Tăng mạnh phiên đầu tuần, giá cà phê đạt kỷ lục mới
Nhân chuyến về Việt Nam công tác, Hoa hậu châu Á tại Mỹ - Nicole Hồ thực hiện một bộ ảnh áo dài, quảng bá trang phục truyền thống của dân tộc. Người đẹp chọn các thiết kế nằm trong bộ sưu tập áo dài xuân của Đặng Trọng Minh Châu, giúp tôn lên vẻ đẹp đậm chất Á Đông khi bước sang tuổi 20.Khác với những phom dáng truyền thống trước đây, trong bộ sưu tập lần này, nhà thiết kế Minh Châu cho thấy sự phá cách với những thiết kế nhiều màu sắc rực rỡ, kết hợp giữa nhiều chất liệu mới, trong đó có lông vũ, voan lưới… giúp tôn lên vẻ thanh lịch, sang trọng của người đẹp sinh năm 2004.Hành trình gắn kết bằng võ học của game thủ Tân Thiên Long Mobile VNG
Trong những ngày gần đây, giá bán vàng nhẫn 4 số 9 và vàng miếng SJC ngang bằng nhau, ở mức 84,5 triệu đồng/lượng. Thế nhưng, chiều mua vào có sự chênh lệch đáng kể. Giá vàng miếng SJC ở mức 82,5 triệu đồng/lượng, trong khi đó giá mua vàng nhẫn tại Công ty Bảo Tín Minh Châu 82,9 triệu đồng, Công ty Phú Quý 83,1 triệu đồng, Tập đoàn Doji 83,5 triệu đồng… Như vậy, giá mua vàng nhẫn cao hơn vàng miếng SJC từ 400.000 đến 1,1 triệu đồng/lượng.Vậy, giữa vàng nhẫn và vàng miếng SJC, nên mua loại nào? Trong năm 2024, giá vàng nhẫn đã có mức tăng một cách ngoạn mục, tăng 21 triệu đồng/lượng, tương đương 33,5%, còn vàng miếng SJC tăng 13,5 triệu đồng, tương đương 19%. Chuyên gia vàng Dương Anh Vũ nhận xét, giá vàng miếng SJC và nhẫn những ngày qua không có sự tách biệt nào rõ nét. Nếu lựa chọn vàng nào để mua thì vàng nhẫn vẫn đang chiếm ưu thế hơn bởi giá mua vào cao hơn vàng miếng. Hơn nữa, vàng nhẫn cũng dễ giao dịch hơn, người mua có thể mua được khối lượng nhỏ 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ.Riêng ông Nguyễn Ngọc Trọng - Giám đốc Công ty vàng Đối tác mới cho rằng, đầu tư lúc này thì mua được vàng nhẫn hay vàng miếng SJC cũng được miễn sao mua đúng nguồn vàng hợp pháp. Chênh lệch giá mua vàng nhẫn hay vàng miếng đắt rẻ vài trăm ngàn không quan trọng bằng việc có mua được không. Vàng nhẫn hiện nay khá hiếm, còn vàng miếng SJC mua tại các điểm bán chính thức không đơn giản. Đồng thời, việc mua vàng để lâu dài chứ không phải lướt sóng bán ngay nên thường chờ giá cao hơn mới bán.Ông Dương Anh Vũ dự báo, thời điểm này, giá vàng thế giới ít biến động nên có thể cân nhắc khi mua. Kim loại quý trên thị trường quốc tế dự báo sẽ tăng lên vào năm mới khi điều luật chi tiêu ngân sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thiên hướng nới lỏng chính sách tiền tệ, thể hiện qua điều chỉnh bỏ giới hạn trần nợ công.
Hạnh phúc đong đầy từ những chuyến đi
Trước giai đoạn lượt về V-League 2024 - 2025, CLB Hà Nội nhận được bản hợp đồng tài trợ "khủng" từ Tập đoàn Hanaka (Bắc Ninh). Doanh nghiệp này tài trợ cho CLB Hà Nội 18 tỉ đồng theo bản hợp đồng có thời hạn đến ngày 10.2.2026, đồng nghĩa kéo dài 1,5 mùa giải. Thỏa thuận này đánh dấu sự hợp tác quan trọng giữa hai bên, không chỉ góp phần giúp CLB Hà Nội nâng cao chất lượng chuyên môn, mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của bóng đá Việt Nam."Thay mặt CLB Hà Nội, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tập đoàn Hanaka. Khoản tài trợ trị giá 18 tỉ đồng này không chỉ giúp CLB Hà Nội có thêm nguồn lực trong công tác đào tạo, phát triển cầu thủ, mà còn là động lực để chúng tôi tiếp tục hướng tới những thành tích cao hơn, cống hiến những trận đấu chất lượng và giàu cảm xúc cho người hâm mộ", Chủ tịch CLB Hà Nội Đỗ Vinh Quang chia sẻ tại lễ ký kết.CLB Hà Nội là một trong những đội bóng giàu thành tích nhất Việt Nam, với kỷ lục 6 lần vô địch V-League, 3 Cúp quốc gia và 5 Siêu cúp quốc gia.Thành công của bóng đá Việt Nam thời gian qua như kỳ tích á quân U.23 châu Á 2018, những tấm HCV SEA Games, AFF Cup… có dấu ấn đậm nét từ những cầu thủ hoặc cựu cầu thủ CLB Hà Nội. Gần nhất, 5 cầu thủ của CLB Hà Nội là Duy Mạnh, Thành Chung, Hai Long, Tuấn Hải, Xuân Mạnh đều góp mặt trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, ghi dấu ấn trong cả 3 bàn thắng vào lưới chủ nhà Thái Lan để giúp đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch.18 tỉ đồng tài trợ này là nguồn động lực rất lớn cho CLB Hà Nội trước thềm giai đoạn lượt về V-League 2024 - 2025. Sau 13 lượt trận, CLB Hà Nội tạm xếp thứ 4 với 20 điểm.Mặc dù thất thế trong cuộc đua vô địch, nhưng CLB Hà Nội vẫn được đánh giá rất cao ở khả năng bứt tốc trong giai đoạn lượt về. Xuyên suốt 16 mùa giải cho đến trước V-League 2024 - 2025, CLB Hà Nội chỉ một lần đứng thứ 4, còn lại luôn có mặt trong tốp 3 vào cuối mùa.
Hãng AFP ngày 5.3 đưa tin thủ đô New Delhi của Ấn Độ vừa cam kết sẽ dọn sạch một trong những bãi rác lớn nhất thành phố vào năm tới, trong kế hoạch xóa bỏ các bãi rác xấu xí rải rác trên đường chân trời của thành phố này.Khoảng 32 triệu người sống ở khu vực Delhi, nơi có nhiều bãi rác cao tới 60 m và có thể nhìn thấy từ xa.Các vụ cháy bãi rác thường xuyên xảy ra trong mùa hè dài và khắc nghiệt của thủ đô khiến các đống rác thải khí độc vào các khu dân cư gần đó.Phát biểu với báo giới hôm 4.3, quan chức lãnh đạo môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa cho hay lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý và tiêu hủy rác thải tại một trong những bãi rác lớn nhất thành phố. Chưa rõ biện pháp cụ thể do ông đề cập.Ông cho biết rác thải tại bãi rác Bhalswa ở ngoại ô phía bắc thành phố "sẽ giảm xuống đến mức không còn nhìn thấy được từ xa" vào cuối năm nay. "Mục tiêu sau cùng của chúng tôi là đảm bảo không có núi rác mới nào được hình thành", ông nói thêm.Các khu dân cư địa phương xung quanh bãi rác Bhalswa là nơi sinh sống của hàng ngàn cư dân nghèo nhất ở New Delhi, chủ yếu là những người di cư từ vùng nông thôn đến để tìm kiếm việc làm.Ông Sirsa cho biết bãi rác Bhalswa sẽ được dọn sạch vào tháng 3 năm sau, sau đó sẽ tiến hành công tác khắc phục tương tự tại 2 bãi rác chính khác của New Delhi.Theo ước tính gần nhất được đưa ra vào năm 2023, New Delhi phải giải quyết hơn 11.000 tấn chất thải rắn hằng ngày. Các quan chức ước tính bãi rác Bhalswa chứa hơn 4 triệu tấn rác. Rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý được đốt ở các bãi chôn lấp trong những tháng mùa hè nóng nực và việc thải ra lượng khí mê tan làm gia tăng ô nhiễm tại các trung tâm đô thị vốn đã ngập trong khói bụi của Ấn Độ.
Vượt hàng trăm cây số bất kể ngày đêm đưa nước ngọt đến bà con
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã bổ nhiệm ông Lê Văn Thành, Chánh văn phòng Bộ NN-PTNT, giữ chức Chánh văn phòng Bộ Nông nghiệp và Môi trường; bổ nhiệm 8 cán bộ giữ chức Phó chánh văn phòng bộ. Bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp (Bộ NN-PTNT), giữ chức Chánh văn phòng Đảng ủy bộ và bổ nhiệm 2 Phó chánh văn phòng Đảng ủy.Về lãnh đạo 30 đơn vị trực thuộc bộ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; ông Lê Vũ Tuấn Anh, giữ chức Chánh thanh tra bộ; ông Đặng Ngọc Điệp giữ chức Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - tài chính; ông Phạm Đức Luận giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai; ông Hoàng Ngọc Lâm giữ chức Cục trưởng Cục Đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý Việt Nam.Bổ nhiệm ông Trần Tuấn Ngọc giữ chức Cục Viễn thám quốc gia; ông Nguyễn Văn Long giữ chức Vụ trưởng Vụ KH-CN; ông Trần Đình Luân giữ chức Cục trưởng Cục Thủy sản và kiểm ngư; ông Dương Tất Thắng giữ chức Cục trưởng Cục Chăn nuôi và thú y; ông Nguyễn Trường Giang giữ chức Chánh văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; ông Trần Bình Trọng giữ chức Cục trưởng Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam; ông Lê Phú Hà giữ chức Cục trưởng Cục Chuyển đổi số; ông Ngô Hồng Phong giữ chức Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường; ông Trần Công Thắng giữ chức Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách nông nghiệp và môi trường.Bổ nhiệm ông Lê Quốc Thanh giữ chức Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia; ông Nguyễn Thượng Hiền là Cục trưởng Cục Khí tượng thủy văn; ông Tăng Thế Cường là Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu; ông Hoàng Văn Thức là Cục trưởng Cục Môi trường; ông Trần Quang Bảo là Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và kiểm lâm; ông Nguyễn Văn Tài là Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ông Đào Trung Chính giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý đất đai; ông Châu Trần Vĩnh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước; ông Nguyễn Đỗ Tuấn Anh giữ chức Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; ông Huỳnh Tấn Đạt giữ chức Cục trưởng Cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật; ông Phan Tuấn Hùng giữ chức Vụ trưởng Vụ Pháp chế; ông Lê Đức Thịnh giữ chức Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và hải đảo Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Thạch giữ chức Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường; ông Đào Xuân Hưng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường.Tại buổi lễ, đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, thực hiện chủ trương và kế hoạch của Ban Chỉ đạo T.Ư và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 18, đến nay, bộ đã sắp xếp và tổ chức lại 55 tổ chức, đơn vị thành 30 đơn vị. Trong đó, có 26 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp trực tiếp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường gồm Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và 10 thứ trưởng đã được Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm, gồm các ông, bà: Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân, Nguyễn Thị Phương Hoa, Nguyễn Hoàng Hiệp, Trần Thanh Nam, Nguyễn Quốc Trị, Phùng Đức Tiến, Hoàng Trung và Võ Văn Hưng.Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang là bộ có nhiều thứ trưởng nhất sau khi thực hiện hợp nhất, tinh gọn bộ máy thực hiện Nghị quyết 18.