Bảo vệ chủ quyền trên biển: Đối sách '9K'
Việc TP.HCM trở thành điểm bắt đầu cho live concert đầu tiên của một nhóm nhạc K-pop, theo nhạc sĩ Huy Tuấn, như là một lời khẳng định uy tín cho các nhà tổ chức biểu diễn trong nước, góp phần vào việc đưa Việt Nam trở thành một điểm đến nghệ thuật mới trong khu vực.Kịch tính tranh áo vàng Cúp truyền hình khi có đến 3 tay đua đồng giờ
Sau AFF Cup 2024, giá trị chuyển nhượng của tiền đạo Nguyễn Xuân Son tăng khoảng 100.000 euro lên mức 700.000 euro (khoảng 18,3 tỉ đồng), theo trang Transfermarkt (Anh). Tuy nhiên, nếu trước đó (sau mùa giải 2023 - 2024), cầu thủ gốc Brazil này quyết định chia tay CLB Nam Định để chuyển sang một CLB ở Ả Rập Xê Út như đề nghị với mức phí được tiết lộ khoảng 2,9 triệu euro (hơn 75 tỉ đồng), anh đã có thể trở thành cầu thủ đắt giá nhất Đông Nam Á. Vì cầu thủ đắt giá nhất hiện nay là tiền vệ Jalil Elias (28 tuổi, người Argentina), đang được CLB Johor Darul Ta'zim cho Velez Sarsfield (Argentina) mượn 6 tháng, có giá trị khoảng 65 tỉ đồng (2,50 triệu euro), theo tờ New Straits Times.Xuân Son đã chọn ở lại CLB Nam Định, nhập quốc tịch và thi đấu cho đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 để lên ngôi vô địch một cách xứng đáng, trở thành cầu thủ xuất sắc nhất giải và đoạt danh hiệu vua phá lưới.Đây là quyết định được xem thay đổi cuộc đời của Xuân Son. Giá trị chuyển nhượng của cầu thủ 27 tuổi này hiện định giá là 700.000 euro, nhưng anh đã được tưởng thưởng xứng đáng gấp hơn nhiều lần so với giá trị này, nhờ những nỗ lực của mình trên sân cỏ trong màu áo đội tuyển Việt Nam.Theo tờ New Straits Times, hiện nay Xuân Son không nằm trong tốp 10 cầu thủ đắt giá nhất Đông Nam Á, nhưng trong tương lai khi anh trở lại thi đấu sau chấn thương và tiếp tục chứng tỏ năng lực đỉnh cao của mình, giá trị sẽ tiếp cận mức 1 triệu euro. Với giá trị này, sẽ tương đương với các cầu thủ đang trong tốp 10 có giá trị cao của khu vực như Alvaro Gonzalez và Chico Geraldes (đều của CLB Johor Darul Ta'zim), cùng với Freddy Alvarez và Chanathip Songkrasin của CLB BG Pathum United (Thái Lan), tất cả đều được định giá 1 triệu euro (khoảng 26,2 tỉ đồng).Cầu thủ có giá trị cao hiện xếp thứ 2 trong khu vực là tiền đạo Bissoli của CLB Buriram United (Thái Lan). Chân sút người Brazil này được định giá 2 triệu euro (52,4 tỉ đồng), tiếp theo là Bart Ramselaar của Lion City Sailors (Singapore) với giá 1,6 triệu euro (41,9 tỉ đồng). 2 cầu thủ khác của Buriram United là tiền đạo Supachai Chaided (Thái Lan) và Lucas Crispim (Brazil) xếp lần lượt tiếp theo đều có mức giá 1,2 triệu euro (31,4 tỉ đồng)."Có một số yếu tố góp phần vào những định giá này, bao gồm tuổi tác cầu thủ, tiềm năng, tài năng, tình hình hợp đồng, bản quyền hình ảnh, kinh nghiệm quốc tế, hồ sơ chấn thương, sức mạnh tài chính của giải đấu và CLB, cũng như giá trị chung của giải đấu", ông Faidauz Azhar, một người đại diện cầu thủ có giấy phép chính thức của FIFA, cho biết.Cũng theo ông Faidauz Azhar, trong cuộc phỏng với tờ New Straits Times: "Dựa trên những giá trị của cầu thủ, đặc biệt nhóm tốp 10 cầu thủ có giá cao như hiện nay. Một số thống kê cho thấy, giải M-League của Malaysia đang xếp thứ 2 tại Đông Nam Á sau giải Thai League 1 của Thái Lan về tổng giá trị thị trường, trong 5 giải đấu lớn nhất của khu vực". Theo đó, tờ New Straits Times cho rằng, M-League hiện có giá trị là 8,4 triệu euro (hơn 220 tỉ đồng), trong khi giải đấu của Thái Lan dẫn đầu với 10,3 triệu euro (269,9 tỉ đồng). Tiếp theo là S-League của Singapore có giá trị 5,3 triệu euro (138,8 tỉ đồng), giải V-League của Việt Nam xếp thứ 4 với định giá 4,9 triệu euro (khoảng 128,3 tỉ đồng). Xếp thứ 5 là giải VĐQG của Indonesia có giá trị 4,4 triệu euro (115,2 tỉ đồng)."Mặc dù xếp thứ 2 khu vực, M-League lại là giải đấu có ít đội hơn, và cũng có rất ít trận đấu mang tính cạnh tranh cao. 90% các CLB có lợi tức đầu tư âm dựa trên chi tiêu hàng năm. Hầu hết các CLB tại đây cũng phụ thuộc vào nguồn tài trợ của nhà nước, nên chi tiêu bị hạn chế, vì phần lớn chỉ dùng để trả lương. Doanh thu bản quyền truyền hình cũng không cao. Tại Malaysia, giá trị giải đấu cao chỉ là nhờ vào duy nhất CLB Johor Darul Ta'zim có đầu tư cực lớn. Vì vậy, nếu so với V-League hay Thai League 1, thì rõ ràng đây là điều hoàn toàn khác biệt. M-League cho thấy sự không bền vững về mặt tài chính, sức hấp dẫn thấp và lượng khán giả cũng rất ít", ông Faidauz Azhar bày tỏ.
Báo Mỹ CNN ca ngợi nhà hàng Michelin ở Việt Nam
Thời gian qua, cử tri nhiều địa phương như Bình Phước, An Giang, Đồng Nai, TP.HCM… đã gửi tới Bộ Tài chính đề nghị làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy nhằm tránh lãng phí; xem xét điều chỉnh quy định về mua loại bảo hiểm này theo hướng tự nguyện thay cho bắt buộc.Hồi đáp đề nghị của cử tri tỉnh Bình Phước mới đây, Bộ Tài chính vẫn đưa ra nhiều lập luận khẳng định sự cần thiết duy trì loại hình bảo hiểm này. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ bồi thường bảo hiểm, chi trả hỗ trợ nhân đạo, đảm bảo việc bồi thường bảo hiểm diễn ra nhanh chóng, đúng quy định, tránh trục lợi bảo hiểm.Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích thực tế có nhiều lý do khiến người sử dụng phương tiện giao thông không thiết tha với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy.Cụ thể hiện nay chưa có thủ tục cũng như cơ chế bắt buộc định kỳ chủ phương tiện phải mua loại bảo hiểm này giống như thủ tục đăng ký đăng kiểm của xe ô tô. Bởi vậy, chủ phương tiện không có động lực cũng như áp lực phải đi mua loại bảo hiểm này."Nhiều người mua một vài lần, không bị tai nạn nên không được nhận chế độ quyền lợi bảo hiểm, cảm thấy mua chỉ mất tiền, bởi vậy sau đó không mua nữa mà không biết rõ ý nghĩa của loại bảo hiểm này như thế nào.Ngoài ra, một số trường hợp mua của những người lừa đảo bán bảo hiểm giả, khi sự việc xảy ra không thanh toán được dẫn đến bức xúc, từ đó không mua nữa. Cũng có trường hợp gặp khó khăn, phiền hà khi thực hiện các thủ tục hưởng các quyền lợi chế độ bảo hiểm khi vụ việc tai nạn xảy ra nên có những phản ứng tiêu cực với loại bảo hiểm này", ông Cường nói. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), số liệu cập nhật mới nhất từ báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy, 11 tháng năm 2024, tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự là 736,9 tỉ đồng; ước tính chi phí bồi thường là 28,5 tỉ đồng. Tỷ lệ bồi thường chỉ khoảng là 4%.Chuyên gia tài chính Nguyễn Ngọc Tú phân tích, so với các loại hình bảo hiểm khác, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe máy hiện nay là quá thấp, gần như chính sách không phát huy tác dụng. "Với mỗi người, số tiền chi ra để mua bảo hiểm xe máy không lớn nhưng với hàng chục triệu xe máy, số tiền cả nước thu về rất lớn. Đề xuất nên bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc cho dân được nhờ, giảm phiền hà cho người dân, ai thấy cần thiết thì mua", ông Tú nói.Theo ông Cường, trước đây, khi điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, khả năng bồi thường thiệt hại của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy rất hạn chế. Việc quy định bắt buộc loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới là cần thiết để kịp thời khắc phục hậu quả thiệt hại khi tai nạn giao thông xảy ra.Tuy nhiên, đến nay, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, với những vụ tai nạn giao thông ở mức độ ít nghiêm trọng, hòa giải thỏa thuận rất nhanh chóng. Mức tiền bảo hiểm trong các vụ tai nạn như vậy không nhiều, thủ tục thanh toán phức tạp nên rất ít nạn nhân nhận được tiền bảo hiểm trong quá trình điều trị hoặc khi sự việc mới xảy ra. "Thường thì khi nhận được tiền bảo hiểm, sự việc đã được giải quyết xong nên mất đi tính kịp thời và ý nghĩa của loại hình bảo hiểm này", ông Cường nói.Trong trường hợp tai nạn giao thông mà đến mức hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại tính mạng của nạn nhân, hoặc thương tích 61% trở lên, hoặc thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên, vị luật sư cho biết, người vi phạm, gây tai nạn sẽ bị xử lý hình sự. Khi đó, việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là trách nhiệm pháp lý mà không cần phải có thêm cơ chế từ bảo hiểm.Bày tỏ quan điểm đã tới lúc nên xem xét chuyển bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy sang hình thức tự nguyện, ông Cường nhấn mạnh: "Các số liệu thống kê cho thấy, số tiền chi trả cho người được hưởng bảo hiểm chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với số tiền thu được. Nếu không điều chỉnh tỷ trọng này hoặc không chuyển sang thành loại hình bảo hiểm tự nguyện thì tính bất hợp lý ở loại bảo hiểm này vẫn tiếp tục tồn tại".
Cuối tuần này, phụ huynh, học sinh tỉnh Tiền Giang cùng nghe tư vấn mùa thi
Sáng 1.2 (mùng 4 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng trao quyết định khen thưởng và tuyên dương gương người tốt việc tốt đối với công nhân của Xí nghiệp vận chuyển đã tìm được kim cương trong 28 tấn rác.Theo đó, Hội đồng thi đua khen thưởng Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng khen thưởng và tuyên dương trong toàn công ty cho cá nhân anh Lâm Minh Hải (32 tuổi, công nhân Xí nghiệp vận chuyển) về hành động đẹp, nhặt được của rơi trả lại cho người mất.Công đoàn, xí nghiệp, các bộ phận cùng đông đảo đồng nghiệp cũng đã động viên, chúc mừng anh Lâm Minh Hải. Ông Phạm Thanh Phúc, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, cho biết đối với các trường hợp nhặt, tìm được, trả lại tài sản, công ty có quy chế khen thưởng kịp thời, cảm ơn và động viên người lao động tại đơn vị trực thuộc. Nhưng trường hợp anh Lâm Minh Hải rất đặc biệt nên công ty tổ chức buổi khen thưởng riêng, đặc biệt trong toàn cơ quan nhân dịp ra quân đầu năm, nhằm lan tỏa tấm gương trung thực, thật thà.Anh Lâm Minh Hải (ở P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) kể lại, khoảng sau 22 giờ ngày 28.1 (tức 29 tháng Chạp), anh đang trực ở bãi xe thì nhận được thông báo huy động công nhân để hỗ trợ tìm kiếm tài sản."Người mất tài sản là bà Châu Thị Mỹ Hoa (ở TP.Đà Nẵng). Trong lúc dọn nhà, bà để 1 chiếc ví trên bàn, 1 bên là bọc rác, con gái bà tưởng rác nên gom chung đi vứt. Trong ví có 4 bông tai, 2 nhẫn kim cương, tổng trị giá 1 tỉ đồng", anh Lâm Minh Hải kể lại.Từ thông tin của khổ chủ, Công ty CP Môi trường đô thị nhanh chóng xác định khu vực thu gom rác trước nhà bà Châu Thị Mỹ Hoa trên đường Nguyễn Hữu Thọ được tập kết về Trạm trung chuyển rác thải trên đường Lê Thanh Nghị.Lúc này, số rác nghi vấn lẫn kim cương lên đến hàng chục mét khối, trạm trung chuyển ép thành 28 tấn rác trước khi chở lên bãi rác Khánh Sơn.Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng đã hỗ trợ 3 người, gồm vợ chồng và con gái bà Châu Thị Mỹ Hoa theo chuyến xe đầu tiên (14 tấn rác) lên bãi để tìm kiếm."Công ty hỗ trợ dẫn xe đổ 14 tấn rác ở khu vực bãi riêng để thuận tiện khoanh vùng, bật đèn sáng, huy động 3 - 4 anh em đưa xe cơ giới ủi, xới, cào rác trải dài ra, cùng khoảng 20 người nhặt rác tìm kiếm", anh Lâm Minh Hải kể lại.Sau hơn 1 tiếng đồng hồ, đội ngũ công nhân đánh vật giữa biển rác, nỗ lực tìm kiếm để trả lại tài sản cho người bị mất, lật tung từng bao rác. Đến hơn 23 giờ ngày 28.1, gia đình bà Châu Thị Mỹ Hoa hết hy vọng, chỉ để lại số điện thoại cho một công nhân xe ủi rồi ra về."Theo kinh nghiệm của tôi thì việc tìm kiếm hy vọng chỉ có 1 - 2% chứ mấy. Vì gia đình vứt ví có kim cương nằm trong 1 bọc rác màu xanh, loại 10 kg, nhưng số lượng rác đến 14 tấn/xe, một xe rác có cả ngàn bao ni lông, công nhân hy vọng cái nào thì xé cái đó chứ số lượng quá nhiều", anh Lâm Minh Hải kể lại.Lúc này chỉ còn chưa đầy 1 tiếng đồng hồ là đến giao thừa, các công nhân và người nhặt rác vẫn tiếp tục tiếp nhận xe rác thứ 2 với 14 tấn tiếp theo từ trạm trung chuyển, nghi vấn có lẫn gói rác nhà bà Châu Thị Mỹ Hoa, với tinh thần "hy vọng là tìm được chừng nào hay chừng đó".Khoảng 15 phút sau, anh Lâm Minh Hải nhặt ra được 1 cái ví màu trắng, viền sọc đen. "Tôi kéo dây ngăn kéo ra thì thấy 2 cái nhẫn, 2 đôi bông tai, tôi có nói công nhân xe ủi gọi điện người nhà lên nhận lại", anh Hải kể.Chiếc ví này nằm bên cạnh bọc ni lông rác màu xanh, theo công nhân này có khả năng lúc ép rác đã rách, chiếc ví rơi ra ngoài."Chị Hoa ôm lấy tôi mà nói không nên lời, chị chỉ nói được cảm ơn và ôm tôi chụp hình kỷ niệm... Tôi cảm thấy rất chi là vui và hãnh diện", anh Lâm Minh Hải kể.Theo Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng, gia đình anh Lâm Minh Hải gắn bó với bãi rác Khánh Sơn trong nhiều năm, có anh trai từng làm tại bãi, anh Hải vào làm công nhân Xí nghiệp vận chuyển gần 10 năm qua.Đây là lần thứ 2 vào dịp tết Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng và đội ngũ công nhân tại bãi rác Khánh Sơn tìm lại được tài sản giá trị cho người dân và du khách. Trước đó, vào dịp Tết Canh Tý 2020, ngay đêm mùng 1 Tết, hàng trăm người đã tìm thấy 29 cuốn hộ chiếu để đoàn du khách kịp đi Hàn Quốc. (Thanh Niên đã thông tin)