Bệnh viện vùng Tây Nguyên đề nghị xử lý vụ phát tán tin giả 'mổ cướp thận'
Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ 20 năm qua
Xem Cúp quốc gia 2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Nâng pháp lệnh Biên phòng thành luật Biên phòng
Người tiêu dùng Việt ngày càng ưu tiên sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp chú trọng vào phát triển bền vững. Thống kê từ Bộ Công thương cho thấy, có đến 72% người Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm hướng đến bền vững. Điều này không chỉ là xu hướng, mà còn là sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng.Theo đó, cùng sự cạnh tranh từ các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc… các doanh nghiệp Việt ngoài việc phải bảo đảm chất lượng sản phẩm, củng cố lợi thế cạnh tranh, còn cần phải xây dựng chiến lược phát triển bền vững lấy 3 yếu tố môi trường, xã hội, quản trị làm trọng tâm (ESG).Bên cạnh tạo ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, UNIBEN đã đưa ESG trở thành kim chỉ nam cho hành trình phát triển dài hạn.Đi cùng mục tiêu Net Zero vào năm 2050, mỗi sản phẩm của UNIBEN không chỉ đảm bảo an toàn, đáp ứng trải nghiệm người dùng mà còn được tích hợp các nguyên tắc bền vững dựa trên cơ sở hạ tầng, công nghệ hàng đầu với các sáng kiến bền vững.UNIBEN đã xây dựng 3 nhà máy hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu tại Bình Dương và Hưng Yên. Các nhà máy này không chỉ đáp ứng các yêu cầu cao nhất về an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn FSSC 22000 mà còn sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.Dây chuyền sản xuất nước giải khát Hotfill và CSD hiện đại, khép kín, được nhập khẩu từ nhà cung cấp hàng đầu tại Đức. Quy trình này không chỉ nâng cao năng suất vượt trội mà còn giảm tiêu hao năng lượng, tiết kiệm nguyên vật liệu lên đến 30%. Đồng thời, công nghệ tiên tiến còn gia tăng độ chính xác, giảm thiểu rủi ro trong vận hành, đảm bảo sản phẩm luôn đạt chất lượng cao nhất.Kết hợp thực hiện các sáng kiến bền vững dựa trên thế mạnh về dây chuyền, công nghệ, UNIBEN đã tích cực giảm thiểu lượng phát thải nhựa. Từ năm 2023, Trà Mật Ong BONCHA đã giảm trung bình 2g nhựa tương đương 10% lượng nhựa trên mỗi bao bì sản phẩm, giúp cắt giảm hàng trăm tấn nhựa mỗi năm. Đặc biệt, dù giảm nhựa, sản phẩm vẫn giữ nguyên trải nghiệm cho người dùng với thiết kế chai cứng cáp, thẩm mỹ và chất lượng xuyên suốt quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối.Lộ trình giảm nhựa trong bao bì các sản phẩm nước giải khát và mì ăn liền sẽ tiếp tục được thực hiện, hướng đến mục tiêu giảm 30% lượng nhựa vào năm 2030. Đồng thời, Công ty dự kiến tăng 20% bao bì tái chế, phân hủy sinh học hoặc tái sử dụng, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn duy trì trải nghiệm sản phẩm cho người tiêu dùng hiện đại.UNIBEN đã đầu tư hệ thống máy đóng thùng tự động theo quy cách "Wrap around" cho tất cả các dây chuyền mì nhằm làm giảm lượng sử dụng bao bì carton. Tất cả các sản phẩm mì 3 Miền đã giảm trung bình gần 140g giấy, tương đương 32% lượng giấy trên mỗi thùng sản phẩm và tiết kiệm hàng ngàn tấn giấy sử dụng cho bao bì mỗi năm. Song song đó, hệ thống cũng giảm 6% diện tích in ấn trên mỗi thùng mì, góp phần giảm khối lượng mực, dung môi.Bên cạnh việc giảm phát thải nhựa, giảm tiêu thụ giấy, công ty còn thực hiện kiểm soát và giảm thiểu vết carbon hiệu quả. UNIBEN tự hào là một trong những doanh nghiệp đầu tiên hoàn thành kiểm kê tự nguyện lượng khí nhà kính trên toàn bộ hoạt động vận hành, đóng góp tích cực vào mục tiêu Net Zero vào năm 2050."Song hành cùng chủ trương của Việt Nam, chúng tôi theo đuổi sứ mệnh mang đến lợi ích toàn diện cho cộng đồng, tại đó, các lợi ích của doanh nghiệp được gắn với việc tạo ra giá trị tích cực cho con người, xã hội và môi trường", đại diện UNIBEN cho biết.
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và các chỉ số kinh tế vĩ mô những năm gần đây, góp phần giảm gánh nặng thuế cho người nộp thuế.Ngoài ra, cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế."Trước đây, quy định về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chủ yếu căn cứ biến động của CPI, trong xây dựng dự án luật lần này, Bộ Tài chính bổ sung thêm yếu tố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phải làm rõ các chỉ số kinh tế đó là gì, cần dựa vào mức sống bình quân của người dân ở các thành phố lớn để tính toán cho phù hợp", ông Thịnh nói.Ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn nên tính toán dựa trên CPI là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô khác, mấu chốt là phản ánh đúng bản chất đời sống cũng như thu nhập của người nộp thuế.Phải tính toán lại theo CPI hiện nay, cộng với chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác để cho ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể là khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng.Nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh là tất yếu, chuyên gia thuế TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích nếu nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với CPI và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, Bộ Tài chính phải tính toán thật kỹ lưỡng.Trong "rổ" CPI có nhiều mặt hàng, cần tính toán căn cứ dựa trên sự biến động giá của những mặt hàng thiết yếu chứ không phải CPI nói chung, đặc biệt là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng dầu, nhà ở, giáo dục, y tế… Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp hiện nay, theo ông Tú là 18 - 20 triệu đồng/tháng.Một số chuyên gia kinh tế, luật sư khi trao đổi với PV Thanh Niên cho rằng, thay vì căn cứ chủ yếu vào biến động của CPI, nên lựa chọn cách tính toán, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh căn cứ vào biến động của lương tối thiểu vùng.Ông Tú bày tỏ: "Khi đã tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể quy ra mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ, lương tối thiểu vùng nói chung hiện gần 5 triệu đồng, như vậy mức giảm trừ gia cảnh sẽ bằng khoảng 4 lần lương tối thiểu vùng. Sau đó, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo kiểu nước lên thuyền lên. Bộ Tài chính chỉ thông báo mức giảm trừ gia cảnh sau điều chỉnh".Trong trường hợp giao Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Tú cho rằng nên xem xét điều chỉnh hằng năm, căn cứ chủ yếu vào chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu.Đánh giá việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng không phù hợp, ông Được nhấn mạnh: "Luật phải có tính chất chung, ổn định, mang tính dự liệu ít nhất 3 - 5 năm. Nếu năm nào cũng thả nổi, chính sách sẽ rất rối rắm; khai thuế, tính thuế hàng năm đơn giản nhưng đối chiếu, hậu kiểm rất phức tạp". Đồng tình cao với đề xuất nghiên cứu giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh, theo ông Được, sau khi tính toán đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới phù hợp, có thể quy định khi CPI biến động đủ ngưỡng nhất định nào đó, ví dụ như biến động khoảng 5% thì Chính phủ có quyền điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tương ứng. Tất nhiên, sự điều chỉnh này phải có độ trễ nhưng độ trễ ngắn hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhân dân.Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên khoảng 16 - 18 triệu đồng/tháng, ông Thịnh lại bày tỏ: "Căn cứ các yếu tố tác động, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh 1 - 2 năm 1 lần là hợp lý".Tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), nhiều bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng...
Pháp luật quy định thế nào về lương tháng 13, thưởng tết?
Đến trưa 22.1, tại một số tuyến đường huyết mạch nối TP.Thủ Đức (TP.HCM) với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai xảy ra tình trạng xe đông di chuyển chậm và ùn ứ cục bộ.Cụ thể, tại đường Võ Nguyên Giáp, tình trạng ùn ứ diễn ra cả 2 chiều (Bình Dương đi TP.HCM và ngược lại). Tuy nhiên, tại các giao lộ vẫn thông thoáng, vẫn có làn đường cho xe máy, ô tô đi thẳng từ Bình Dương vào trung tâm TP.HCM và ngược lại.Ghi nhận tại các giao lộ, có rất đông CSGT của Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức và Đội CSGT Rạch Chiếc (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) tích cực điều tiết, phân luồng.Đại diện Đội CSGT Rạch Chiếc cho hay, nguyên nhân của tình trạng nói trên là do gần tết các phương tiện vận chuyển hàng hóa vào cảng Trường Thọ và cảng Bình Dương tăng đột biến, xe đông nên di chuyển chậm.Dự đoán trước tình trạng này, từ 0 giờ ngày 22.1, tại các giao lộ, lực lượng CSGT Rạch Chiếc phối hợp CSGT TP.Thủ Đức chủ động túc trực, điều tiết.Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ vụ cháy xe đầu kéo và vụ tai nạn liên hoàn trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai) cũng làm giao thông tuyến Võ Nguyên Giáp, Mai Chí Thọ và Võ Chí Công bị ùn ứ, sáng 22.1.Đến trưa cùng ngày, đại diện Đội CSGT Cát Lái cho biết, giao thông trên tuyến đường Võ Chí Công và Mai Chí Thọ cơ bản được giải tỏa, tuy nhiên phương tiện vẫn còn di chuyển chậm.Trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, dự đoán trước tình hình giáp tết, lượng phương tiện, hàng hóa tăng cao, lực lượng CSGT toàn thành phố chủ động lên kịch bản, bố trí ca trực, 100% quân số tham gia điều tiết giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông."Kể cả lãnh đạo các đội, trạm, tuyến quận, huyện toàn địa bàn cùng ra hiện trường, trực tiếp chỉ đạo công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phục vụ người dân về du xuân, đón tết", lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP.HCM nhấn mạnh.Lãnh đạo Phòng CSGT nhận định nguyên nhân ùn ứ tại một số tuyến huyết mạch qua TP.Thủ Đức sáng cùng ngày là do lượng phương tiện, hàng hóa vào các khu vực cảng tăng đột biến, cùng với các sự cố liên hoàn trên cao tốc gián tiếp gây ra sự việc. Hiện lực lượng CSGT đang tích cực phân luồng giao thông.