Top các thành phần mỹ phẩm làn da nhạy cảm cần tránh xa để ngừa kích ứng
Những nụ cười duyên dáng, những cái vẫy tay chào thân thương cùng với sự háo hức chính là cảm xúc của hơn 1.200 em học sinh đến từ các trường THPT ở hai huyện Bố Trạch và Quảng Ninh (Quảng Bình) khi được tham dự chương trình Tư vấn mùa thi 2025 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình tổ chức tại Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.Để tạo điều kiện thuận lợi cho các em học sinh ở Quảng Bình, Báo Thanh Niên phối hợp với Agribank chi nhánh Bắc Quảng Bình đã hỗ trợ phương tiện đưa đón các em học sinh tại hai địa phương nói trên, thuận tiện vượt quãng đường xa để về tham gia chương trình Tư vấn mùa thi.Đồng hành cùng chương trình, Vietcombank Quảng Bình cũng đã tổ chức hoạt động mở tài khoản ngân hàng. Các học sinh sẽ được các cán bộ, nhân viên Vietcombank Quảng Bình hướng dẫn chi tiết cách đăng ký tài khoản và dành tặng các món quà thú vị cho các em học sinh. Đây là thời điểm hợp lý để mỗi học sinh có một tài khoản ngân hàng cá nhân, thuận tiện cho việc học tập, công việc sắp tới, đặc biệt là với các bạn học sinh lớp 12 sắp sửa bước vào đại học.Nhận thức mới của Hollywood
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong căn nhà ấm áp trên mặt tiền đường Thoại Ngọc Hầu (Q.Tân Phú, TP.HCM), người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ vẫn miệt mài bên xe nước mía phía trước.Xe nước mía của ông Huseyin được nhiều người biết tới từ những ngày mới mở bán hồi tháng 10.2024, khi hình ảnh một "ông chú" người Thổ Nhĩ Kỳ vui vẻ, nhiệt tình bán món đồ uống Việt Nam quen thuộc lan tỏa khắp mạng xã hội.Phía trước xe có dán dòng chữ: "Tôi là người Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi bán các loại nước. Tôi không biết tiếng Việt, mong cả nhà ủng hộ cho tôi. Cảm ơn!". Chính sự ủng hộ của khách đã khiến việc buôn bán của người đàn ông ngoại quốc ngày càng thuận lợi hơn."Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ được biết tới nhiều ở TP.HCM, nhiều người cũng nghĩ là người Thổ Nhĩ Kỳ như tôi thì nên bán món này mới đúng. Nhưng tôi không thích buôn bán các món mặn, tôi thích bán các loại nước này hơn. Trước khi bán, tôi cũng đã dành thời gian để học cách pha chế", ông chia sẻ.Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2017, ông Huseyin đang làm công nhân xây dựng ở TP.Tunceli vô tình quen biết bà Nguyễn Thị Chung (48 tuổi, ngụ TP.HCM) qua mạng xã hội.Sau thời gian dài nhắn tin, tìm hiểu, vì tìm thấy sự đồng điệu trong tâm hồn và tính cách nên năm 2019 ông quyết định đến TP.HCM gặp gỡ. Sau đó không lâu, họ kết hôn và ông quyết định sống ở Việt Nam.Năm nay là năm thứ 5 người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ đón tết ở Việt Nam bởi từ lúc chuyển đến TP.HCM sinh sống, làm việc, ông chưa có dịp về nước. Ngày trước, ông phụ bà Chung công việc kinh doanh, tuy nhiên những tháng gần đây ông quyết định kinh doanh riêng bằng xe nước nho nhỏ với sự hỗ trợ nhiệt tình từ vợ.Nhiều năm sống cùng nhau, người vợ nói rằng điều bà quý nhất trong tính cách của ông chính là sự hiền lành, chăm chỉ, sống tình cảm. Sự khác biệt về ngôn ngữ không ảnh hưởng tới cuộc sống của vợ chồng bởi họ luôn thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông cho nhau.Ngược lại, với người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ, vợ là một người chu đáo, biết quan tâm, chăm sóc cho chồng. Nhờ có tình yêu thương và sự hỗ trợ từ vợ, cuộc sống ở Việt Nam với ông không quá khó khăn để thích nghi.Bà Chung cho biết cái tết ấn tượng nhất có lẽ là tết đầu tiên của bà và chồng ở Việt Nam. Thời điểm đó, ông Huseyin vô cùng phấn khích trải nghiệm những hoạt động đón tết ở TP.HCM. "Những ngày giáp tết, vợ chồng tôi đi chợ tết mua sắm. Sau pháo hoa giao thừa, ông ấy chở tôi đi chùa ở gần nhà cũ ở Q.8. Những ngày trong tết, 2 vợ chồng đi dạo đường hoa, đi du xuân. Lúc đó nhà có mua pháo giấy để bắn, ông ấy rất thích loại pháo này, thấy pháo bắn ra là cười tươi lắm", người vợ háo hức kể. Có năm, người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ theo vợ về quê nhà Quảng Ngãi ăn tết. Ông cho biết lần đầu về quê vợ, mọi người tò mò vây quanh, hỏi thăm khiến ông vừa bất ngờ, vừa vui. Ông dành những phong bao lì xì cho các cháu trong gia đình theo đúng phong tục truyền thống.Với ông Huseyin, đón tết ở Việt Nam là một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất, khác hoàn toàn so với đất nước của ông. Mỗi năm đón tết trôi qua, ông lại càng thích, càng yêu thêm tết, văn hóa Việt Nam và muốn sống ở đất nước này mãi mãi."Năm nay, vợ chồng tôi dự định sẽ tiếp tục đón tết ở TP.HCM. Cũng như mọi năm, vợ chồng tôi vẫn sẽ cùng nhau đi chùa, đi chợ tết. Dự định những ngày gần tết, vợ chồng tôi cũng ghé chợ hoa thăm một người quen bán hoa ở Q.8, anh cũng phụ chị bán hoa vì năm ngoái anh bán cũng… đông khách", bà Chung cười kể lại.2 vợ chồng đã dành những lời chúc năm mới đặc biệt cho quý bạn đọc Báo Thanh Niên với mọi điều tốt đẹp nhất. Họ hy vọng mỗi năm trôi qua, họ lại đồng hành cùng nhau, hạnh phúc trong cuộc sống vợ chồng và tiếp tục đón tết Việt Nam.
Chính thức ra mắt cơ sở trải nghiệm LOTTE MART tại KidZania Hà Nội
Như chúng ta đã biết, phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng phổ biến ở nam giới lớn tuổi, gây chèn ép niệu đạo, ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện hoặc xuất tinh. Ngoài ra, nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới cũng tăng theo độ tuổi và quý ông nên bắt đầu sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt ở độ tuổi 55.
Từ ngày 19 - 22.3, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã có chuyến thăm chính thức Sri Lanka và có các cuộc hội đàm, hội kiến với các lãnh đạo cấp cao của nước này nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.Tại cuộc hội đàm với Phó chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Rizvie Salih, hai bên nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của năm 2025 - kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, logistics. Phó chủ tịch Quốc hội Sri Lanka cho biết, Sri Lanka mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là mô hình OCOP (mỗi làng một sản phẩm), ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nông sản. Sri Lanka cũng hoan nghênh Việt Nam gia tăng xuất khẩu các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, xe đạp điện, xe máy điện, đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tại Sri Lanka. Tại cuộc hội đàm, hai bên cũng thống nhất tiếp tục mở rộng hợp tác giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân và xem xét khả năng ký kết hiệp định thương mại tự do song phương.Trong cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Jagath Wickramaratne, hai bên đánh giá cao sự tin cậy chính trị giữa hai nước và tiềm năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển ngành nông nghiệp bền vững và thu hút đầu tư nước ngoài. Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác lập pháp, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thể chế, phát triển kinh tế số và bảo vệ môi trường. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị Sri Lanka tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại Sri Lanka. Hai bên cam kết tiếp tục đẩy mạnh kết nghĩa giữa các địa phương, thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch, Phật giáo và khuyến khích sinh viên Sri Lanka sang học tập tại Việt Nam.Tại cuộc hội kiến với Thủ tướng Sri Lanka Harini Amarasuriya, hai bên thảo luận về các biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương với mục tiêu sớm đạt kim ngạch 1 tỉ USD. Hai bên nhất trí xem xét sớm đàm phán Hiệp định thương mại tự do và thúc đẩy khả năng mở đường bay thẳng giữa hai nước để tạo thuận lợi cho giao thương và du lịch. Thủ tướng Sri Lanka khẳng định sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực Sri Lanka có nhu cầu và Việt Nam có thế mạnh như nông nghiệp, hạ tầng, dịch vụ, bán lẻ. Hai bên cũng cam kết thúc đẩy hợp tác trong giáo dục - đào tạo, trao đổi văn hóa, tôn giáo và giao lưu nhân dân. Sri Lanka mong muốn Việt Nam hỗ trợ trong quá trình trở thành đối tác đối thoại theo lĩnh vực của ASEAN và hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên Hiệp Quốc và Phong trào không liên kết.
Trọng tài trận tranh ngôi nhất bảng với U.23 Uzbekistan: Vua thẻ, Việt Nam phải cẩn trọng
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.