Điểm chuẩn lớp 10 Đà Nẵng: Trường cao nhất 58,13 điểm
Chiều 31.12, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP.Thủ Đức, TP.HCM chi trả bồi thường cho các hộ dân có nhà đất bị ảnh hưởng bởi dự án Vành đai 2 TP.HCM.Bà Lê Thị Đài Danh, ở P.Phước Long B có mặt từ sớm làm thủ tục. Gia đình bà có 2 thửa đất nông nghiệp bị thu hồi toàn bộ, hôm nay địa phương chi bồi thường cho thửa đất hơn 100 m2 với giá hơn 1 tỉ đồng, thửa rộng hơn 600 m2 làm hồ sơ sau.Bà Danh cho biết mảnh đất ở mặt tiền đường Dương Đình Hội, bị vướng quy hoạch treo cả 20 năm qua nên không thể chuyển mục đích sử dụng sang đất ở. Do vậy, số tiền bồi thường cũng thấp hơn nhiều so với đất ở. Điều bà Danh thấy mừng là dự án Vành đai 2 bắt đầu khởi động. "Nhận 1 tỉ đồng tôi cũng chưa biết làm gì vì hơi lỡ cỡ", bà Danh nói thêm.Nhận hơn 5 tỉ đồng cho mảnh đất nông nghiệp rộng hơn 740 m2, chị Võ Hồng Xuân (ở P.Trường Thọ) nói rằng bản thân vui vì có tiền, nhưng buồn vì không còn đất. Chị Xuân dự định dùng tiền bồi thường mua mảnh đất khác ổn định cuộc sống.Bà Danh và chị Xuân là 2 trong số 50 hộ dân đầu tiên nhận tiền bồi thường trong ngày 31.12. Trong sáng nay, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP.Thủ Đức hoàn tất hồ sơ cho 9 trường hợp với tổng kinh phí hơn 80 tỉ đồng.Ông Võ Trí Dũng, Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP.Thủ Đức cho biết từ ngày 2 - 25.1.2025 sẽ cố gắng chi trả khoảng 2.500 – 3.000 tỉ đồng cho 270 trường hợp đất nông nghiệp và 142 trường hợp đất ở đồng thuận bàn giao sớm.Về cách làm, ban bồi thường mời người dân đến UBND các phường lập hồ sơ, ghi số tài khoản về làm thủ tục chuyển khoản, cố gắng hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2025 để người dân có tiền chuẩn bị đón tết vui tươi, đầm ấm. Sau tết, địa phương mới thu hồi mặt bằng.Ông Dũng cho biết việc bồi thường gặp một số khó khăn như vướng phân chia tài sản, đất có tranh chấp, người dân còn thắc mắc về diện tích, đơn giá nhưng số lượng này không nhiều. Địa phương đặt mục tiêu bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công dự án, hoàn thành trong quý 2/2025.Ông Mai Hữu Quyết, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức cho biết sau khi dự án được phê duyệt hồi tháng 7.2024, các đơn vị tập trung "làm ngày, làm đêm" để phê duyệt hồ sơ bồi thường.Lãnh đạo TP.Thủ Đức chia sẻ với những thiệt thòi của người dân gần 20 năm qua cũng như gửi lời cảm ơn chân thành đối với những hộ bàn giao mặt bằng sớm. Bởi dự án này có ý nghĩa đặc biệt với TP.Thủ Đức, khi dự án hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy đưa thành phố lên một tầm cao mới."Với những hộ bàn giao mặt bằng sớm, thành phố ưu tiên lựa chọn nền tái định cư ở khu nhà ở Đại Nhân, khu dân cư Đông Tăng Long phù hợp nhu cầu, nguyện vọng của bà con", ông Quyết nói thêm.Dự án Vành đai 2 TP.HCM đoạn qua TP.Thủ Đức dài khoảng 6 km, tổng mức đầu tư gần 14.000 tỉ đồng, trong đó kinh phí bồi thường khoảng 7.500 tỉ đồng. Có 1.166 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án, trong đó có 765 trường hợp cần phải bố trí tái định cư.Dự kiến, người dân được bố trí nền đất, căn hộ chung cư tại: khu tái định cư Long Bửu (giai đoạn 2), khu nhà ở Công ty Đại Nhân, khu tái định cư Đông Tăng Long, khu tái định cư 50 ha Cát Lái, chung cư C8, chung cư R7 khu 38,4 ha và chung cư lô C, D, khu 173 ha.Man City vào chung kết Cúp FA, Arsenal trở lại ngôi đầu Ngoại hạng Anh
Bệnh tim được xem là nghiêm trọng vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất thế giới. Một số bệnh tim có tính chất di truyền như bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn, cơ tim thất phải gây loạn nhịp hoặc tăng cholesterol máu có tính gia đình, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Những người tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim cần tránh những thói quen sau:Thỉnh thoảng thưởng thức các món tráng miệng sau bữa ăn là điều bình thường nhưng không nên duy trì thành thói quen. Các chuyên gia cho biết ăn thêm đồ ngọt sau bữa ăn sẽ khiến đường huyết tăng cao đột ngột, gây dư thừa calo, cuối cùng dẫn đến tăng cân và tăng nồng độ cholesterol trong máu. Những tình trạng này qua thời gian sẽ dẫn đến đau tim.Những người tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần hết sức cẩn thận không chỉ với chế độ ăn và còn cả thời điểm ăn. Ăn quá muộn vào ban đêm không chỉ dễ gây rối loạn tiêu hóa mà còn làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu, từ đó dễ dẫn đến đau tim.Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, mọi người nên ăn bữa tối vào khoảng 19 giờ hằng ngày. Bữa tối cần tránh các món nhiều đường, dầu mỡ và muối, đồng thời ưu tiên ăn rau củ, trái cây.Ngồi nhiều có thể gây ra các vấn đề tim mạch bằng cách làm chậm lưu thông máu, làm chất béo tích tụ trong thành động mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cuối cùng dẫn đến các bệnh tim mạch, trong đó có đau tim.Các chuyên gia sức khỏe cho biết khi chúng ta ngồi, cơ bắp sẽ không chủ động bơm máu về tim. Điều này qua thời gian sẽ làm tăng huyết áp và dễ gây kháng insulin. Cả hai yếu tố này đều dẫn đến các vấn đề tim mạch.Một thói quen nữa mà những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần tránh là thức khuya. Thức khuya sẽ làm tăng hoóc môn căng thẳng, làm gián đoạn giấc ngủ và gây thêm áp lực cho tim, theo Healthline.
Phim 'Trạm cứu hộ trái tim' tập 18: An Nhiên 'máu lạnh' cỡ nào?
Mặc dù sụt giảm doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, việc quản lý chi phí hiệu quả và kết quả đầu tư tài chính khả quan đã góp phần tích cực vào kết quả lợi nhuận của Manulife Việt Nam. Lợi nhuận sau thuế trong năm 2023 của công ty đạt 3.270 tỉ đồng, tăng 31% so với năm 2022.
Ngày 9.1, một nguồn tin của Thanh Niên cho biết, sáng cùng ngày, lực lượng Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với Công an TP.Vinh đã triệt phá thành công một đường dây vận chuyển ma túy với số lượng lớn.Theo đó, công an đã bắt giữ 2 nghi phạm liên quan đường dây ma túy này khi cả hai đang di chuyển bằng xe ô tô trên địa bàn xã Hưng Chính (TP.Vinh). Tại hiện trường, lực lượng công an thu giữ 34 bánh nghi heroin được bọc trong các bao ni lông giấu kín trên xe ô tô.Đáng chú ý, trong 2 nghi phạm bị bắt có ông Mùa Bá Vừ, Chủ tịch UBND xã Na Ngoi (H.Kỳ Sơn, Nghệ An). Ông Vừ nguyên là Phó chủ tịch UBND xã Na Ngoi, được bổ nhiệm chức Chủ tịch UBND xã Na Ngoi cách đây 2 năm. Vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.
4 kịch bản khiến xung đột Ukraine trở thành chiến tranh NATO - Nga
Căn cứ ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ yêu cầu về tên gọi sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy: giữ nguyên tên Bộ Tài chính sau khi hợp nhất Bộ KH-ĐT và Bộ Tài chính.Giữ nguyên tên Bộ Nội vụ sau khi hợp nhất Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Nội vụ. Giữ nguyên tên Bộ Xây dựng sau khi hợp nhất Bộ GTVT và Bộ Xây dựng.Giữ nguyên tên Bộ KH-CN sau khi hợp nhất Bộ TT-TT và Bộ KH-CN. Giữ nguyên tên Bộ VH-TT-DL sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí từ Bộ TT-TT. Thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ủy ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Bộ Nội vụ.Các bộ, ngành khác tiếp tục giữ tên gọi như đề xuất tại báo cáo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, gồm: Bộ NN-PTNT, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.Đồng thời, chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ TT-TT sang Bộ VH-TT-DL. Chuyển bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Ngoài ra, phần quản lý về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của T.Ư của Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư đã được chuyển về Ban Tổ chức T.Ư; nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển về Bộ Công an. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị các bộ, ngành tiếp tục tinh gọn bộ máy bên trong.Bộ Tài chính tổ chức lại Tổng cục Thuế thành Cục Thuế (có 12 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại Cục Thuế của 63 tỉnh, thành phố thành 20 Chi cục Thuế khu vực. Sắp xếp, cơ cấu lại 420 chi cục thuế cấp huyện và khu vực liên huyện thành 350 đội thuế khu vực liên huyện. Sau sắp xếp dự kiến giảm khoảng 1.005/4.141 đầu mối (24,27%).Tổng cục Hải quan thành Cục Hải quan (có 12 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại 35 Cục Hải quan khu vực thành 20 Chi cục Hải quan khu vực; dự kiến giảm khoảng 485/902 đầu mối (53,77%). Kho bạc Nhà nước (cấp tổng cục) thành Kho bạc Nhà nước, tương đương cấp cục (10 ban/phòng) và sắp xếp, cơ cấu lại 63 kho bạc nhà nước cấp tỉnh thành 20 kho bạc Nhà nước khu vực; dự kiến giảm khoảng 431/1.049 đầu mối (41,09%). Tổng cục Dự trữ Nhà nước thành Cục Dự trữ nhà nước (có 7 ban); sắp xếp, cơ cấu lại 22 Dự trữ nhà nước khu vực thành 15 Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực.Tổng cục Thống kê tổ chức lại thành Cục Thống kê (có 14 đơn vị) và sắp xếp, cơ cấu lại 63 Cục Thống kê cấp tỉnh thành 63 Chi cục Thống kê cấp tỉnh; sắp xếp, cơ cấu lại 565 Chi cục Thống kê cấp huyện thành 480 Đội hoạt động theo mô hình liên huyện (giảm 15% đầu mối).Bảo hiểm xã hội Việt Nam thành đơn vị sự nghiệp công lập, có 14 ban (giảm 7 đơn vị); sắp xếp, cơ cấu lại đầu mối bên trong của 63 BHXH cấp tỉnh thành 35 BHXH khu vực; sắp xếp, cơ cấu lại 640 BHXH cấp huyện xuống còn 350 BHXH liên huyện, bỏ 147 tổ nghiệp vụ (giảm 651/1.465 đầu mối, tương đương với 44,4%).Văn phòng Chính phủ hợp nhất Vụ Tổng hợp và Vụ Thư ký - Biên tập thành Vụ Tổng hợp - Thư ký. Đề nghị Văn phòng Chính phủ rà soát để sắp xếp thu gọn thêm đầu mối, bảo đảm giảm tối thiểu từ 15 - 20% đầu mối. Ban Chấp hành T.Ư dự kiến sẽ họp vào ngày 23 - 24.1, Quốc hội sẽ tổ chức phiên họp vào khoảng thời gian từ ngày 12 - 17.2. Do đó, các bộ, ngành gửi phương án sắp xếp, tinh gọn lên Bộ Nội vụ trong ngày 13.1.