Có một đầm sen rộng hàng ngàn mét vuông nở rộ, chờ mọi người đến check-in
Ngày 6.3, tại hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 2.2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp tháng 3.2025, ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đề nghị lãnh đạo các sở, ban ngành và các địa phương tăng cường tháo gỡ các vướng mắc về quy hoạch, các khó khăn của doanh nghiệp tại 203 dự án đang bị "nghẽn".Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ đạo các sở, ngành tập trung làm tốt công tác quy hoạch, tháo gỡ vướng mắc về đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện hai dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, "nếu làm chậm quy hoạch khó kêu gọi đầu tư. Nếu bỏ cấp huyện mà không kịp quy hoạch sẽ không có cơ sở phải chờ quy hoạch mới, mới được phê duyệt. Chậm quy hoạch là bài học xương máu với Lâm Đồng, chúng ta chậm quy hoạch 13 năm rồi"."Hiện nay tỉnh Lâm Đồng có 203 dự án với 18.000 ha đất chậm tiến độ. Chúng ta cần làm sống lại các dự án này. Dự án nào cần thu hồi thì thu hồi ngay. Tôi đề nghị Sở Tài chính chủ trì, cố gắng tham mưu phương án xử lý tốt nhất", ông Thái chỉ đạo.Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 3.3, khi làm việc với tỉnh Lâm Đồng, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhắc đến những dự án bị "nghẽn" ở Lâm Đồng, trong đó có siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh. Theo Phó thủ tướng, với Lâm Đồng, Đại Ninh đã trở thành "nỗi đau" của tỉnh. Tuy nhiên, Lâm Đồng không được né tránh, phải nghiên cứu quyết tâm tháo gỡ, sớm đưa dự án hơn 3.000 ha này tiếp tục đầu tư để đi vào hoạt động.Phát biểu tại hội nghị, ông Tôn Thiện San, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng cho biết đã thành lập 7 đoàn công tác để rà soát 203 dự án bị "nghẽn", cố gắng mỗi tuần giải quyết 10 -15 dự án. Sở sẽ xem xét dự án nào đủ điều kiện, có thể cho gia hạn sẽ gia hạn đầu tư để chống lãng phí.Còn ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết đang rà soát các quy hoạch để tháo gỡ điểm "nghẽn" trong lĩnh vực giao thông. Sở sẽ làm việc với các địa phương, rà soát và sẽ điều chỉnh quy hoạch giao thông đáp ứng với Kết luận 127 về tiếp tục sắp xếp tinh gọn bộ máy (bỏ cấp huyện). Thực tế, quy hoạch phân khu ở các địa phương đang thiếu. "Những quy hoạch nào đang dở dang giải quyết được sớm sẽ làm ngay trước khi sáp nhập, chưa giải quyết kịp sẽ dừng để chống lãng phí", ông Gia nêu ý kiến.Ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết căn cứ Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28.2 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, theo đó bỏ cấp huyện, song song sáp nhập cấp xã (tạm gọi cấp cơ sở) phù hợp, không còn cấp trung gian; có thể nhập 3 - 4 xã hiện nay thành 1 đơn vị cơ sở, lúc đó chức năng nhiệm vụ sẽ tăng gấp rưỡi.Mặc dù vẫn chờ tiêu chí của T.Ư, nhưng tỉnh Lâm Đồng cần xây dựng quy hoạch để khi T.Ư quy hoạch, sắp xếp lại đơn vị hành chính và cấp tỉnh thì Lâm Đồng sẵn sàng triển khai. Để làm tốt việc quan trọng này, theo ông Thái, bản thân ông cùng lãnh đạo tỉnh sẽ về trực tiếp các địa phương để cùng rà soát ngay các tiêu chí, kế hoạch...Ông Thái cho biết, ngay trong chiều 6.3, UBND tỉnh sẽ thành lập các tổ công tác đánh giá, chuẩn bị sẵn sàng khi T.Ư triển khai, để tháo gỡ các dự án đang triển khai bị ách tắc.Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 8.12.2021
Theo Sohu, sau khi Triệu Lộ Tư thừa nhận rằng cô đã phải chịu sự bất công kể từ khi bước chân vào làng giải trí, người hâm mộ của cô lên tiếng đòi lấy lại công bằng cho thần tượng của mình. Trong bối cảnh đó, Vu Chính và nhiều người trong ngành khẳng định những gì Triệu Lộ Tư nói là sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho rằng cô đang giả vờ đáng thương để gây sự chú ý."Ai đang nói dối trong trò hề này? Triệu Lộ Tư có thực sự đúng hay đó là một sự "cường điệu" được lên kế hoạch kỹ lưỡng"?, trên trang cá nhân của mình, biên kịch Vu Chính gay gắt khi đề cập đến câu chuyện Triệu Lộ Tư bị trầm cảm.Biên kịch nổi tiếng tỏ ra vô cùng bất bình khi bị fan của "mỹ nhân xuyên không" vu khống trên mạng, đồng thời kêu gọi Triệu Lộ Tư lên tiếng làm rõ. "Cô và những người bạn của mình phàn nàn về sự bất công trên mạng xã hội nhưng không bao giờ nêu tên cụ thể. Kết quả là những người không liên quan như Lí Vi, Từ Dĩ Nhược và tôi đã vướng vào vòng xoáy của dư luận và phải hứng chịu "bạo lực mạng" không đáng có", Vu Chính bức xúc bày tỏ.Trước sự việc, Triệu Lộ Tư vẫn giữ im lặng. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nếu "mỹ nhân xuyên không" thực sự phải chịu bất công thì cô nên dũng cảm nói ra sự thật, thay vì để những người vô tội phải chịu trách nhiệm. Trước đó, Lí Vi - cộng sự cũ của Triệu Lộ Tư cũng bất ngờ vướng vào vòng xoáy dư luận sau khi "mỹ nhân xuyên không" tiết lộ mình từng bị quản lý cũ đánh. Nguyên nhân là do một số cư dân mạng phát hiện ra rằng Lí Vi từng nhấn nút thích những bình luận tiêu cực về Triệu Lộ Tư. Trong một khoảng thời gian, Lí Vi trở thành một trong những "thủ phạm" bị cư dân mạng nghi ngờ. Trước những lời buộc tội áp đảo, Lí Vi đã phải đứng ra làm rõ, cho rằng mình chỉ lỡ like và sau đó khi bị fan của Triệu Lộ Tư xúc phạm.Ngay khi vụ việc của Lí Vi còn chưa lắng xuống thì một số nguồn tin cho rằng người đánh "mỹ nhân xuyên không" thực ra chính là quản lý cũ của cô - Từ Dĩ Nhược. Mặt khác, có người khẳng định Từ Dĩ Nhược mới là nạn nhân thực sự trong cuộc tranh cãi này. Từ Dĩ Nhược cho biết, sau khi Triệu Lộ Tư trở nên nổi tiếng nhưng cô không thu hút được các nhà sản xuất dẫn đến việc cô bị công ty bỏ rơi, trầm cảm và thất nghiệp suốt nửa năm.
Vạch trần ‘vai trò trung tâm’ của chuyên gia y tế trong tội ác Đức Quốc xã
Chiều 30.12, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Trần Ngọc Sơn (62 tuổi, cựu Giám đốc Quỹ tín dụng Nhà Bè) mức án 15 năm tù, Nguyễn Phương Anh (38 tuổi, cựu kế toán trưởng) 13 năm tù, Huỳnh Thị Phương Uyên 9 năm tù và Đỗ Huỳnh Ngọc Diễm 8 năm tù về cùng tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng.Liên quan vụ án, bị cáo Phạm Thị Hà (cựu Trưởng ban Kiểm soát Quỹ tín dụng) bị phạt 7 năm tù, Phạm Văn Đứng (cựu Chủ tịch HĐQT Quỹ tín dụng) lãnh 6 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Về trách nhiệm dân sự, tòa buộc các bị cáo phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho Quỹ tín dụng nhân dân Nhà Bè số tiền hơn 37 tỉ đồng.Theo cáo trạng, trong thời gian từ tháng 12.2014 - 10.2018, bị cáo Trần Ngọc Sơn là Giám đốc Quỹ tín dụng Nhà Bè, Sơn là người ký duyệt cho các khách hàng vay, nhận thế chấp các bất động sản làm tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, Sơn đã tự ý chỉ đạo cho giải chấp hết các hồ sơ tài sản đảm bảo của 42 hồ sơ vay.Các tài sản này hiện đã bị sang tên cho các cá nhân khác, dẫn đến 42 khoản vay hiện không còn tài sản đảm bảo và đang bị dư nợ số tiền hơn 16 tỉ đồng không thu hồi được.Cơ quan điều tra xác định, bị cáo Nguyễn Phương Anh biết rõ việc các hợp đồng chưa được thanh lý nhưng Sơn đã bàn giao các tài sản đảm bảo cho khách hàng, đồng thời làm âm quỹ tiền mặt trong hoạt động tín dụng, nhưng Phương Anh đã không báo cáo cho HĐQT hoặc tố giác vụ việc. Ngoài ra, bị cáo còn lập các báo cáo tài chính khống, thể hiện tình hình kinh doanh có lợi nhuận nhằm tạo điều kiện cho Sơn thực hiện hành vi phạm tội.Đối với bị cáo Phương Uyên, cáo trạng cáo buộc không thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cố ý vi phạm quy chế về quản lý tài sản thế chấp khi trả tài sản đảm bảo mà hợp đồng chưa thanh lý; ký các chứng từ thu, chi và hồ sơ kế toán khống để che đậy sai phạm, giúp Trần Ngọc Sơn thực hiện hành vi phạm tội. Bị cáo Uyên đã xuất tài sản đảm bảo của 17/42 hồ sơ vay, gây thiệt hại cho Quỹ tín dụng Nhà Bè số tiền hơn 5,7 tỉ đồng.Tương tự, bị cáo Ngọc Diễm đã xuất tài sản đảm bảo của 14/42 hồ sơ vay cho ông Sơn, gây thiệt hại cho Quỹ tín dụng Nhà Bè số tiền hơn 4,8 tỉ đồng.Theo cơ quan điều tra, bị cáo Đứng và Hà không thực hiện đúng chức trách giám sát và kiểm tra, dẫn đến không kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho Quỹ tín dụng Nhà Bè.Quá trình xét hỏi công khai tại tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố. HĐXX nhận định, hành vi phạm tội của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, xâm phạm đến tính đúng đắn trong hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng, gây mất uy tín, làm ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng, của người dân...
Trước đây rất yêu thích bộ môn patin nhưng Phạm Đức Toàn, sinh viên Trường ĐH Sư phạm, đã chuyển sang chơi trượt băng vì thích không khí lạnh và muốn chinh phục những động tác khó, đầy tính nghệ thuật của bộ môn này. Một tuần Toàn thường dành từ 3 - 4 ngày để chơi trượt băng.
Hơn 6.300 ô tô lăn bánh về Việt Nam chờ du xuân
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.