Nhiều người học ngành công nghệ 'hot', làm sao để cạnh tranh?
NSƯT Đỗ Kỷ chia sẻ vợ chồng ông đến với nhau rất bình thường, không có gì quá đặc biệt. Bởi lúc trẻ, họ học cùng trường phổ thông rồi sau đó học cùng lớp ở Nhà hát Kịch Việt Nam. Từ mối quan hệ công việc, bạn bè, ông và NSND Lan Hương dần quý mến và nảy sinh tình cảm một cách tự nhiên. "Khi bắt đầu vào lớp Nhà hát kịch Việt Nam, cả hai chỉ mới 17 tuổi. Hằng ngày cả hai đi học cùng một tuyến đường, có hôm hẹn nhau đi cùng, mình đèo bạn đi đến nhà hát, học xong lại đèo nhau về. Việc cả hai đến với nhau và nảy sinh tình cảm qua công việc, qua cuộc sống hằng ngày. Chứ để như các cặp trẻ bây giờ, ngày yêu nhau, ngày tỏ tình chính thức thì không thể nhớ được", nam nghệ sĩ cho hay.Quen nhau từ năm 1978 nhưng mãi đến năm 1987, nghệ sĩ Đỗ Kỷ và Lan Hương mới tổ chức đám cưới. NSND Lan Hương hài hước chia sẻ: "Vì thấy các bạn trong lớp cưới hết, cả hai nghĩ có khi mình phải lấy nhau thôi chứ không là ế đến nơi. Cả hai nói thế rồi cưới thôi". Sau khi kết hôn, NSND Lan Hương ở chung với gia đình nhà chồng, cùng trải qua những tháng ngày vô cùng khó khăn, thiếu thốn. NSND Đỗ Kỷ kể: "Thời ấy, chúng tôi sống trong căn nhà chừng mười mấy mét vuông, được nhà nước cấp ngày xưa. Giai đoạn đó có thể xem là lúc khó khăn nhất với tôi. Bố thì mất từ năm 1980, mẹ thì bị tai biến, công việc của tôi lại không ổn định, thu nhập hầu như không có, chỉ trông vào tiền diễn và tiền lương từ nhà hát. Vợ chồng phải làm thêm nhiều công việc khác. Hương thì làm công việc may vá, tôi cũng mua máy vắt sổ, rồi phụ đơm cúc. Một ngày đạp máy vắt sổ được 5.000 đồng, mua miếng sườn mất 1.000 đồng để ninh xương khuấy bột cho con. Từ cục xương ấy, chúng tôi lại bỏ thêm nước vào, cho mắm muối vào làm canh hai vợ chồng ăn qua bữa".Tiếp lời, NSND Lan Hương bộc bạch: "Giai đoạn đó rất vất vả, nếu ai từng trải qua thì chắc mọi người không bao giờ quên. Tôi còn nhớ mình sống trong căn nhà nhỏ, bà bị bệnh nên ở một giường riêng. Ba anh lớn cũng đã lấy vợ, các anh chị ở mỗi người một góc, anh Kỷ là út nên lấy sau cùng. Chúng tôi từng phải ngồi vót từng đôi đũa, hứng từng giọt nước dột trên mái nhà. Dù khó khăn nhưng ai cũng sống rất vui vẻ, hồ hởi, mọi người bắt đầu bươn chải để vượt qua. Cũng vì sống trong tháng ngày ấy nên ai cũng được rèn luyện kỹ năng, đồ đạc hỏng là đều biết sửa ngay".Chia sẻ về bí quyết hôn nhân, NSƯT Đỗ Kỷ cho biết họ sống trong gia đình có nhiều thế hệ nên điều quan trọng nhất là phải biết nhìn nhau, nghe nhau. Ông cho biết khi mẹ, anh chị, con cháu có những thay đổi bất thường trong cuộc sống là nhận ra ngay. Theo nam nghệ sĩ, phải có sự quan tâm thì mới phát hiện ra rồi biết điều chỉnh. NSND Lan Hương nói thêm, khi mới cưới nhau, cả hai ở với mẹ chồng. Sau khi bà qua đời, vợ chồng lại về ở với ông bà ngoại. Diễn viên Sống chung với mẹ chồng tâm sự dĩ nhiên vợ chồng sẽ có lúc giận dỗi, chưa hài lòng về nhau. Nhưng cả hai luôn cố gắng kiềm chế, không bao giờ để cho bố mẹ biết. Nữ nghệ sĩ bày tỏ: "Ví dụ khi ở nhà chồng, có lúc tôi cảm thấy bức bối quá thì lấy xe đạp chạy về nhà mẹ. Vào nhà, tôi vẫn tỏ ra bình thường, bảo về thăm mẹ chứ không kể bất cứ điều gì. Ngồi một lúc cho hạ hỏa, tôi lại đạp xe về. Mình phải kiểm soát cảm xúc để không nói, không làm tổn thương người khác. Anh Kỷ cũng thế, có lúc anh rất bực với tôi nhưng khi vào ăn cơm, anh lại ngồi thản nhiên, nói chuyện như chưa có chuyện gì xảy ra. Bởi khi bố mẹ nhìn thấy các con không được hạnh phúc thì sẽ rất buồn. Sao mình lại bắt ông bà phải nghe những cuộc giận dỗi của con cái. Chúng tôi luôn cố gắng không để bố mẹ buồn, từ mục đích đó tạo thành thói quen. Tôi nghĩ ai cũng có khuyết điểm, vợ chồng sẽ có lúc bực tức về nhau. Đôi khi mình phải chấp nhận chuyện để người kia sai rồi tự nhận ra cái sai của mình, từ đó mới hiểu ra vấn đề".Điệu múa mặt nạ linh thiêng, độc đáo chỉ biểu diễn mỗi năm 2 lần ở Bhutan
Một nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí American Journal of Managed Care cho thấy khoảng một nửa số bệnh nhân của Peyronie phải vật lộn với chứng trầm cảm.
Không gian sống thêm tươi mới, khoáng đạt với phong cách thiết kế ven biển hiện đại
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
Tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo, sao chờ mãi vẫn chưa thể chạy?
Mường Thanh Golf Club Diễn Lâm có độ dốc và địa hình đồi núi thách thức các golfer