Những ý tưởng Backsplash giúp phòng bếp của bạn toả sáng, tràn đầy năng lượng
Chiều 3.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Võ Quốc Khánh (48 tuổi, ngụ P.An Khê, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo cáo trạng, vợ chồng anh N.V.H (41 tuổi) và chị N.T.T.N (40 tuổi) cần vay ngân hàng 1,25 tỉ đồng để xây nhà ở P.Hòa Khánh Nam (Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) nhưng bị dính nợ xấu ngân hàng trên hệ thống lưu trữ nên không được giải quyết.Chị N.T.T.N nhờ người quen là Vũ Quốc Khánh đứng tên hồ sơ vay vốn ngân hàng. Ngày 1.10.2019, chị N. và Khánh thỏa thuận lập "văn bản xác nhận và cam kết" với nội dung: Chị N. đồng ý thực hiện ủy quyền và sang tên chuyển nhượng sổ đỏ cho Khánh để đại diện làm hồ sơ vay vốn tại ngân hàng; chịu trách nhiệm trả tiền gốc và lãi đối với các khoản vay. Còn Khánh không được phép thực hiện bất kỳ giao dịch gì khác liên quan đến sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của chị N.Khánh ký hợp đồng thế chấp số đỏ cho Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) để vay giúp vợ chồng chị N. số tiền 1,25 tỉ đồng trong 20 năm. Ngân hàng NCB giải ngân số tiền cho Khánh và Khánh đưa cho chị N. sử dụng.Tuy nhiên, sau đó Khánh đưa ra thông tin gian dối mình là chủ sở hữu nhà và đất tại P.Hòa Khánh Nam rồi đăng tin bán nhà trên mạng xã hội mà không thông báo cho chị N. biết.Được 2 "cò đất" môi giới, vợ chồng anh Đ.H.L (34 tuổi) và chị N.T.N (36 tuổi, ngụ P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiều) đến gặp Khánh mua nhà với giá 1,89 tỉ đồng.Lợi dụng thời điểm không có vợ chồng chị N. sinh sống trong nhà, Khánh đưa vợ chồng anh L. vào xem nhà.Ngày 26.7.2021, vợ chồng anh L. đặt cọc cho Khánh 400 triệu đồng, Khánh hẹn trong 3 tháng (đến tháng 10.2021) sẽ ra công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.Ngày 18.10.2021, anh L. và vợ chuyển 1,465 tỉ đồng vào tài khoản của Vũ Quốc Khánh tại Ngân hàng NCB để thực hiện việc giải chấp tài sản nhà và đất trên.Ngân hàng NCB đã thanh lý hợp đồng vay vốn và trả lại sổ đỏ cho Khánh. Ngày 21.10.2021 tại văn phòng công chứng trên đường 2.9 (P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), anh L. giao số tiền mua nhà, đất còn lại là 25 triệu đồng cho Khánh và Khánh ký hợp đồng chuyển nhượng.Đồng thời, vợ chồng anh L. giao cho Khánh thêm 45 triệu đồng để mua lại toàn bộ nội thất trong nhà. Dù tài sản không phải của Khánh, nhưng Khánh vẫn bán bừa để nhận thêm tiền.Ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine đã sống sót thế nào trong xung đột?
Tin từ Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) ngày 20.1 cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án, mở rộng điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản của Nguyễn Văn Bình (37 tuổi, trú tại Q.12, TP.HCM) và Hoàng Quốc Việt (42 tuổi, trú tại P.Long Thạnh Mỹ, TP.Thủ Đức, TP.HCM) cùng nhiều đồng phạm khác trong vụ án đường dây mua bán nợ với số tiền hàng trăm tỉ đồng.Theo đó, qua quá trình điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an tỉnh Gia Lai và Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cùng công an các tỉnh, thành phố: Bình Định, Bình Thuận, Đà Nẵng, TP.HCM đồng loạt khám xét tại trụ sở chính của Công ty CP đầu tư khai thác quản lý tài sản Việt (viết tắt VFIN, trụ sở tại Q.3, TP.HCM) và Công ty TNHH kết nối tài chính quốc tế Việt Nam (viết tắt VIF, trụ sở tại P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức) cùng 4 chi nhánh của 2 công ty này ở TT.Chư Sê, H.Chư Sê (Gia Lai), TP.Phan Thiết (Bình Thuận), TP.Quy Nhơn (Bình Định) và Q.Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng).Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, khoảng tháng 10.2021, Bình và Việt góp vốn thành lập Công ty cổ phần VFIN. Đến khoảng tháng 10.2024, cả hai tiếp tục góp vốn thành lập Công ty TNHH VIF (Bình làm tổng giám đốc, Việt làm chủ tịch hội đồng quản trị). Cả hai chỉ đạo phát triển các chi nhánh, thuê người làm giám đốc và các bộ phận điều hành khác, tuyển mộ hàng trăm nhân viên tham gia hoạt động.Với vỏ bọc đầu tư khai thác quản lý tài sản và kết nối tài chính nhưng thực chất hoạt động của 2 công ty là mua bán nợ, đòi nợ bằng hình thức khủng bố tinh thần người vay. Cụ thể, chúng ký hợp đồng mua, bán nợ xấu với nhiều công ty tài chính, sau đó giao thông tin của người nợ cho các bộ phận pháp lý, bộ phận công nghệ thông tin và bộ phận xử lý để đưa thông tin lên hệ thống của công ty. Mỗi nhân viên được trang bị 1 máy tính kết nối mạng và các phần mềm để vào hệ thống thông tin người vay thực hiện hành vi, phương thức, thủ đoạn đòi nợ.Sau khi mua được nợ xấu từ các công ty tài chính, Bình chỉ đạo cho cấp dưới, nhân viên gọi điện, nhắn tin đòi nợ có tính chất khủng bố tinh thần người vay và cả người thân, bạn bè qua số điện thoại tham chiếu mà khách hàng đã cung cấp trong hồ sơ vay. Theo dữ liệu ban đầu, tổng số lượt người vay nợ của hệ thống là hơn 932.000 lượt.Bình còn soạn quy trình đòi nợ với thủ đoạn rất thâm hiểm, tìm các điểm yếu của con nợ để giao nhân viên xoáy vào nhằm đe dọa, khống chế. Bình soạn sẵn các mẫu tin nhắn, email, văn bản đòi nợ, nhân viên chỉ việc copy rồi gửi cho người nợ… Nhân viên công ty sử dụng "sim rác", sim đăng ký thuê bao không chính chủ để gọi điện, nhắn tin, chuyển những hình ảnh cắt ghép nhằm khủng bố tinh thần hoặc bôi nhọ, gây áp lực, xúc phạm danh dự, nhân phẩm buộc những "con nợ" và cả người thân, bạn bè trả tiền. Cơ quan điều tra đã thu giữ được nhiều hình ảnh do các nghi phạm cắt, ghép ảnh của người nợ vào hình đám tang, đăng hình bôi nhọ… trên các trang mạng xã hội. Nhiều con nợ đã bị tra tấn tinh thần từ những nhân viên của đối tượng Bình và bị cưỡng đoạt tiền.Tổ chức tội phạm này đặt ra chỉ tiêu cho từng nhân viên phải đòi nợ, thu hồi nợ tối thiểu là 15 triệu đồng/tháng. Nếu nhân viên đòi nợ vượt mức sẽ được hưởng hoa hồng, còn trong 2 tháng liên tiếp không đạt chỉ tiêu thì bị đuổi việc.Bình và Việt cũng chuẩn bị phương án đối phó với cơ quan chức năng như: Đề ra nội quy, quy trình hoạt động thu hồi nợ, không có lời nói, tin nhắn đe dọa, không gửi hình ảnh và các hành vi khác uy hiếp ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của khách hàng… Thực chất những nội dung này là tạo "vách ngăn" để khi bị phát hiện, chúng sẽ đổ lỗi cho nhân viên vi phạm nội quy, quy định của công ty, hòng thoát tội. Đến thời điểm hiện tại, cơ quan công an đã ra quyết định tạm giữ hình sự 27 nghi phạm, triệu tập 12 nghi phạm có liên quan để phục vụ công tác điều tra và cấm đi khỏi nơi cư trú hàng chục nghi phạm khác, đồng thời thu giữ hàng trăm máy tính, điện thoại là tang vật của vụ án.Bước đầu, Công an tỉnh Gia Lai xác định: Từ tháng 12.2021 đến nay, 2 công ty trên đã chi số tiền hơn 110 tỉ đồng thu mua hơn 3.247 tỉ đồng nợ xấu của 13 công ty tài chính, tổ chức tín dụng. Với các thủ đoạn cưỡng đoạt, chúng đã "thu hồi" số tiền hơn 300 tỉ đồng.Thượng tá Ngô Gia Cường, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) cho biết thêm: "Dưới sự chỉ đạo, điều hành của Nguyễn Văn Bình và Hoàng Quốc Việt, bên cạnh hoạt động thu hồi nợ, chúng còn thông qua các chi nhánh của công ty, lợi dụng việc thu hồi nợ để cưỡng đoạt tài sản của những cá nhân còn nợ các tổ chức tín dụng khác một cách có tổ chức, với nhiều phương thức, thủ đoạn".
Phẫn nộ xe khách chạy ẩu, suýt chèn trúng xe máy đang dừng chờ đèn đỏ
Được xem là một trong những phân khúc ô tô có giá bán hấp dẫn nhất tại Việt Nam, tuy nhiên trong năm 2024 sức mua trên thị trường ô tô từng bước hồi phục, lượng tiêu thụ ô tô cỡ nhỏ tầm giá dưới 450 triệu đồng vẫn tiếp tục sụt giảm. Trật tự cạnh tranh ở phân khúc này cũng không có nhiều sự xáo trộn khi chỉ còn lại 3 mẫu xe góp mặt.Từ một phân khúc khá sôi động và nhiều lựa chọn trên thị trường ô tô Việt Nam, ô tô cỡ nhỏ máy xăng, tầm giá dưới 450 triệu đồng những năm gần đây đang dần lụi tàn, ít lựa chọn... doanh số bán theo đó cũng tiếp tục sụt giảm trong năm 2024.Số liệu được Thanh Niên tổng hợp từ báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor - đơn vị lắp ráp phân phối xe Hyundai tại Việt Nam, cho thấy trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô cỡ nhỏ hạng A tại Việt Nam chỉ đạt 9.261 xe, giảm 17% tương đương 1.898 xe so với năm 2023.Đây là năm có doanh số bán hàng thấp nhất của phân khúc này trong khoảng 10 năm trở lại đây. Ngoài việc ngày càng ít lựa chọn, việc những cái tên còn lại như Hyundai Grand i10, Kia Morning không có sự đổi mới… là một trong những lý do khiến ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng mất dần sức hút. Bên cạnh đó, cuộc đua giảm giá diễn ra rầm rộ trên thị trường ô tô cùng sự xuất hiện của những mẫu ô tô điện giá rẻ như VinFast VF 3, Wuling Mini EV cũng khiến lợi thế của các mẫu xe cỡ nhỏ hạng A phần nào bị khỏa lấp. Chính vì vậy, ngay cả khi 2 trong số 3 mẫu xe ở phân khúc này là Hyundai Grand i10 và Kia Morning được hưởng chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 9 - 11.2024, sức mua ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam trong năm vừa qua cũng không được cải thiện.Trong số 3 mẫu xe còn lại ở phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam gồm: Hyundai Grand i10, Kia Morning và Toyota Wigo. Ngoại trừ Wigo đạt được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số, hai cái tên còn lại dù được hưởng chính sách ưu đãi nhưng lại bán ít hơn so với năm 2023.Cụ thể, Hyundai Grand i10 vẫn là cái tên hút khách nhất ở phân khúc này nhưng tổng doanh số trong năm 2024 chỉ đạt 5.831 xe, giảm 2.113 xe so với năm 2023. Tuy nhiên, với kết quả này Hyundai Grand i10 vẫn áp đảo hoàn toàn hai đối thủ cạnh tranh khi chiếm tới hơn 62% thị phần phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam.Trong khi đó, Kia Morning - mẫu xe từng một thời đình đám nhất thị trường ô tô Việt Nam giờ đây không còn nhận được nhiều sự chú ý. Vẫn sở hữu kiểu dáng thời trang, nhiều trang bị, tính năng mới… nhưng sức hút của Morning không còn được như trước đây. Trong năm 2024, chỉ có 771 xe Kia Morning được khách hàng Việt Nam chọn mua, giảm gần 700 xe so với năm ngoái.Trái ngược với Kia Morning, Toyota Wigo với "cái mác" xe Toyota nhập khẩu cùng giá bán khá hấp dẫn vẫn nhận được sự quan tâm của khách hàng với gần 2.700 xe bán ra trong năm 2024, tăng gần 1.000 xe so với năm 2023. Bước sang năm 2025, phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi thị trường ngày càng cạnh tranh. Các dòng ô tô điện giá rẻ xuất hiện ngày càng nhiều và nhận được sự quan tâm hơn so với dòng ô tô cỡ nhỏ hạng A dùng động cơ đốt trong.
Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Nam Định Phạm Quang Ái đã công bố nghị quyết của HĐND về sắp xếp tổ chức bộ máy; công bố các quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT, bổ nhiệm ông Mai Văn Quyết làm giám đốc sở và 6 phó giám đốc. Thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT, bổ nhiệm ông Trần Văn Hưng làm giám đốc và 6 phó giám đốc.Thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT, bổ nhiệm ông Vũ Trọng Quế làm giám đốc và 3 phó giám đốc.Thành lập Sở Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH, bổ nhiệm ông Phạm Quang Ái làm giám đốc và 5 phó giám đốc.Thành lập Sở NN-MT trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT và Sở TN-MT, bổ nhiệm ông Phạm Văn Sơn, làm giám đốc và 9 phó giám đốc.UBND tỉnh Nam Định duy trì 7 cơ quan chuyên môn (có điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bên trong), gồm: Sở VH-TT-DL, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở Y tế, Sở Công thương, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.Cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị đã điều động ông Vũ Chính Tâm, Phó trưởng ban thường trực Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Nam Định, giữ chức Phó giám đốc Sở Y tế; ông Lưu Văn Tuyển, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH, giữ chức Phó giám đốc Sở Y tế; ông Trịnh Xuân Lộc, Phó giám đốc Sở TT-TT, giữ chức vụ Phó giám đốc Sở VH-TT-DL.Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị nhấn mạnh, các sở phải triển khai ngay các thủ tục về sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; rà soát các nhiệm vụ, công việc và chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đi vào hoạt động từ ngày 1.3 tới, không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để trống về địa bàn, lĩnh vực.Ngoài ra, các đơn vị tổng hợp danh sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi để được hưởng chế độ, chính sách hỗ trợ của T.Ư và của tỉnh theo quy định.
Những điều khiến tiếp viên hàng không ghét hành khách nhất trên chuyến bay
Định cư Mỹ luôn là giấc mơ của nhiều cá nhân tài năng mong muốn tìm kiếm cơ hội mới trên vùng đất của sự phát triển và thịnh vượng. Trong đó, chương trình EB-2 NIW (National Interest Waiver) nổi lên như một lựa chọn hấp dẫn, đặc biệt dành cho những cá nhân xuất sắc trong các lĩnh vực như công nghệ, khoa học, kỹ thuật. Tuy nhiên, để hiện thực hóa giấc mơ này, một luật sư di trú giàu kinh nghiệm đóng vai trò không thể thiếu.EB-2 NIW là chương trình định cư đặc biệt, cho phép người nộp đơn tự mình hoàn thiện hồ sơ mà không cần thư mời làm việc hay giấy chứng nhận lao động. Thay vào đó, ứng viên cần chứng minh dự án của mình mang lại lợi ích quốc gia cho nước Mỹ thông qua ba yếu tố then chốt:Quy trình xin EB-2 NIW không hề đơn giản và đòi hỏi sự chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng. Đây là lúc một luật sư di trú có kinh nghiệm bước vào với vai trò dẫn dắt hành trình định cư của bạn.Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di trú, Harvey Law Group (HLG) đã khẳng định vị thế là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế. Đội ngũ luật sư của HLG không chỉ giàu kinh nghiệm mà còn tận tâm, minh bạch và luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.HLG tự hào đã hỗ trợ hàng trăm gia đình hoàn thành hồ sơ EB-2 NIW và các chương trình đầu tư định cư khác. Thành công của chúng tôi không chỉ đến từ số lượng hồ sơ được chấp thuận mà còn từ sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng.