Hoa hậu Mỹ Noelia Voigt từ bỏ vương miện
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.Quỹ ngoại Phần Lan hợp tác góp vốn cùng Chứng khoán DNSE
Một ngày đầu tháng 3, tại cửa hàng lắp đặt thiết bị định vị và camera hành trình trên đường Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình (TP.HCM), hàng chục ô tô xếp hàng chờ đợi đến lượt lắp đặt thiết bị camera hành trình. Anh Lê Văn Quyền, 46 tuổi, chủ xe 4 chỗ hiệu Hyundai, chia sẻ: "Tôi chở hàng kinh doanh tự do, ai thuê chở gì thì chở nấy. Bình thường thì chở người, nhưng lúc cần thì cũng chở đồ. Do thường xuyên di chuyển khắp nơi theo yêu cầu của khách nên tôi cũng lắp đặt thiết bị cảnh báo tốc độ cũng như vị trí nào có camera phạt nguội để cẩn thận hơn". Anh Quyền cho biết, chi phí gắn hết khoảng 1 triệu đồng. Chủ xe khác biển số 30E-055.xx cũng cho biết, từng bị phạt nguội 2 lần cách đây vài năm vì lỗi vượt đèn đỏ. Mức phạt cho hành vi này hiện lên hàng chục triệu đồng nên để phòng ngừa, anh đã trang bị thêm hệ thống cảnh báo để lái xe cẩn thận hơn. "Hiện nay, một số ứng dụng phổ biến như Google Map đều có tích hợp cảnh báo hạn chế tốc độ, tuy nhiên, mức độ chính xác chưa cao và không có cảnh báo camera phạt nguội. Tôi mua các thiết bị và phần mềm có thu phí vài triệu đồng nhưng an tâm hơn và cũng để mình lái xe cẩn thận hơn". Anh T.M.K, chủ xe biển số 50-028.xx, ngụ tại P.Cát Lái, TP.Thủ Đức, TP.HCM cũng vừa chi 4,5 triệu đồng để nâng cấp màn hình Android có tích hợp phần mềm Vietmap Live để cảnh báo tốc độ và camera phạt nguội. Trao đổi với PV Thanh Niên, anh Nguyễn Ngọc Hùng, chủ một cửa hàng phụ kiện xe hơi trên đường Huỳnh Mẫn Đạt, Q.5, TP.HCM thừa nhận: "Từ ngày tăng mức phạt nguội các hành vi vi phạm giao thông, lượng khách đến lắp đặt thiết bị hành trình (tích hợp cảnh báo tốc độ và nơi có lắp đặt camera phạt nguội) tăng lên thấy rõ. Nếu như trước kia, chủ xe phải gắn thêm màn android cho xe hoặc HUD kính lái... với giá vài triệu đồng để được kèm thêm ứng dụng cảnh báo phạt nguội thì hiện nay có thêm nhiều phần mềm đã được tích hợp ngay trên điện thoại, hoặc Android box, hoặc màn hình zin của xe, giúp tiết kiệm chi phí hơn". Trên thị trường hiện có nhiều ứng dụng cài đặt trên điện thoại cảnh báo tốc độ và vị trí lắp đặt camera phạt nguội trên đường. Đơn cử như ứng dụng "phatnguoi" đang khá phổ biến hiện nay có tích hợp danh sách những địa điểm lắp đặt camera phạt nguội trên cả nước. Ứng dụng này còn cung cấp gói VIP với mức phí từ 129.000 đồng/tuần đến 1.199.000 đồng/năm, quyền lợi là được tự động thông báo (qua số zalo đăng ký) khi có phạt nguội, xem danh sách các điểm lắp camera phạt nguội. Trao đổi với Thanh Niên, một chuyên gia trong lĩnh vực phân phối thiết bị định vị, cho biết: "Có khá nhiều ứng dụng phát hiện camera phạt nguội lắp đặt trên đường, nhưng mỗi phần mềm có ưu nhược điểm riêng. Ví dụ, Vietmap S1 có cảnh báo camera phạt nguội bằng giọng nói giúp cho người lái nhanh chóng chú ý và hoạt động độc lập không cần internet nhưng S1 thì không được cập nhật dữ liệu thường xuyên, thường là 3 - 4 tháng cập nhật 1 lần nên việc cảnh báo đôi khi sẽ bị chậm trễ so với thực tế, khiến cho người lái vẫn có khả năng "dính" biên bản phạt khá cao. Hơn nữa S1 thì lại không sử dụng được trên màn hình zin theo xe và Andorid box". Một ứng dụng khác là Navitel là ứng dụng dẫn đường tích hợp cảnh báo camera phạt nguội, cảnh báo vị trí giao cắt, góc cua nguy hiểm, biển báo giới hạn tốc độ và đường dành cho người đi bộ. Điểm mạnh của ứng dụng là cảnh báo từ xa, cung cấp thông tin theo từng mét. Tuy nhiên, Navitel không có thông tin rõ ràng về thời gian cập nhật dữ liệu, trong khi biển báo tốc độ và vị trí camera phạt nguội liên tục thay đổi, gây khó khăn cho người lái. Ứng dụng Carmap thì cung cấp đầy đủ thông tin về biển báo, cảnh báo camera phạt nguội và tốc độ cho phép, giao diện thân thiện, hỗ trợ điều khiển giọng nói, tối ưu lộ trình và theo dõi bản đồ. Tuy nhiên, tốc độ cập nhật dữ liệu của phần mềm này vẫn còn chậm, chưa đảm bảo độ chính xác.Dù vậy theo anh Hồ Hải, từng là quản trị một diễn đàn chuyên về ô tô, không có ứng dụng nào đảm bảo 100% mức độ chính xác. Ngay cả ứng dụng dẫn đường phổ biến như Google Map cũng nhiều lúc đưa người sử dụng vào những con đường cấm, đường cụt, hay là đi thẳng ra bờ sông. Với nhu cầu lắp đặt thiết bị cảnh báo tăng cao, các nhà phân phối thiết bị định vị đang hưởng lợi. Tuy nhiên, với người lái xe thì quan trọng nhất vẫn là chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông. Nếu phụ thuộc vào sự hỗ trợ của thiết bị thì cũng sẽ gặp những sai sót như thường.
HD Gaming – Phòng game cao cấp tại Hạ Long
Dự báo, trong ngày 15 - 16.4, nắng nóng gay gắt tiếp tục phát triển ở khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35 - 37 độ, có nơi trên 38 - 39 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 40-45%.
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào báo cáo công tác dân nguyện tháng 1. Góp ý kiến vào báo cáo, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đánh giá cao việc Bộ Công an, công an các tỉnh đã triệt phá, trấn áp các tội phạm lừa đảo qua mạng thời gian qua.Bà Hải nói vừa qua đọc thông tin trên báo chí về vụ lừa đảo trên mạng do Công an Bắc Ninh triệt phá thì thấy hành vi của tội phạm lừa đảo trên mạng được tổ chức hết sức chặt chẽ."Không biết các đồng chí ở đây đã bao giờ bị gọi điện lừa đảo như vậy chưa. Tôi đang ngồi ở nhà với bố mẹ thì thấy có người gọi điện đến cho bố mẹ nói rằng ông bà chưa nộp tiền điện, mời ông bà liên hệ người này nộp ngay nếu không chúng tôi sẽ cắt điện. Việc này xảy ra thường xuyên. Bố mẹ tôi đang ngồi ở nhà sợ phải về ngay không cắt điện", bà Hải kể.Bà Hải đề nghị sau khi ngành công an triệt phá loại tội phạm này thì công việc tiếp theo cần tuyên truyền, công khai các thủ đoạn lừa đảo của loại tội phạm này để người dân biết và tránh. Vì như vụ lừa đảo do Công an Bắc Ninh triệt phá, số lượng người bị lừa lên tới 13.000 người, số tiền lên tới cả nghìn tỉ đồng là rất lớn. "Nếu các vụ việc như vậy mà người dân không quan tâm nhiều thì vẫn tiếp tục bị lừa đảo", bà Hải nói.Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ cho biết, Bộ Công an đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự trong đợt cao điểm 2 tháng, trong đó tháng 1 có 9 ngày cao điểm tết Nguyên đán."Chúng tôi khẳng định về an ninh chính trị ổn định, an ninh trên tất cả các lĩnh vực khác đang nằm trong tầm kiểm soát của các lực lượng của chúng tôi", ông Tỏ nói.Về an toàn giao thông, ông Tỏ nhấn mạnh, năm vừa rồi được nhân dân đánh giá rất tốt khi không có ùn tắc, tai nạn giao thông giảm đến 36%. "Đây là điều rất đáng mừng", ông Tỏ nói, và cho biết thêm, về cháy nổ có xảy ra nhưng là số ít, giải quyết kịp thời.Về tội phạm trên không gian mạng, ông Tỏ thông tin, đây là vấn đề nan giải, mang tính chất toàn cầu với tính chất là sử dụng công nghệ cao, thủ đoạn đa dạng, phối hợp câu kết trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ngành công an đã tập trung trấn áp, phá được một số vụ án như vụ do Công an Bắc Ninh thực hiện.Lý giải số người dân bị lừa nhiều, Thứ trưởng Công an Trần Quốc Tỏ cho biết, ngoài nguyên nhân đặc điểm của loại hình tội phạm này là công nghệ cao, thủ đoạn tinh vi thì còn có nguyên nhân là "tính hám lời của người dân".Ông Tỏ nói, trong phòng chống tội phạm này thì phòng ngừa nghiệp vụ là của lực lượng công an, còn phòng ngừa xã hội, công tác tuyên truyền thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc."Đề nghị này chúng tôi tiếp thu nhưng cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị chứ mình ngành công an không thể làm được công tác tuyên truyền này", ông Tỏ nói, và lưu ý, người dân vẫn cứ hám lời nên cả hệ thống phải vào cuộc.Kết luận phiên làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao đợt cao điểm trấn áp tội phạm, triệt phá nhiều đường dây tội phạm trên không gian mạng, đảm bảo trật tự xã hội, an toàn giao thông được đảm bảo, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí.Ông cũng đề nghị Bộ Công an nghiên cứu công khai thủ đoạn lừa đảo trên mạng, tuyên truyền cho nhân dân về các thủ đoạn, tác hại. "Các cơ quan, địa phương tăng cường tuyên truyền thấy rõ tính chất của tội phạm an ninh mạng, đây là tội phạm công nghệ cao, thủ đoạn phức tạp, cấu kết trong ngoài. Tư tưởng người dân thì ham lợi khiến dễ bị lừa đảo hơn", ông Phương nói.
'Thờ ơ' với bệnh cúm: Nguy hiểm chực chờ gia đình bạn
Lãnh đạo 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) tiến hành hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp đặc biệt ở Brussels (Bỉ) vào hôm qua với sự tham gia của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, theo AP. Hội nghị diễn ra sau khi thông tin Mỹ đình chỉ viện trợ cho Ukraine làm dấy lên lo ngại rằng châu Âu không còn có thể chắc chắn về sự bảo vệ của Washington.Tham dự hội nghị nói trên, các nhà lãnh đạo EU được cho là đặt mục tiêu ủng hộ các biện pháp táo bạo nhằm tăng chi tiêu quốc phòng và cam kết hỗ trợ Ukraine. Phát biểu trước toàn dân vào tối 5.3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh EU sẽ "thực hiện những bước quyết định". "Các quốc gia thành viên sẽ có thể tăng chi tiêu quân sự... nguồn tài trợ chung lớn sẽ được cung cấp để mua và sản xuất một số loại đạn dược, xe tăng, vũ khí và thiết bị tiên tiến nhất ở châu Âu", AP dẫn lời ông Macron. Trước đó, Ủy ban Châu Âu đã công bố các đề xuất nhằm huy động tới 800 tỉ euro (862,9 tỉ USD) cho quốc phòng của khối này.Tổng thống Macron còn tuyên bố Paris sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng sự bảo vệ từ kho vũ khí hạt nhân của Pháp dành cho các đối tác châu Âu, dấu hiệu cho thấy tính nghiêm trọng của thời điểm này, theo Reuters. "Tương lai của châu Âu không nhất thiết phải được quyết định ở Washington hay Moscow", ông Macron nhấn mạnh. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hôm qua cho rằng châu Âu "đang phải đối mặt với một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" và nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị lần này trong việc thúc đẩy chi tiêu quốc phòng cho châu Âu. "Chúng ta phải có khả năng tự vệ và đưa Ukraine vào vị thế mạnh mẽ", bà von der Leyen viết trên X.Về Ukraine, hầu như tất cả các nhà lãnh đạo EU đều muốn trấn an ông Zelensky rằng Kyiv vẫn có thể dựa vào sự hỗ trợ của châu Âu sau cuộc tranh cãi giữa ông với Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 28.2. Tuy nhiên cho đến nay, các quốc gia thành viên EU vẫn chưa thể nhất trí về đề xuất của người phụ trách chính sách đối ngoại EU Kaja Kallas về việc đưa ra con số viện trợ quân sự sẽ cam kết cho Ukraine, theo Reuters. Các quan chức đã đề xuất rằng EU nên cam kết cung cấp ít nhất 20 tỉ euro trong năm nay, giống như năm ngoái.Các nhà lãnh đạo dự kiến kêu gọi "thúc đẩy nhanh chóng công việc về các sáng kiến nhằm phối hợp tăng cường hỗ trợ quân sự của EU cho Ukraine", theo một bản dự thảo Reuters có được. Trong bài phát biểu tối 5.3, ông Macron tuyên bố lực lượng quân sự châu Âu có thể được gửi đến Ukraine nếu một thỏa thuận hòa bình được ký kết. Cũng trong hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho hay nước này sẵn sàng cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine, theo Reuters.Trong khi đó, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Ratcliffe ngày 5.3 thông báo Mỹ đã tạm dừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine, 2 ngày sau khi có thông tin đình chỉ mọi viện trợ quân sự cho Kyiv. Reuters dẫn một nguồn thạo tin khẳng định chính quyền Trump đã dừng "mọi thứ", trong đó có cả dữ liệu được Ukraine sử dụng để tấn công các mục tiêu của Nga. Đến chiều qua chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine. Một số chuyên gia cho rằng việc Mỹ dừng chia sẻ thông tin tình báo sẽ gây tổn hại đến khả năng của Ukraine tấn công các lực lượng Nga và tự vệ. "Thật không may, sự phụ thuộc của chúng tôi về vấn đề này khá lớn", nhà nghiên cứu Mykola Bielieskov tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia Ukraine bình luận.Trong khi đó, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak hôm 5.3 viết trên mạng xã hội X rằng ông đã "trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh và sự thống nhất về lập trường" với Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz và họ đã lên lịch một cuộc họp giữa các quan chức Ukraine và Mỹ "trong tương lai gần để tiếp tục công việc quan trọng này". Cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho hay Washington đang xem xét lại việc tạm dừng tài trợ cho Kyiv và các cuộc đàm phán giữa hai bên về một thỏa thuận khoáng sản vẫn đang diễn ra. Trong cuộc họp báo hôm 5.3, khi được hỏi về việc chuyển giao thêm các hệ thống tên lửa Patriot và vũ khí khác của Đức sang Ukraine, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức Michael Stempfle trả lời rằng dù Berlin đã chuyển giao nhiều hệ thống cho Ukraine, nhưng vẫn có "giới hạn tự nhiên đối với việc này". Ông Stempfle nhấn mạnh Đức cần tập trung vào khả năng phòng thủ của nước này và các đồng minh châu Âu, theo Đài RT.Đức là một trong những nước ủng hộ quan trọng nhất của Ukraine trong cuộc chiến với Nga, đã cung cấp viện trợ quân sự và tài chính cho Kyiv khoảng 47 tỉ USD, theo chính phủ Đức. Viện trợ của Đức dành cho Ukraine bao gồm xe tăng Leopard, tên lửa chống tăng Panzerfaust 3, tên lửa phòng không Stinger và pháo phòng không tự hành Gepard.