Học sinh lên ý tưởng cho quyển sách mình mong muốn thực hiện
Giải đấu thường niên tiếp tục trở thành sân chơi bổ ích dành cho các bạn nhỏ, là dịp để CLB Thể Công Viettel tìm kiếm, phát hiện và tạo điều kiện cho các tài năng nhí có năng khiếu bóng đá phát triển thành cầu thủ chuyên nghiệp. Cúp Viettel 2025 có sự góp mặt của 20 đội bóng thuộc các Trung tâm và CLB bóng đá cộng đồng trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Hơn 500 VĐV nhí tiếp tục tranh tài ở 2 lứa tuổi quen thuộc là U.10 (sinh năm 2015) và U.11 (sinh năm 2014).Sau 50 trận đấu, chủ nhân của hai chiếc cúp vô địch đã lộ diện. Đó là đội U.11 The Light Futsal và đội U10 Trung tâm bóng đá Ngọc Hùng Hà Nội. Vua phá lưới của từng lứa tuổi lần lượt là Nguyễn Việt Anh (đội U.11 VietGoal) và Nguyễn Đức Mạnh (đội U.10 Trung tâm bóng đá Ngọc Hùng Hà Nội).Trong năm nay, Công ty Thể thao Viettel dự kiến tổ chức giải bóng đá cộng động Cúp Viettel từ 2 đến 3 lần. Sau thành công của Cúp Viettel 2025 (lần 1), ban tổ chức dự kiến sẽ mở rộng đối tượng tham dự cho các trung tâm và CLB bóng đá cộng đồng bên ngoài địa bàn thủ đô Hà Nội."Cũng trong năm 2025, CLB Thể Công Viettel dự kiến tuyển mới 20 VĐV sinh năm 2014. Bên cạnh những tài năng nhí được phát hiện tại các trung tâm vệ tinh, các Giải bóng đá cộng đồng Cúp Viettel chính là cơ hội để các em nhỏ lọt vào vòng chung kết tuyển sinh của đội bóng áo lính, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7.2025", Phó giám đốc Công ty Thể thao Viettel Nguyễn Hải Biên cho biết.Tại đây, các thí sinh sẽ có một tuần hít thở bầu không khí bóng đá tại đại bản doanh CLB Thể Công Viettel và được kiểm tra kỹ lưỡng các tiêu chí như thể hình, thể lực, kỹ thuật, năng khiếu, sức khỏe thể chất… thông qua các bài kiểm tra đối kháng, kiểm tra năng khiếu và kiểm tra y tế.Các thí sinh trúng tuyển sẽ được ký hợp đồng đào tạo trẻ và được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển thành cầu thủ chuyên nghiệp, là hạt giống tương lai của CLB Thể Công Viettel cũng như bóng đá Việt Nam.Gấp quần áo thuê - dịch vụ vàng cho dân "nghiền" thời trang, nghiện mua sắm
Nhà văn Mai Quốc Liên từng vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật và Giải thưởng Nhà nước về Khoa học công nghệ.
Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ: Nhân hậu và quyết liệt!
Chiếc xe buýt nói trên đã rơi xuống một con sông bị ô nhiễm nước thải ở thành phố Guatemala, gây khó khăn cho lực lượng cứu hộ trong việc thu dọn thi thể, theo AFP."Cho đến nay, đã có 53 người tử vong tại hiện trường", phát ngôn viên Moises Ortiz của văn phòng công tố viên Moises Ortiz, nói với các phóng viên. Ngoài ra, có 2 người đã tử vong sau khi được đưa vào bệnh viện San Juan de Dios cùng với một số người khác, theo phát ngôn viên bệnh viện Marlyn Perez.Những thi thể được tìm thấy tại hiện trường đã được đưa đến một nhà xác tạm thời trong một hội trường cộng đồng gần đó. Những hành khách bị thương đã được đưa đến bệnh viện, trong đó có nhiều người chưa qua cơn nguy kịch.Tổng thống Guatemala Bernardo Arevalo bày tỏ sự đau buồn trước thảm kịch này và tuyên bố quốc tang trong 3 ngày. "Hôm nay là một ngày khó khăn đối với đất nước Guatemala", ông nói.Sở Cứu hỏa Guatemala cho rằng tài xế dường như đã mất kiểm soát xe buýt và đâm vào một số xe nhỏ trước khi lao xuống vực. "Chiếc xe buýt vẫn tiếp tục chạy, đâm thủng lan can kim loại và rơi xuống một khe núi sâu khoảng 20 m dẫn đến con sông bị ô nhiễm nước thải", ông Carlos Hernandez thuộc Sở cứu hỏa Guatemala nói với các phóng viên.Bộ trưởng Truyền thông Guatemala Miguel Angel Diaz cho hay cuộc điều tra ban đầu cho thấy chiếc xe buýt đã hoạt động được 30 năm nhưng vẫn còn giấy phép hoạt động. Ông cho biết thêm nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa rõ và các nhà điều tra đang xem xét chiếc xe buýt có chở quá tải hành khách hay không.Trước đó đã có những vụ tai nạn giao thông khiến hàng chục người tử vong ở Trung và Nam Mỹ. Vào tháng 1.2018, có 52 người đã thiệt mạng ở Peru khi một chiếc xe buýt rơi khỏi vách đá xuống bãi biển phía bắc thủ đô Lima.Tại Brazil, 54 người đã thiệt mạng vào tháng 3.2015 trong một vụ tai nạn xe buýt du lịch ở tiểu bang Santa Catarina.
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm do NSND Trà Giang đóng chính đã trở thành một tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, bộ phim vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử, nghệ thuật và chạm đến trái tim của biết bao thế hệ khán giả. Ra mắt vào năm 1972, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm do đạo diễn Hải Ninh thực hiện với kịch bản của nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ. Bộ phim tái hiện cuộc sống và cuộc đấu tranh đầy gian khó của người dân hai bờ Hiền Lương trong bối cảnh đất nước bị chia cắt. Nhân vật chị Dịu - do NSND Trà Giang thủ vai là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam kiên cường, vừa lo toan gia đình vừa dẫn dắt phong trào đấu tranh trước sự đàn áp của kẻ thù.Theo chia sẻ của NSND Trà Giang trong Cine 7 - Ký ức phim Việt, quá trình quay phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm không hề dễ dàng, nhất là với những cảnh đêm trên sông Bến Hải. Một trong những phân đoạn khó nhất với bà là cảnh chị Dịu ôm con vượt sông để tìm chồng. Để ghi hình cảnh này, đoàn phim phải dậy từ 2 - 3 giờ sáng, chuẩn bị nhiều giờ trước khi quay. Nếu cảnh quay diễn ra vào buổi tối, công tác chuẩn bị phải bắt đầu từ giữa trưa để đảm bảo mọi yếu tố kỹ thuật như ánh sáng, nước sông và hiệu ứng đặc biệt được kiểm soát chặt chẽ.Tại Liên hoan phim Moscow năm 1973, bộ phim đã giành giải Nhất của Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới, trong khi NSND Trà Giang nhận huy chương Vàng cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất. Khi nhớ lại khoảnh khắc này, bà xúc động đến mức không thể cầm được nước mắt: "Tôi không nghĩ mình sẽ đoạt giải. Khi nghe tên mình được xướng lên, tôi run rẩy và xúc động đến mức không thể thốt nên lời".Nữ nghệ sĩ tâm sự thêm: "Dù đóng rất nhiều nhân vật, từ người phụ nữ nông thôn, miền núi, miền biển đến thành phố, nhưng mỗi vai diễn đều mang đến những trải nghiệm đáng quý. Tôi hạnh phúc khi có cơ hội khắc họa vai trò của người phụ nữ trong từng giai đoạn...".Những giọt nước mắt của NSND Trà Giang trong Cine 7 - Ký ức phim Việt không chỉ là sự xúc động khi nhớ lại một thời gian khó, mà còn là niềm tự hào về một tác phẩm đã sống mãi trong lòng công chúng. Vĩ tuyến 17 ngày và đêm không chỉ là câu chuyện về chiến tranh, mà còn là bản hùng ca về lòng yêu nước, về tinh thần bất khuất của những con người ở vùng giới tuyến; và hơn hết, là lời tri ân sâu sắc đến những người phụ nữ Việt Nam đã góp phần làm nên lịch sử.
Nhạc sĩ Đức Huy: Tôi và vợ như mới bắt đầu yêu
Phát biểu trên Fox News ngày 5.3, ông Rubio cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc xung đột này là "một cuộc chiến kéo dài và bế tắc". "Thẳng thắn mà nói, đây là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc hạt nhân: Mỹ, quốc gia đang hỗ trợ Ukraine và Nga. Cuộc chiến này cần phải chấm dứt", ông Rubio nhấn mạnh.Ngoại trưởng Mỹ cho biết việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine "nhiều nhất có thể trong thời gian dài" không phải là một chiến lược. Ngoại trưởng Rubio cho biết Washington muốn có sự tham gia của cả Nga và Ukraine để giải quyết cuộc xung đột và "chúng tôi đã yêu cầu Ukraine không phá hoại nó"."Để tìm ra cách chấm dứt xung đột, đòi hỏi sự nhượng bộ từ cả hai bên, nhưng chúng ta phải đưa họ vào bàn đàm phán. Rõ ràng là Ukraine phải có mặt vì đó là đất nước của họ. Và Nga phải có mặt tại bàn đàm phán đó", ông Rubio nói.Phản ứng trước thông tin trên, Điện Kremlin ngày 6.3 tuyên bố quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Rubio về việc xung đột Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm là phù hợp với đánh giá của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu: "Chúng tôi có thể và muốn đồng ý với nhận định này. Đúng là như vậy. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng đây thực sự là cuộc xung đột giữa Nga và các quốc gia phương Tây, và nước đứng đầu chính là Mỹ"."Mỹ không phải là quốc gia thân thiện với chúng tôi ở tình thế đó. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực khôi phục và cải thiện quan hệ song phương", theo Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Peskov ngày 6.3.Cùng ngày, Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg xác nhận các tác động của quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine của Mỹ. Tuy nhiên, ông Kellogg nói rõ đó là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định để chính phủ Ukraine nhận ra Mỹ nghiêm túc như thế nào trong việc chấm dứt xung đột, theo The Guardian.Ông Kellogg cũng nhấn mạnh: "Mọi chuyện chưa kết thúc, mà chỉ là tạm dừng", đồng thời cho rằng Ukraine nên nghiêm túc xem xét việc ký kết thỏa thuận khoáng sản với Mỹ là ưu tiên hàng đầu.Tại hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) vào ngày 6.3, các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng và tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch ReArm Europe nhằm huy động tới 860 tỉ USD cho quốc phòng châu Âu, bao gồm hỗ trợ các quốc gia thành viên khoản vay trị giá 162 tỉ USD để mua thiết bị quân sự ưu tiên. Phần lớn chi tiêu quốc phòng tăng thêm sẽ phải lấy từ ngân sách quốc gia, theo Reuters.Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết: "Châu Âu đang phải đối mặt với mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu, do đó lục địa này phải có khả năng tự bảo vệ mình". Do đó, "khoản ngân sách trên cung cấp nhiều không gian tài chính hơn cho các quốc gia thành viên để chi tiêu quân sự và tạo khả năng mua sắm chung ở cấp độ châu Âu. Và nó cũng có lợi cho Ukraine", bà Leyen nói.Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa thì khẳng định: "Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đến Brussels để tham dự hội nghị trên. Tại đây, ông đã cảm ơn các nhà lãnh đạo châu Âu vì sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với đất nước.Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng "chiếc ô hạt nhân của Paris" cho các đồng minh ở châu Âu. Các quốc gia châu Âu đã phản ứng đa chiều về phát biểu trên. Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho rằng "chiếc ô hạt nhân như vậy sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm trọng đối với Nga". Trong khi đó, Ba Lan cho biết ý tưởng của Tổng thống Macron đáng để thảo luận, còn phía Đức nhấn mạnh sự tham gia của Mỹ.Điện Kremlin nhận xét bài phát biểu của ông Macron mang tính đối đầu, đồng thời cho rằng nhà lãnh đạo Pháp muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi bài phát biểu "là mối đe dọa" với Nga. Ông Lavrov cũng bác bỏ ý tưởng của châu Âu về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine.Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ hai trong NATO sau Mỹ, có thể đóng góp vào một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tiềm năng ở Ukraine, theo Reuters ngày 6.3 dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. "Vấn đề đóng góp cho nhiệm vụ sẽ được xem xét nếu thấy cần thiết để thiết lập sự ổn định và hòa bình trong khu vực, và sẽ được đánh giá cùng với tất cả các bên liên quan", theo nguồn tin.Nguồn tin cho hay các cuộc thảo luận về việc triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ mang tính khái niệm và chưa có quyết định cụ thể. Theo nguồn tin, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng triển khai quân đội nếu Nga - Ukraine tuyên bố ngừng bắn và đợt triển khai ban đầu tại Kyiv nên có sự tham gia của các đơn vị phi chiến đấu để giám sát việc thực thi hòa bình.