Nữ tài xế Gen Z xinh đẹp lái xe tải nặng màu hồng: Ôm đèo phụ nữ cũng làm được
Yêu cầu tỉnh Bình Dương sớm nghiên cứu đầu tư tuyến tàu điện ngầm (metro) kết nối TP.HCM được nêu ra tại thông báo kết luận sau các cuộc kiểm tra các dự án giao thông trọng điểm dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ của Thủ tướng.Cuối tháng 9.2024, tỉnh Bình Dương chính thức khởi công xây dựng vòng xoay A1 tại P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một với tổng mức đầu tư lên tới 2.400 tỉ đồng. Đây là khu phức hợp đa chức năng văn hóa, thương mại dịch vụ, có diện tích xây dựng lên tới 7,1 ha và sẽ là nhà ga trung tâm hiện đại rộng 5.800 m2 thuộc tuyến metro số 1 kết nối TP.HCM.Theo UBND tỉnh Bình Dương, nhà ga tại vòng xoay sẽ đồng bộ với kế hoạch nối dài tuyến metro từ TP.HCM về Bình Dương. Tuyến này đang được các cơ quan chức năng Việt Nam và chuyên gia Nhật Bản nghiên cứu kỹ lưỡng, về cơ bản điểm cuối sẽ kết nối với nhà ga tại vòng xoay 7,1 ha.Tương lai sau khi nối tuyến, thời gian di chuyển đoạn TP.HCM đi thành phố mới Bình Dương sẽ rút ngắn chỉ còn 10 - 20 phút cho khoảng 30 km. Bên cạnh đó, khi đi vào hoạt động, nhà ga sẽ phục vụ khoảng 14.700 lượt khách và 1.630 người làm việc mỗi ngày.Về nút giao Tân Vạn thuộc dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, Thủ tướng yêu cầu Bình Dương, TP.HCM và các bộ, ngành liên quan xây dựng phương án đầu tư đồng bộ nút giao Tân Vạn với hệ thống giao thông của cả khu vực. Trong đó, nâng cấp 15,3 km đường Mỹ Phước - Tân Vạn để khai thác đồng bộ với đường Vành đai 3 TP.HCM.Theo đó, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Bình Dương rà soát, tính toán tiến độ, tăng tốc triển khai, phấn đấu khánh thành cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành vào ngày 2.9.2026.Cũng theo văn bản kết luận, Thủ tướng giao tỉnh Bình Phước đẩy nhanh tiến độ triển khai đoạn 7,1 km trên địa bàn tỉnh hoàn thành trong năm 2025. Đồng thời, TP.HCM khẩn trương đầu tư ngay đoạn 3 km trên địa bàn, hoàn thành đồng bộ với đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương.Các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông khẩn trương triển khai hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trong quý 1/2025, khởi công dịp 30.4. TP.HCM và Tây Ninh hoàn thành thủ tục đầu tư dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư để triển khai trước ngày 30.4.Khoảnh khắc ấn tượng của voi, hà mã, hươu cao cổ... ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Mở ra thế giới, nâng tầm đẳng cấp với thẻ tín dụng SHB Mastercard World
Ngày 30.12, ông Kaneda Hiroki, Tổng giám đốc công ty cung cấp số liệu trên tại Nhà máy Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (KCN Tân Bình, Q.Tân Phú, TP.HCM).Theo ông Kaneda Hiroki, Acecook là công ty đến từ Nhật Bản có 65 năm kinh nghiệm sản xuất mì ăn liền. Tới nay, công ty hoạt động tại thị trường Việt Nam 30 năm. Và từ năm 2013, Acecook bắt đầu mở cửa cho người tiêu dùng tham quan nhà máy miễn phí."Trung bình có 10.000 khách tham quan 4 nhà máy ở Hưng Yên, Đà Nẵng, TP.HCM và Vĩnh Long mỗi năm. Người tiêu dùng thường có cái nhìn tiêu cực về mì ăn liền. Vì vậy, hoạt động này giúp họ quan sát toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm, qua đó, xây dựng được lòng tin", Tổng giám đốc chia sẻ.Ông Kaneda Hiroki cho biết, năm 2024, Việt Nam tiêu thụ hơn 8 tỉ gói mì ăn liền, trong tổng số 100 tỉ gói toàn thế giới. Dẫn đầu mức tiêu thụ là Trung Quốc, tiếp đó Indonesia, Ấn Độ. "Nếu lấy tổng tiêu thụ chia tổng dân số sẽ được trung bình tiêu thụ đầu người. Việt Nam có lượng tiêu thụ mì ăn liền đầu người cao nhất thế giới với khoảng 81 gói, Thái Lan 78 và Hàn Quốc 56", ông Kaneda Hiroki nhận định.Ông Kaneda Hiroki cho biết, đến tháng 6.2024, Acecook Việt Nam đã tiến hành đổi từ ly nhựa sang ly giấy cho dòng sản phẩm mì ly Modern, mì tô Nhớ, mì ly Caykay, mì ly Zeppin và sắp tới là mì ly Handy Hảo Hảo. Những cải tiến này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường mà vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nghiêm ngặt."Năm 2025, Acecook Việt Nam đặt mục tiêu hoàn tất chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch cho tất cả các nhà máy, đồng thời, sử dụng năng lượng xanh từ điện mặt trời để sản xuất mì ăn liền. Cụ thể, sản lượng điện trung bình khoảng 900.000 kWh mỗi năm, đủ để sản xuất 3,6 triệu gói mì Hảo Hảo", Tổng giám đốc cho biết.Chuyến tham quan nhà máy Acecook lần này do Trung tâm Báo chí TP.HCM tổ chức dành cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài tại thành phố.
Chiều 12.1, sau chiến thắng trước đội bóng ĐH Duy Tân ở trận play-off bảng B (vòng loại Duyên hải miền Trung), giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, cầu thủ "bác sĩ tương lai" Trần Kỳ Đức Thái đội ĐH Huế đã tức tốc trở về TP.Huế để kịp thi kết thúc môn khoa học công cộng.Sau chiến thắng sát sao 1 – 0 trước đội bóng ĐH Duy Tân, cầu thủ Trần Kỳ Đức Thái đã có những chia sẻ khá thú vị với PV Thanh Niên. Đức Thái hiện đang là sinh viên năm thứ 5 ngành Răng – hàm – mặt (Trường ĐH Y Dược Huế - ĐH Huế) nên lịch học của Thái dày đặc. "Lịch học khá căng và nhằm ngày thi nhưng em đã được sự hỗ trợ của thầy cô cho dời lịch thi nên em mới có thể tham gia cùng đội bóng đến TP.Đà Nẵng thi đấu. Lần đầu tiên tham gia cùng đội bóng, em rất vui nhưng cũng hồi hộp", Thái nói.Đáng chú ý, với lịch thi kết thúc môn cận kề, ngay sau khi đá trận play-off, cầu thứ số 17 đội ĐH Huế đã về TP.Huế để ngày mai (13.1) có thể tham gia kỳ thi."Khi cùng độ bóng vào TP.Đà Nẵng tham gia giải, em cũng mang theo sách vở để ôn tập. Ngoài những lúc thi đấu, lúc ở khách sạn, em tranh thủ học bài. Góp sức mình cùng đội tuyển giành được chiếc vé vào chơi vòng chung kết, em cũng sẽ cố gắng để đạt kết quả cao ở kỳ thi tới", cầu thủ Đức Thái nói.Đến với giải đấu và khoác lên mình màu áo của ĐH Huế, Đức Thái cũng muốn cho khán giả thấy những sinh viên y dược dù lịch học thực tập dày đặc nhưng vẫn yêu thể thao và chăm chỉ rèn luyện sức khỏe. "Khi vào vòng chung kết tại TP.HCM có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trong sắp xếp việc học và đá bóng. Tuy nhiên, nếu được nhà trường hỗ trợ cho việc học, em sẽ chiến đấu hết mình để mang lại thành tích tốt nhất cho đội tuyển", Đức Thái nói thêm.Trong trận play-off đầy kịch tính trước đội bóng ĐH Duy Tân, "bác sĩ tương lai" Trần Kỳ Đức Thái" đã có 2 pha va chạm với cầu thủ đội bạn và chấn thương ở cổ tay trái, vùng đầu."Lúc bị chấn thương, bằng những kiến thức ngành y được học, em thấy mình vẫn ổn và hoàn toàn có thể thi đấu được. Với chấn thương ở cổ tay trái, nhiều khả năng là bị trật khớp, chườm đá ít hôm sẽ khỏi", Đức Thái chia sẻ.Chiều 12.1, đội ĐH Huế đã có chiến thắng kịch tính 1-0 trước đội ĐH Duy Tân bởi pha lập công của cầu thủ Dương Hữu Thái Hoàng (số 10). Qua đó, nhà vô địch mùa giải 2023 - ĐH Huế - chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn quốc (diễn ra vào tháng 3.2025 tại TP.HCM).
Bước tiến mới trong điều trị và kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Đầu tiên là dự án đầu tư xây dựng cầu Phước Long nối quận 7 với huyện Nhà Bè có tổng mức đầu tư 737 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây lắp 168 tỉ đồng và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 515 tỉ đồng.Dự án đầu tư xây dựng cầu Phước Long được Sở GTVT phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 5230 năm 2017 với quy mô xây dựng mới cầu Phước Long bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài 359m, bề rộng 10,5m. Xây dựng đường dẫn đầu cầu với tổng chiều dài 430m, trong đó phía quận 7 dài 156m và phía huyện Nhà Bè dài 274m. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, cây xanh và tổ chức giao thông phù hợp với quy mô tuyến đường.Mục tiêu của dự án là đáp ứng nhu cầu giao thông và tải trọng khai thác, tạo hướng kết nối cho đường Huỳnh Tấn Phát và đường Nguyễn Hữu Thọ, góp phần cải thiện tình hình giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, giảm ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khu vực.Công trình được khởi công phần cầu vào tháng 2.2020 đến tháng 1.2021 thì phải tạm dừng thi công do hết mặt bằng. Sau hơn một năm quyết liệt triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, với sự quan tâm, chỉ đạo mạnh mẽ của lãnh đạo Thành ủy TP.HCM, của UBND TP cùng các sở ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị hai địa phương và sự ủng hộ, đồng thuận của người dân quận 7 và huyện Nhà Bè, 100% mặt bằng phục vụ thi công đã được bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 11.2023, tạo điều kiện để chủ đầu tư thi công trở lại và đẩy nhanh tiến độ thi công.Sau 13 tháng tập trung thi công kể từ khi nhận được 100% mặt bằng, đến nay công trình cầu Phước Long mới đã hoàn thành, được Sở GTVT kiểm tra, chấp thuận thông xe, đưa vào khai thác phục vụ người dân thành phố đúng theo tiến độ đã đề ra vào ngày 31.12.2024.Cũng trong buổi sáng ngày 30.12, nhánh hầm HC1 thuộc công trình xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và đoạn song hành quốc lộ 50 (từ Trịnh Quang Nghị đến ngã 3 quốc lộ 50 - đường song hành) cũng sẽ được thông xe, đưa vào khai thác phục vụ người dân thành phố. Ban Giao thông cùng các nhà thầu, đơn vị tư vấn sẽ tiếp tục thi công hoàn thành các hạng mục bản quá độ tại khu vực giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và sẽ đưa toàn bộ nút giao này vào hoạt động trước ngày 20.1.2025. Đối với đoạn song hành quốc lộ 50 còn lại (từ Trịnh Quang Nghị đến giao lộ Nguyễn Văn Linh) hiện chưa thể hoàn thành và thông xe do vẫn còn 8 hộ dân nằm chắn ngang mặt cắt ngang tuyến đường (thuộc hai dự án Gia Hòa và Khang Phúc) đang trong quá trình vận động bàn giao mặt bằng. Ban Giao thông kiến nghị UBND huyện Bình Chánh, Sở TN-MT cùng các đơn vị liên quan tiếp tục hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ vận động và bàn giao 100% mặt bằng cho chủ đầu tư trước ngày 31.1.2025 để chủ đầu tư hoàn tất khối lượng thi công, thông xe đoạn song hành còn lại trước 30.4.2025 và thông xe đoạn quốc lộ 50 từ ngã 3 đường song hành đến ranh Long An, hoàn thành toàn bộ công trình trước 31.12.2025. Ở phía tây thành phố, công trình nâng cấp mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý trên địa bàn quận Bình Tân, với tổng mức đầu tư 1.232 tỉ đồng (trong đó chi phí bồi thường 995 tỉ đồng do quận Bình Tân làm chủ đầu tư, chi phí xây lắp 237 tỉ đồng do Ban Giao thông làm chủ đầu tư), mặt cắt ngang tuyến đường sau nâng cấp là 30m cũng đã hoàn thành 100% khối lượng và chính thức thông xe phục vụ người dân thành phố trong sáng 30.12.Theo ông Trịnh Linh Phương, Phó Ban giao thông, việc thông xe, đưa các công trình cầu Phước Long, Hầm chui HC1, đường song hành quốc lộ 50 giai đoạn 1 vào phục vụ người dân thành phố hôm nay, cùng với việc thông xe cầu Rạch Đỉa vào tháng 11.2024 và Hầm HC2 vào tháng 10.2024 vừa qua đã góp phần tăng cường kết nối giao thông giữa quận 7 và huyện Nhà Bè; đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông khu vực phía nam thành phố, tạo không khí vui tươi, phấn khởi với chuỗi sự kiện hoàn thành, thông xe phục vụ người dân thành phố trước Tết Nguyên đán khoảng 15 gói thầu, dự án như mục tiêu đã đề ra. Tiếp tục 60 ngày đêm cao điểm của ngành giao thông thành phố, cùng với các công trình đường Tên Lửa, cầu Nam Lý, cầu Rạch Đỉa, Hầm chui HC2 thuộc nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và 4 công trình được thông xe sáng ngày 30.12 như đã nêu trên, trong thời gian tới Ban Giao thông với sự hỗ trợ của Sở GTVT và các đơn vị liên quan sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, tiến độ giải ngân, tiếp tục hoàn thành, đưa vào phục vụ người dân thành phố trước Tết Nguyên đán 2025 10 gói thầu, dự án gồm một đơn nguyên cầu Tăng Long, đường Dương Quảng Hàm (giai đoạn 1), đường Hoàng Hoa Thám, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (giai đoạn 1), cầu Tân Kỳ Tân Quý, cầu Bà Hom, cầu Bà Dạt, cầu Giồng Ông Tố 2 của nút giao An Phú, đường Lương Định Của (đoạn từ Nguyễn Hoàng đến nút giao Trần Não), kênh Hàng Bàng (quận 5). "Ban Giao thông mong lãnh đạo thành phố, các sở ngành, các địa phương, Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Điện lực TP.HCM tiếp tục quan tâm, hỗ trợ chủ đầu tư bàn giao dứt điểm các mặt bằng còn lại của các dự án đã thông xe giai đoạn 1 nêu trên trước ngày 31.1 để Ban Giao thông có thể hoàn thành 100% khối lượng thi công còn lại của các dự án nêu trên trước 30.4.2025", ông Phương kiến nghị. Tại sự kiện ông Bùi Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng vướng mắc hiện nay là giải phóng mặt bằng và sự phối hợp thiếu đồng bộ của các bện. Bởi như cầu Long Phước, khi có mặt bằng sạch chỉ cần 12 tháng là xong hay nút giao thông Nguyễn Văn Linh -Nguyễn Hữu Thọ chỉ cần 24 tháng là xong. Trong khi đó, hiện nay các công trình hạ tầng không bao giờ thiếu vốn, năng lực nhà thầu, ban quản lý dự án ngày càng được nâng cao. Nên mấu chốt là làm sao bàn giao được mặt bằng sạch phải được đẩy nhanh. "Theo luật Đất đai mới thì cơ chế bồi thường tái định cư được rõ hơn và nhiều ưu việt hơn nên sẽ tháo gỡ các điểm nghẽn này, từ đó giúp đẩy nhanh tiến độ. Từ nay đến 20.1, nghĩa là trước Tết Âm lịch chủ đầu tư cam kết có 10 công trình đưa vào khai thác để phục vụ người dân. Trong khi đó, bước qua năm 2025 có nhiều công trình đầu tư công là kỳ cuối của trung hạn nên sẽ phải đua nước rút để giải ngân, để hoàn thành và chào mừng các ngày lễ lớn. Hiện nay, trên địa bàn thành phố đang nảy sinh vướng mắc nhất là vật liệu cát đắp, đá mi, đá cấp phối công trình nào cũng phản ánh thiếu nên cần tháo gỡ vướng mắc này. Kiểm soát chặt năng lực nhà thầu, chế tài mạnh hơn nữa, thậm chí điều chuyển khối lượng cho các nhà thầu có năng lực. Lãnh đạo các địa phương còn đang vướng bồi thường hỗ trợ tái định cư, như huyện Bình Chánh cần tiếp tục đẩy mạnh bồi thường, di dời hạ tầng kỹ thuật… Nếu có khó khăn vướng mắc cần kiến nghị để thành phố kịp thời tháo gỡ", ông Bùi Xuân Cường chỉ đạo và nói thêm rằng, chính quyền thành phố biết ơn các hộ dân đã hy sinh quyền lợi cá nhân để dự án được sớm hoàn thành. Chính sách bồi thường đôi khi chưa đáp ứng được những yêu cầu của người dân, nhưng vì cái chung, vì sự phát triển của thành phố mong người dân đồng hành. Trong quá trình thi công sẽ không tránh khỏi việc sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống, kinh doanh, đi lại của người dân, nhưng cũng mong được thông cảm, chia sẻ.