$654
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kqbd duc. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kqbd duc.Ở Huế, hai tiệm vàng lớn nhất là Duy Mong và Rồng Vàng (ở khu chợ Đông Ba) trở thành những điểm “nóng”, thu hút đông khách nhất. Trong khi đó, những tiệm vàng nhỏ hơn lại tình trạng trái ngược, lượng khách ít hơn rõ rệt ngày vía Thần Tài."Mình mua vàng để lấy may mắn đầu năm. Năm nay đương nhiên vàng đắt hơn mọi năm rồi. Tại năm nào cũng sưu tầm một cái con giáp để để lưu lại để vài chục năm sau mình đem ra mình xem. Năm nay là năm đầu tiên mình mua ở chợ Đông Ba, mấy năm trước mua ở trong TP.HCM", anh Lê Quang Sang, một khách mua vàng, chia sẻ. Dù thời tiết không thuận lợi, người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng, chờ đợi để mua được những món vàng nhỏ như nhẫn, dây chuyền hoặc vàng miếng 1-2 chỉ. Nhiều người chia sẻ, họ không quá quan tâm đến giá vàng mà chủ yếu mua để lấy hên, cầu mong một năm mới thuận lợi, làm ăn phát đạt.Các loại vàng được người dân ưa chuộng trong ngày vía Thần Tài thường là nhẫn vàng, lá vàng đồng thường có hình Thần Tài hoặc linh vật phong thủy, các con giáp. Mỗi sản phẩm không chỉ mang giá trị vật chất mà còn mang yếu tố tâm linh, biểu tượng của sự khởi đầu năm mới an khang, phát đạt. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kqbd duc. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kqbd duc.Sở Du lịch TP.HCM cho biết, đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài TP.HCM năm 2025. Dự kiến từ 7 giờ - 10 giờ ngày 8.3, 3.000 người sẽ trực tiếp tham gia đồng diễn áo dài trên phố đi bộ và 50.000 người tại các điểm du lịch. Trong chương trình đồng diễn, ban tổ chức còn kết hợp thêm hoạt động diễu hành cổ phục với hơn 500 người tham gia, qua đó, tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống, tự hào nhìn lại bản sắc đặc trưng của dân tộc trong dòng chảy văn hóa qua hàng ngàn năm lịch sử. Lễ hội Áo dài TP.HCM năm nay diễn ra từ ngày 1 - 9.3 với chủ đề "Áo dài Việt Nam - Vươn cao Việt Nam" gồm nhiều hoạt động diễn ra tại đường Nguyễn Huệ, công viên Lam Sơn và các di tích lịch sử, di tích văn hóa, điểm đến du lịch, các công trình của TP.HCM.Lễ hội năm nay có sự tham gia đồng hành với vai trò đại sứ hình ảnh của hơn 30 khách mời, người nổi tiếng đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, hoa hậu, người đẹp, ca sĩ diễn viên.Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, Lễ hội Áo dài TP.HCM không chỉ là sự kiện văn hóa - du lịch đặc sắc, mà còn là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc trong việc bảo tồn, phát huy và lan tỏa giá trị áo dài Việt Nam.Lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 11 năm 2025 khai mạc tối 7.3 tại công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ với màn trình diễn của nhiều bộ sưu tập ấn tượng. Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội cũng có chương trình tặng áo dài cho hội viên phụ nữ, nữ công nhân; không gian triển lãm và tương tác với áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, ga metro Nhà hát Thành phố; cuộc thi Duyên dáng áo dài dành cho tập thể... ️
Ngày 13.2, PV Báo Thanh Niên đã nêu câu hỏi với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng về việc Việt Nam chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới và kế hoạch làm giảm thâm hụt thương mại với Mỹ, qua đó giảm rủi ro bị áp thuế từ chính quyền Tổng thống Donald Trump. Bà Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam luôn quan tâm và theo dõi sát tình hình quốc tế để có các biện pháp phù hợp, giảm thiểu tác động lên nền kinh tế, đồng thời đóng góp cho thương mại quốc tế phát triển lành mạnh."Chúng tôi cam kết tuân thủ nghiêm túc các cơ chế luật pháp quốc tế, các cam kết thương mại song phương và đa phương, tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng thể chế, nâng cao năng lực, tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại, góp phần vào sự tăng trưởng lành mạnh của nền kinh tế", bà Hằng khẳng định.Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 25% với tất cả sản phẩm nhôm thép nhập khẩu vào Mỹ từ ngày 4.3, bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam đã và đang phối hợp với Mỹ để phát triển quan hệ song phương dựa trên nền tảng của Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. "Trên thực tế, trong thời gian qua, thương mại đầu tư giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp, đáp ứng nguyện vọng của Chính phủ và người dân hai nước. Việt Nam sẵn sàng làm việc trên quan điểm hợp tác và xây dựng nhằm chia sẻ thông tin, giải quyết những vấn đề hai bên cùng quan tâm và củng cố hơn nữa mối quan hệ kinh tế hai nước", người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết.Trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về các biện pháp hỗ trợ của Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trước các thách thức từ cạnh tranh thương mại toàn cầu, bà Hằng thông tin, đối với các doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam tiếp tục có những quy định đơn giản hóa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp nước ngoài yên tâm làm ăn tại Việt Nam."Đối với đối tác Mỹ, chúng tôi sẵn sàng và sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc trên tinh thần xây dựng, hợp tác với Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hợp tác và tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại, để quan hệ kinh tế - thương mại song phương phát triển hơn nữa", bà Hằng nói. ️
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa? ️