Thương nhớ giả cầy
Sáng 20.3, cổ phiếu PNJ của Công ty cổ phần vàng bạc Đá quý Phú Nhuận - đơn vị sản xuất vàng nữ trang top đầu tại Việt Nam - đang giao dịch trên 89.000 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 1.000 đồng so với hôm qua. Dù vậy, giá cổ phiếu PNJ hiện vẫn giảm gần 6% so với đầu tháng 3 và giảm gần 9% so với đầu năm.Việc lao dốc liên tục của cổ phiếu PNJ trong thời gian qua hoàn toàn trái ngược với xu hướng giá vàng thế giới lẫn trong nước liên tục tăng cao và lập kỷ lục mới. Nếu so với mức đỉnh vào cuối tháng 8.2024 trên 109.000 đồng thì cổ phiếu PNJ đã bốc hơi 20.000 đồng, tương đương giảm 18%.Hiện mỗi lượng vàng miếng trong nước được bán ra lên 100,4 triệu đồng. Riêng vàng nhẫn trên thị trường còn cao hơn như Bảo Tín Minh Châu bán ra lên đến 100,9 triệu đồng/lượng và mua vào 99,25 triệu đồng. Tính chung từ đầu năm đến nay, mỗi lượng vàng miếng SJC đã tăng 16,2 triệu đồng, tương ứng tăng 19,2% so với đầu năm. Trong khi đó, vàng nhẫn tăng vọt đến 16,7 triệu đồng/lượng, tương ứng tăng gần 20% dù chưa hết 3 tháng đầu năm nay. Giá vàng tăng vọt trong năm vừa qua nhưng với việc kiểm soát mua bán vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước trong gần 1 năm qua, PNJ không có tên trong danh sách các đơn vị được Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng trực tiếp để đưa ra thị trường. Dù vậy, cả năm 2024, PNJ đạt doanh thu thuần hơn 37.823 tỉ đồng, tăng 14,1% so với năm 2023 và lợi nhuận sau thuế đạt 2.115 tỉ đồng, tăng 7,3%. Trong đó, doanh thu trang sức bán lẻ tăng 14,4%; doanh thu trang sức bán sỉ tăng 34,6% và doanh thu vàng 24K tăng 11,5% chủ yếu do tăng mạnh nhờ sự sôi động của thị trường trong nửa đầu năm...PNJ vừa tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1/2024 cho cổ đông với tỷ lệ 6%/cổ phiếu (1 cổ phiếu sẽ nhận được 600 đồng). Với hơn 337,9 triệu cổ phiếu PNJ đang lưu hành trên thị trường, ước tính PNJ đã chi hơn 202,7 tỉ đồng cho đợt chi trả cổ tức cho cổ đông lần này. Đồng thời, công ty cũng chốt ngày đăng ký cuối cùng để tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 dự kiến diễn ra trong tháng 4.‘Ớn lạnh’ ô tô con vượt ẩu suýt bị xe khách tông trực diện: Dân mạng phẫn nộ
Đèn chạy ban ngày
Kỳ tích xây dựng nông thôn mới ở huyện lúa của Nghệ An
Ngoài những chia sẻ về sản phẩm âm nhạc kết hợp cùng Neko Lê mang tên Liều thuốc cho trái tim, trong chương trình ON TRENDING, ca sĩ Tăng Phúc còn lầy lội bộc lộ tài giả giọng một số người nổi tiếng. Chưa kể, trước thách thức của Neko Lê, nam ca sĩ còn tranh thủ khoe khả năng làm MC đám cưới khiến mọi người được phen cười không ngớt. Mời khán giả cùng theo dõi cuộc trò chuyện của bộ đôi nghệ sĩ trong chương trình ON TRENDING, được phát sóng trên các nền tảng Thanh Niên Online, kênh YouTube - Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV.
Tổ chức Times Higher Education (THE) đặt trụ sở tại Anh ngày 22.1 công bố bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới theo nhóm ngành đào tạo năm 2025. Lần đầu tiên, có 9 trường ĐH Việt Nam góp mặt và được xếp hạng ở 8/11 nhóm ngành là: kinh doanh và kinh tế, khoa học máy tính, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học giáo dục, kỹ thuật, y tế và sức khỏe.Trong số này, 3 đại diện lần đầu được xếp hạng là ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Mở TP.HCM và Trường ĐH Y Hà Nội. Đây cũng là 3 trường mới góp mặt vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới năm 2025 do THE công bố vào năm 2024. Còn lại, 6 gương mặt cũ là ĐH Duy Tân, Quốc gia Hà Nội, Bách khoa Hà Nội, Quốc gia TP.HCM, Huế và Trường ĐH Tôn Đức Thắng.Hiện, chưa có đại diện nào của Việt Nam lọt vào tốp thế giới ở 3 lĩnh vực là nghệ thuật và nhân văn, luật, tâm lý. Với các nhóm ngành đào tạo còn lại, thứ hạng của các trường không thay đổi nhiều so với năm trước, song tín hiệu tốt là các ĐH vẫn giữ thứ hạng ổn định trong bối cảnh tổng số đơn vị tham gia xếp hạng tăng lên. Năm nay cũng không có đại diện nào lọt vào tốp 300 trường có nhóm ngành đào tạo ĐH tốt nhất thế giới.Chi tiết hơn, với lĩnh vực kinh doanh và kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM dẫn đầu Việt Nam ở vị trí 301-400, cách biệt khá xa với các trường còn lại vốn chỉ nằm ở nhóm 601-800 và 801+. Còn ở ngành khoa học máy tính, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đứng nhất với thứ hạng 401-500, chênh lệch nhỏ với vị trí số 2 là ĐH Duy Tân (nhóm 501-600).Ở nhóm ngành kỹ thuật, ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng đều đạt thứ hạng cao nhất Việt Nam, cùng thuộc vị trí 301-400. Điều này diễn ra tương tự ở lĩnh vực khoa học sự sống (hai trường cùng đạt thứ hạng 401-500) và khoa học tự nhiên (301-400). Còn ở nhóm ngành y tế và sức khỏe, ĐH Duy Tân được xếp số 1 Việt Nam ở thứ hạng 401-500. Tương tự, ĐH này cũng dẫn đầu lĩnh vực khoa học xã hội (401-500).Riêng ở lĩnh vực khoa học giáo dục Việt Nam chỉ có một đại diện là ĐH Quốc gia Hà Nội, thuộc nhóm 401-500. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp trường đạt được thành tích này sau nhiều năm liền không có đơn vị nào từ Việt Nam góp mặt.THE thông tin phương pháp xếp hạng các nhóm ngành đào tạo vẫn dựa trên 18 tiêu chí, chia thành 5 nhóm là môi trường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và triển vọng quốc tế, tương tự cách xếp hạng các ĐH tốt nhất thế giới. Tuy vậy, để đảm bảo công bằng, trong mỗi nhóm ngành, tổ chức này sẽ điều chỉnh trọng số của một số tiêu chí chứ không áp dụng một tỷ lệ chung cho tất cả.THE ví dụ đối với nhóm ngành nghệ thuật và nhân văn, nơi công trình nghiên cứu không chỉ giới hạn ở các tạp chí khoa học, thì tiêu chí về trích dẫn bài báo sẽ bị giảm trọng số. Trong khi đó, nhóm ngành kỹ thuật lại chú trọng hơn vào năng suất nghiên cứu, hợp tác với doanh nghiệp, thế nên trọng số của các tiêu chí này sẽ tăng. Tóm lại, cách xếp hạng mỗi nhóm ngành sẽ tùy thuộc vào đặc thù tương ứng.Dữ liệu xếp hạng các nhóm ngành đào tạo tốt nhất thế giới được tổng hợp dựa trên 157 triệu trích dẫn khoa học, 18 triệu ấn phẩm nghiên cứu và phần phản hồi khảo sát từ hơn 93 nghìn học giả trên toàn cầu, THE nói thêm.THE là một trong những tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới bên cạnh bảng xếp hạng của QS (Anh) và ShanghaiRanking Consultancy (Trung Quốc). THE xếp hạng các ĐH từ năm 2004 cùng QS, một năm sau khi thế giới lần đầu có bảng xếp hạng ĐH toàn cầu do ĐH Giao thông Thượng Hải (sau này là Shanghai Ranking Consultancy) công bố.
‘Thót tim’ xe container phanh gấp dừng đèn đỏ, cuộn thép rơi suýt đè trúng xe máy
Theo Hãng AFP, ông Trump đã đặt thời hạn 60 ngày để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trình kế hoạch triển khai "lá chắn phòng thủ tên lửa thế hệ mới", được thiết kế nhằm chống lại các loại tên lửa đạn đạo, bội siêu thanh và hành trình tiên tiến, mà ông Trump gọi là hệ thống "Vòm Sắt của Mỹ".“Trong 40 năm qua, mối đe dọa từ vũ khí chiến lược thế hệ mới thay vì giảm bớt thì đã trở nên dữ dội và phức tạp hơn”, nội dung sắc lệnh ngày 27.1 có đoạn, đề cập một số đối thủ của Mỹ đã gia tăng năng lực phát triển tên lửa, dù không nêu cụ thể nước nào.Tổng thống Trump nói rằng Mỹ "đang bảo vệ các nước khác nhưng lại không bảo vệ bản thân", đồng thời đề cập cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng muốn xây dựng hệ thống phòng không kiểu Vòm Sắt từ thời Chiến tranh Lạnh nhưng bị hạn chế về công nghệ."Bây giờ chúng ta có công nghệ phi thường. Có thể thấy điều đó ở Israel. Do đó tôi nghĩ Mỹ cũng nên làm điều tương tự. Mọi thứ sẽ được sản xuất tại Mỹ 100%", Fox News dẫn lời ông Trump phát biểu tại buổi gặp mặt của các thành viên đảng Cộng hòa ở bang Florida ngày 27.1.Vòm Sắt (Iron Dome) là hệ thống phòng không tầm ngắn được quân đội Israel sử dụng kết hợp với các loại tên lửa đánh chặn tầm xa Arrow-2/Arrow-3 và tầm trung David's Sling, tạo thành lớp phòng không đa tầng. Theo Reuters, Vòm Sắt là hệ thống phòng không được sử dụng nhiều nhất của Israel, tập trung đánh chặn các loại rốc két tầm ngắn và máy bay không người lái (UAV).Hiện chưa rõ phương án xây dựng hệ thống phòng không theo sắc lệnh của ông Trump sẽ như thế nào. Giới quan sát quân sự cho rằng các loại tên lửa liên lục địa mới là mối đe dọa chính của Mỹ, do đó lớp phòng không tầm ngắn tương tự Vòm Sắt của Israel bị cho là không phù hợp nếu được phát triển tại Mỹ.Cũng trong ngày 27.1, ông Trump đã ký các sắc lệnh thay đổi quy định và cơ chế trong quân đội Mỹ, trong đó có lệnh cấm người chuyển giới tham gia lực lượng vũ trang.