Có một ‘thương hiệu’ Shakhtar!
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.Những điểm hẹn vui chơi văn hóa trong những ngày cuối năm khiến ai cũng thích mê
Trong những giờ tới, mây giông tiếp tục phát triển và gây mưa rào kèm theo giông, sét cho các khu vực kể trên, sau đó mây giông xu hướng mở rộng và lan sang các khu vực lân cận khác. Lượng mưa phổ biến từ 2 - 10mm, có nơi trên 10mm. Trong cơn giông đề phòng lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh cấp 5 - 8 tương đương tốc độ gió từ 8 - 22m/s.
Tham khảo 8 mẫu nail của các mỹ nhân châu Á
"Giải Quảng Ngãi Marathon - Cúp BSR được xem là giải marathon lớn nhất của tỉnh Quảng Ngãi từ trước đến nay. Cung đường trong giải chạy đã được lên kế hoạch kỹ càng, thuận tiện trong quá trình chạy và ít ảnh hưởng đến giao thông, đảm bảo an toàn cho toàn bộ vận động viên", ông Dũng cho biết thêm.
Nội dung đơn kháng cáo nêu, bà Võ Thị Hồng Loan (con gái cố NSƯT Vũ Linh) không đồng ý với việc tòa sơ thẩm tuyên bà Võ Thị Hồng Nhung (là em gái cố NSƯT Vũ Linh) được hưởng 15% tổng giá trị tài sản của cha bà để lại.Theo bà Loan, những tài sản gồm căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm; chiếc xe ô tô và 3.007 m2 đất tại Thủ Đức được cố NSƯT Vũ Linh tạo lập vào các năm 1991, 1995 và 1998, sau khi ông tách hộ khẩu ra ở riêng và không còn ở nhà tại đường Võ Di Nguy (phường 9, quận Gò Vấp) với ông Võ Thành Nhiêu, bà Nhung.Do đó, không có căn cứ cho rằng bà Nhung có công sức đóng góp vào khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh và được hưởng 15%.Cũng theo đơn kháng cáo, phía bà Loan cho rằng tòa sơ thẩm đã viện dẫn Án lệ số 05/2016/AL. Theo nội dung án lệ "trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế…".Trong khi đó, bà Nhung khởi kiện yêu cầu tòa bác hàng thừa kế thứ nhất và toàn bộ di sản thuộc hàng thừa kế thứ 2. Tòa đã xác định bà Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bà Nhung thuộc hàng thừa kế thứ hai và chỉ được hưởng khi không còn ai ở hàng thứ nhất.Cạnh đó, HĐXX áp dụng lẽ công bằng, thì phải xem xét đến việc bà Loan đã bị phân biệt đối xử khi phía nguyên đơn cho rằng bà là con nuôi, con không hợp pháp và tại phiên tòa sơ thẩm đã có những lời gay gắt về đời sống riêng tư của bà.Trường hợp tòa án giải quyết trên cơ sở nhân văn, tình cảm, lẽ ra phải hỏi ý kiến, phân tích để bà đồng ý và ghi nhận sự tự nguyện nếu bà muốn giúp đỡ bà Nhung thì bản án mới thấu tình, đạt lý.Theo bản án sơ thẩm tuyên ngày 7.1, bà Hồng Loan là con nuôi hợp pháp và là người duy nhất thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cố NSƯT Vũ Linh; bà Hồng Nhung được nhận 15% giá trị tài sản mà cố nghệ sĩ để lại...HĐXX xét thấy, bà Hồng Loan thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Bà Nhung là hàng thừa kế thứ hai nên không được hưởng di sản khi hàng thừa kế thứ nhất còn sống. Tuy nhiên, trong khối tài sản của cố NSƯT Vũ Linh tạo lập phải tính đến công sức của bà Nhung.Từ năm 1973, cố NSƯT Vũ Linh là diễn viên sân khấu và đi lưu diễn khắp nơi. Bà Nhung đã phụng dưỡng, chăm sóc mẹ già, bà Hồng Loan, quán xuyến gia đình… để cố nghệ sĩ có thời gian tập trung lo sự nghiệp, đạt được nhiều thành tựu. Khi cố NSƯT Vũ Linh bệnh nặng và ở những ngày cuối đời, ông đã đưa bà Nhung và con gái của bà về sống chung.Thời điểm cố NSƯT Vũ Linh mất, bà Nhung và những người thân khác đã trực tiếp tổ chức, sắp xếp hậu sự cho ông. Dù số tiền dùng để lo ma chay có thể từ tiền phúng viếng, nhưng thời điểm đó không phải là vấn đề tài chính mà trên hết là tình yêu thương, là sự tôn kính của mọi người dành cho ông.HĐXX đã căn cứ Án lệ 05/2016/AL và lẽ công bằng theo Khoản 3, Điều 45 bộ luật Tố tụng dân sự để xét công sức và hoàn cảnh hiện nay của bà Nhung và tính bằng 15% tổng giá tài sản của cố NSƯT Vũ Linh là không trái pháp luật, là lẽ công bằng.
Chiến sự Ukraine ngày 755: Nga sơ tán tại Belgorod, Kyiv chờ liên minh thiết giáp
Theo The Korea Times dẫn thông tin từ Bộ Tư pháp Hàn Quốc, Tổng thống Yoon Suk Yeol phải mặc đồng phục tù nhân màu xanh lá, có đính mã số tù nhân trên ngực, thay vì bộ vest lịch sự mà ông mặc hôm 15.1 sau khi bị các nhân viên thuộc Cơ quan Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) bắt giữ tại dinh tổng thống. Giống như những tù nhân khác, ông Yoon cũng phải trải qua kiểm tra sức khỏe và chụp ảnh lưu hồ sơ. Ông Yoon là tổng thống đương nhiệm đầu tiên ở Hàn Quốc bị phát lệnh bắt chính thức.Hiện chưa rõ liệu ông Yoon có phải mặc áo tù và bị còng tay trên đường đến CIO để thẩm vấn hay đến tòa để xét xử hay không. Xem xét các vấn đề an ninh trong bối cảnh ông đang là tổng thống, ông Yoon có thể được phép sử dụng một cách khác để tránh sự đưa tin của giới truyền thông, theo The Korea Times. Trước đó, hai cựu tổng thống Park Geun-hye và Lee Myung-bak (bị bắt giữ lần lượt vào các năm 2017, 2018) từng được phép mặc thường phục khi bị đưa từ nhà giam đến tòa án.Theo tờ Chosun (Hàn Quốc), Tổng thống Yoon sẽ bị biệt giam trong một phòng giam rộng khoảng 10 m2. Phòng của ông Yoon được cho là được trang bị tủ, bồn rửa, tivi, bàn làm việc và nhà vệ sinh. Do không có giường, ông Yoon phải trải đệm trên sàn để ngủ - nơi có hệ thống sưởi. Ông Yoon được phục vụ bữa ăn trong trại giam, như các tù nhân bình thường.Về vấn đề tắm rửa, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đặc cách cho ông Yoon được tắm riêng, không phải tắm chung với các tù nhân khác. Mỗi ngày, ông Yoon được sử dụng sân chung của trại giam 1 tiếng, khi các tù nhân khác đã rời đi hết.Tuy nhiên, CIO chỉ cho phép Tổng thống Yoon gặp luật sư riêng, đồng thời cấm Đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon Hee và các phụ tá của ông đến thăm nom. Cơ quan An ninh Tổng thống (PSS) hiện vẫn bảo vệ dinh thự tổng thống ở Seoul và Đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.Dù bị giam, ông Yoon vẫn được PSS bảo vệ. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp cấm PSS bảo vệ tổng thống bên trong trại giam. Khi cần di chuyển ra khỏi trại giam để phục vụ điều tra, ông sẽ sử dụng xe chuyên chở tù nhân thay vì xe của lực lượng cận vệ. PSS sẽ di chuyển xung quanh bằng xe của họ để bảo vệ xe chở ông Yoon.