốc hội giao). Tòa cấp cao cũng đã xử lý nhiều vụ án trọng điểm, dư luận quan tâm như: vụ án Trương Mỹ Lan, cựu Giám đốc Bệnh viện TP.Thủ Đức Nguyễn Minh Quân, Trần Phương Bình và đồng phạm…TAND cấp cao tại TP.HCM thụ lý hơn 7.100 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đã giải quyết hơn 4.000 đơn, đạt tỷ lệ hơn 56%. Việc này nhằm nâng cao chất lượng kháng nghị và trả lời đơn, kịp thời phát hiện và khắc phục nhiều thiếu sót của các tòa án địa phương.Ngoài ra, tỷ lệ giải quyết án giám đốc thẩm, tái thẩm tăng so với năm 2023. Cụ thể, tòa thụ lý 532 vụ (giảm 30 vụ so với năm 2023), đã giải quyết gần 500 vụ, đạt tỷ lệ hơn 93%.Đáng chú ý, TAND cấp cao tại TP.HCM đã xét xử trực tuyến 377 phiên tòa.Triển khai nhiệm vụ năm 2025, ông Trần Thanh Hoàng, Chánh án TAND cấp cao tại TP.HCM, đặt ra yêu cầu đơn vị phải đảm bảo 100% các vụ việc được giải quyết trong thời hạn luật định và tỷ lệ giải quyết đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Trong đó, giải quyết, xét xử đạt từ 90% trở lên đối với các vụ án hình sự; đạt từ 85% trở lên đối với các vụ, việc dân sự; đạt từ 65% trở lên đối với các vụ án hành chính.Ông Hoàng yêu cầu mỗi thẩm phán tổ chức ít nhất 1 phiên tòa rút kinh nghiệm và 5 phiên tòa trực tuyến. TAND cấp cao phải tổ chức được 1 phiên tòa rút kinh nghiệm truyền hình trực tiếp đến TAND 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực phía nam.Năm 2025, TAND cấp cao đặt mục tiêu hạn chế tỷ lệ các bản án, quyết định phúc thẩm bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan. Đồng thời khắc phục tình trạng bản án, quyết định bị hủy, sửa, tuyên không rõ ràng, khó thi hành.Đối với công tác xét xử, giải quyết các vụ án hình sự, ông Hoàng quán triệt xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, không để xảy ra tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm. ️
Vào lúc 14 giờ 30 ngày 11.2, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Chọn ngành học cho tương lai: "Nóng" với khối ngành sức khỏe.Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, fanpage Facebook, kênh YouTube, TikTok Báo Thanh Niên.Cùng với khối ngành đào tạo giáo viên, nhiều năm nay Bộ GD-ĐT luôn quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với các ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề trình độ ĐH với tất cả các phương thức xét tuyển.Trong dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ ĐH, tuyển sinh trình độ CĐ ngành giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT dự kiến có những điều chỉnh về ngưỡng đảm bảo đầu vào với 2 khối ngành đào tạo đặc thù này.Vì sao các ngành cần phải có "sàn" xét tuyển chung, quy định này trong năm 2025 dự kiến thay đổi ra sao; các trường có thay đổi gì về cách thức tuyển sinh, chỉ tiêu, tổ hợp môn, học phí, học bổng?… Các thông tin này sẽ được chia sẻ trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến: Chọn ngành học cho tương lai: 'Nóng' với khối ngành sức khỏe.Đặc biệt, chương trình sẽ cung cấp thêm thông tin về đặc thù nghề nghiệp giúp thí sinh có sự lựa chọn ngành học phù hợp nhất. Chương trình diễn ra vào 14 giờ 30-15 giờ 30 gồm các chuyên gia: Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân, cho hay khối ngành khoa học sức khỏe luôn quan trọng do liên quan trực tiếp tới tính mạng con người. Chất lượng nguồn nhân lực ngành sức khỏe quyết định thể trạng và sức khỏe người dân. Chính vì thế Bộ GD-ĐT đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.Năm 2024 trở về trước có 2 ngưỡng: Ngưỡng cho các phương thức không dùng điểm thi tốt nghiệp THPT và ngưỡng cho phương thức xét điểm thi THPT. Tuy nhiên năm nay chưa xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.Đề án phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2023-2030 định hướng 2050, có một số mục tiêu tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân là 19 bác sĩ, dược sĩ là 4 và điều dưỡng là 33. Nhưng năm 2024 mới đạt 14 bác sĩ/vạn dân, thiếu 5 bác sĩ/vạn dân. Cả nước cần 632.510 nhân lực y tế nhưng hiện chỉ đạt 431.724, được đánh giá là thiếu cả số lượng lẫn chất lượng.Hiện nay các bệnh viện công lập tỷ lệ 1,2-1,5 điều dưỡng/bác sĩ trong khi thế giới yêu cầu là 4 điều dưỡng/bác sĩ. Những thông tin trên cho thấy nhu cầu nhân lực trong khối ngành sức khỏe rất lớn.Chỉ tiêu khối ngành này 50.000-60.000, chiếm khoảng 10% tổng chỉ tiêu trong tổng số các ngành. Đây là nhóm ngành có tỷ lệ thí sinh nhập học cao trong tốp 5 nhóm ngành.Năm 2024 trong các khối thi truyền thống, chỉ có khối B00 điểm trung bình giảm tuy nhiên số thí sinh từ 25 trở lên chiếm tỷ lệ lớn, nên hầu hết thí sinh xét vào khối ngành sức khỏe luôn có học lực giỏi.Tỷ lệ chọi ngành y khoa, răng hàm mặt... chỉ 1/2, 1/3, 1/5 nhưng điểm trúng tuyển luôn cao bậc nhất do đa số thí sinh điểm cao mới đăng ký vào các ngành sức khỏe. Học sinh đặt câu hỏi: "Nếu em xét tuyển học bạ vào ngành bác sĩ răng hàm mặt thì cần đáp ứng yêu cầu gì để đảm bảo quy định? Ngành này thu nhập có cao hơn ngành bác sĩ đa khoa hay không?"Tiến sĩ Võ Thanh Hải giải đáp: "Dù thí sinh xét tuyển vào bất kỳ ngành sức khỏa nào, trường nào cũng phải xem điểm sàn (ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào). Năm nay là năm đầu tiên thí sinh thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 nên chưa biết ngưỡng này thay đổi ra sao.ĐH Duy Tân có 4 phương thức: xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH quốc gia Hà Nội và TP.HCM, xét học bạ kèm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT đối với các ngành sức khỏe.Bác sĩ răng hàm mặt có mức khung lương tương đương với bác sĩ đa khoa ở các cơ quan nhà nước. Còn thu nhập của mỗi cá nhân phụ thuộc và năng lực và trình độ của bác sĩ. Nếu muốn có thu nhập vượt lên thì các em phải học giỏi, đạt giải thưởng về chuyên ngành...Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cửu Long, cho biết khi nền kinh tế phát triển, con người quan tâm sức khỏe nhiều hơn, nhất là khi chúng ta vừa trải qua đại dịch Covid-19. Dù công nghệ phát triển đến đâu thì con người làm việc trong khối ngành sức vẫn vô cùng quan trọng. Nhiều quốc gia thiếu hụt nhân lực y tế nên phải nhập khẩu nhân lực.Theo tiến sĩ Ngọc Lan, đào tạo khối ngành sức khỏe mang tính đặc thù và quan trọng, cần thời gian đào tạo dài, khối lượng kiến thức chuyên sâu. Tương tự, tiến sĩ điều dưỡng, dược sĩ Nguyễn Phương Tùng, Trưởng khoa Điều dưỡng và xét nghiệm Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH), cho hay đào tạo khối ngành sức khỏe là cả một quy trình dài và việc thực hành và thực tập trải nghiệm ở các bệnh viện luôn được chú trọng.Thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng khối ngành y dược đã thu hút người học nhiều năm qua dù đầu vào rất khó. Lý do vì nhu cầu nhân lực cao, nghề nghiệp ổn định. Học sinh hỏi: "Ngành kỹ thuật y sinh với kỹ thuật xét nghiệm y học khác nhau như thế nào? 2 ngành này Trường ĐH Cửu Long lấy điểm chuẩn học bạ và THPT là bao nhiêu? Tốt nghiệp em muốn xin vào bệnh viện hoặc trung tâm y tế ở Vĩnh Long hay Cần Thơ thì có khó không?".Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan giải đáp: Kỹ thuật y sinh học 2 khối kiến thức kỹ thuật và y tế, vận dụng khoa học kỹ thuật như vật lý, sinh học, CNTT để chế tạo vận hành bảo trì, bảo dưỡng máy móc phục vụ cho ngành y tế.Kỹ thuật xét nghiệm y học là quá trình kiểm tra giám sát quy chế về vô khuẩn, quy chế sử dụng hóa chất cho ngành, an toàn sinh học cho phòng thí nghiệm để phân tích mẫu bệnh phẩm, ví dụ xét nghiệm máu... phục vụ cho bệnh nhân, sau đó đưa ra thông tin cho bác sĩ để bác sĩ chẩn đoán. Tiến sĩ Võ Thanh Hải thông tin ĐH Duy Tân hiện đào tạo 6 ngành khoa học sức khỏe gồm y đa khoa, răng hàm mặt, dược, điều dưỡng, kỹ thuật y sinh và công nghệ sinh học. Trong đó, ngành điều dưỡng nhiều chỉ tiêu nhất, khoảng 250 chỉ tiêu, dược 200, y đa khoa và răng hàm mặt mỗi ngành 100 chỉ tiêu. Trường ứng dụng mô hình ảo để dạy học. 3 ngành được kiểm định là y đa khoa, dược, điều dưỡng. Điểm chuẩn ngành điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm... thấp hơn y đa khoa, răng hàm mặt và dược.Tiến sĩ điều dưỡng, dược sĩ Nguyễn Phương Tùng cho hay Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đào tạo 3 ngành khối sức khỏe là dược, điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học. Năm 2024 ngành dược điểm chuẩn 21, điều dưỡng và kỹ thuật xét nghiệm y học là 19 điểm. Ngoài ra, thí sinh phải có học lực giỏi (dược) và khá cho 2 ngành còn lại. Trường còn có ngành khoa học công nghệ y sinh, công nghệ thẩm mỹ có liên quan đến sức khỏe mà không cần ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Chỉ tiêu ngành dược dược là 200-300/năm, 2 ngành còn lại mỗi ngành 100.Tiến sĩ Đặng Thị Ngọc Lan, cho hay năm 2024 và sắp tới Trường ĐH Cửu Long tuyển 6 ngành khối sức khỏe gồm y đa khoa, dược, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học. Ngoài ra, còn có kỹ thuật y sinh. Tổng chỉ tiêu là 5.600, riêng khối sức khỏe chiếm 40% (2.200 chi tiêu). Học phí ngành y đa khoa là 34 triệu đồng/học kỳ, dược học 18,7 triệu đồng/học kỳ, các ngành còn lại 11,6-16 triệu đồng/học kỳ. Trường xét 2 phương thức gồm học bạ và điểm thi THPT, kèm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ GD-ĐT.Học sinh thắc mắc: "Em có nguyện vọng học ngành điều dưỡng nhưng nghe nói ngành này học khó ra trường lại làm việc vất vả?".Tiến sĩ điều dưỡng, dược sĩ Nguyễn Phương Tùng giải thích: "Không chỉ điều dưỡng mà tất cả những ngành nghề khác đều là những ngành học vất vả. Nếu em muốn đóng góp cho xã hội và thu nhập tốt trong tương lai thì phải đầu tư".Khối ngành sức khỏe ngoài học giỏi còn phải khéo léo, linh hoạt về thao tác thực hành còn phải có sự nhạy cảm để đánh giá tình trạng của người bệnh. Đó chính là điều trí tuệ nhân tạo không bao giờ có thể thay thế được con người.Tốt nghiệp điều dưỡng, các em có thể làm việc ở nhiều nơi, Việt Nam hoặc nước ngoài do nhu cầu điều dưỡng ở các nước như Canada, Mỹ, Đức... rất cao Thu nhập của điều dưỡng từ 10-20 triệu đồng hoặc vài chục triệu là hết sức bình thường.Thạc sĩ Trương Quang Trị thông tin khối sức khỏe Trường ĐH Nguyễn tất Thành có tỷ lệ chọi cao và điểm chuẩn cũng cao như y khoa 23 điểm, răng hàm mặt 22,5, dược học 21 điểm... Điều đó cho thấy sự cạnh tranh và sự quan tâm của thí sinh đối với nhóm ngành này. Trường đang đào tạo 10 chuyên ngành sức khỏe trong đó có một số ngành mới như quản lý bệnh viện, kỹ thuật phục hồi chức năng, răng hàm mặt, y học cổ truyền, hóa dược.Trường có chính sách học bổng hỗ trợ và học phí không thay đổi trong suốt khóa học. Trường cũng đã được đào tạo chuyên khoa nên sinh viên học xong y khoa là có thể học tiếp chuyên khoa tại trường.Học sinh hỏi đặt vấn đề: "Ngày nay khoa học tiên tiến và hiện đại, chữa bệnh bằng y học cổ truyền có còn phù hợp và hiệu quả hay không? Dù sao em vẫn rất thích ngành y học cổ truyền. Em muốn hỏi ngành này có những kiến thức gì mới hay vẫn là "cổ truyền"? Điểm chuẩn ngành này tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành là bao nhiêu?".Thạc sĩ Trương Quang Trị giải đáp: Khi chọn ngành học, bên cạnh việc yêu thích thì các em cần có năng lực để học. Trước khi chọn học cần tìm hiểu cụ thể. Ngành y học cổ truyền vẫn rất phù hợp với khoa học tiên tiến. Ngày càng có sự kết hợp chặt chẽ giữa y học cổ truyền và hiện đại. Y học cổ truyền điều trị bệnh mãn tính rất tốt, ngoài ra các bệnh về đột quỵ, xương khớp... Đông y chẩn đoán hình ảnh cũng rất tốt.Điểm chuẩn ngành này tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành năm 2024 là 21. ️